SỎI THẬN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Sỏi thận không phải là một bệnh hiếm gặp, và những trường hợp mắc bệnh ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do thói quen sinh hoạt không khoa học. Thực tế, không phải ai cũng có kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Trong phần dưới đây của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình hình thành sỏi thận và mức độ nguy hiểm của bệnh này.

SỎI THẬN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 1

SỎI HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh sỏi thận phát sinh khi có sự tích tụ chất khoáng trong nước tiểu, sau đó lâu dần tạo thành sỏi. Sỏi này có thể xuất hiện ở thận, niệu quản và bàng quang.

Ban đầu, sỏi thường rất nhỏ, nhưng qua thời gian, chúng có thể lớn dần và gây ra các triệu chứng. Có nhiều loại sỏi thận, bao gồm sỏi canxi oxalat, sỏi canxi phosphat, struvite, sỏi axit uric và sỏi cysteine. Sỏi canxi oxalat là loại phổ biến nhất trong số đó.

Với những loại sỏi nhỏ, thường cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài qua đường tiểu mà không gây ra triệu chứng rõ ràng cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, các trường hợp sỏi lớn, có cạnh sắc bén thường cần được điều trị, thậm chí là phẫu thuật. Bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như đau quặn bụng do sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH SỎI THẬN

Uống nước quá ít: Thiếu nước có thể dẫn đến nước tiểu đậm màu, cô đặc hơn, dễ gây hiện tượng lắng cặn và hình thành sỏi, dẫn đến việc bị sỏi thận.

Dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu: Những bất thường này có thể làm nước tiểu không thoát ra được hoàn toàn, dẫn đến tích tụ và hình thành sỏi thận theo thời gian.

Các bệnh phì đại tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa trong bàng quang: Các tình trạng này có thể khiến nước tiểu đọng lại và tạo sỏi.

Chấn thương và tình trạng không thể đi lại trong thời gian dài: Các tình trạng này cũng có thể góp phần vào việc gây ra sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang.

Viêm đường tiết niệu kéo dài: Vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm có thể tạo mủ và lắng đọng chất bài tiết trong đường tiết niệu, dẫn đến hình thành sỏi.

Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài: Một số loại thuốc này cũng có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.

Thói quen ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu Oxalat kết hợp với canxi có thể gây ra sỏi canxi-oxalat. Một số thực phẩm này bao gồm rau chân vịt, cần tây, củ dền, cải xoăn. Ăn quá nhiều muối, uống nước có gas thường xuyên hoặc ăn quá nhiều thịt đỏ cũng là nguyên nhân gây bệnh.

CÁC LOẠI SỎI THẬN

Sỏi trong hệ tiết niệu thường được phân loại dựa trên thành phần hóa học, bao gồm:

Sỏi calcium: Chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 80-90%. Bao gồm sỏi Calci Oxalat và Calci Phosphat. Sỏi Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Đây là loại sỏi rất cứng và gồ ghề, thường có màu vàng hoặc nâu.

Sỏi phosphat: Thường là loại Magnésium Ammonium Phosphate, còn được gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn proteus. Sỏi này có màu vàng và có vẻ bở. Thường là loại sỏi rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.

Sỏi acid uric hình thành do quá trình chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể. Nguyên nhân có thể là việc tiêu thụ nhiều thức ăn chứa nhiều chất purine (như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm…), hoặc do bệnh gout, hoặc sỏi có thể hình thành do phân hủy các khối ung thư trong quá trình sử dụng thuốc hóa trị liệu.

Sỏi cystine được hình thành do sai sót trong quá trình tái hấp thu chất cystine tại ống thận. Loại sỏi này ít phổ biến ở Việt Nam. Sỏi cystine thường không gây cản quang và có bề mặt trơn láng.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SỎI THẬN

Ban đầu, khi sỏi thận còn nhỏ, bệnh thường không gây ra triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi kích thước sỏi tăng lên, bệnh nhân có thể gặp phải những biểu hiện cụ thể như sau:

Đau ở vùng lưng, mạn sườn hoặc bắp đùi: Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn đường tiểu hoặc cọ xát làm tổn thương, gây đau đớn. Đau có thể tăng lên theo kích thước của sỏi.

Đau khi đi tiểu: Sỏi thận có thể di chuyển trong đường tiểu, gây đau buốt. Đôi khi, sỏi có thể cọ xát vào niệu quản, thận, hoặc bàng quang, gây ra chảy máu trong nước tiểu. Tuy nhiên, lượng máu thường không nhiều và cần sử dụng kính hiển vi để nhận ra.

Tiểu dắt: Bệnh nhân thường có triệu chứng tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu ít.

Nôn hoặc buồn nôn: Sỏi thận có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây ra cảm giác nôn mửa.

Nhiễm đường tiết niệu: Một số trường hợp sỏi thận có thể gây ra nhiễm đường tiết niệu, điều này thường đi kèm với triệu chứng sốt và ớn lạnh.

SỎI THẬN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 3

BIẾN CHỨNG CỦA SỎI THẬN

Sỏi thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:

Tắc nghẽn đường tiết niệu: Sỏi có thể tạo ra tắc nghẽn trong đường tiết niệu khi di chuyển từ thận đến bàng quang. Điều này dẫn đến ứ đọng nước tiểu trong thận, gây ra các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau khi tiểu. Tắc nghẽn kéo dài có thể gây suy thận không thể hồi phục nếu không được điều trị.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sỏi thận có thể gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu khi di chuyển và cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Viêm bể thận cấp: Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây ra viêm nhiễm đột ngột ở đài thận, bể thận, niệu quản, dẫn đến viêm bể thận cấp. Triệu chứng của viêm bể thận cấp thường rất nghiêm trọng và cần được xử lý kịp thời.

Ứ mủ bể thận: Nếu không điều trị kịp thời, viêm bể thận có thể dẫn đến ứ mủ. Đây là một biến chứng nặng nề và cấp cứu, có thể gây hủy hoại nhanh chóng cho thận.

Thận ứ nước: Sỏi ở đài thận hoặc niệu quản có thể gây ra ứ nước, khiến thận giãn rộng và tăng áp lực lọc, gây ra nhiều vấn đề cho chức năng thận.

Suy thận: Sỏi thận có thể gây ra tổn thương cho niêm mạc đường tiết niệu và gây nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận cấp và mạn tính.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI THẬN

Dưới đây là những biện pháp cụ thể để phòng tránh sỏi thận:

Uống đủ nước hàng ngày: Hãy uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày để giúp duy trì sự lưu thông của nước tiểu và ngăn chặn sự tập trung của các khoáng chất.

Sử dụng nước chanh: Nước chanh có thể giúp phòng ngừa sự hình thành sỏi axit uric và oxalat canxi, là một lựa chọn tốt cho sức khỏe thận.

Hạn chế caffeine: Sử dụng caffeine một cách hợp lý, vì lượng cao caffeine có thể gây ra việc tiết nước tiểu ít hơn và tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Tránh các sản phẩm tăng nguy cơ: Hạn chế tiêu thụ soda, trà đá, dâu tây và các loại hạt, vì chúng có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Ăn nhạt và giảm muối: Thực hiện chế độ ăn nhạt và cắt giảm lượng muối trong khẩu phần hàng ngày, giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Hạn chế thực phẩm giàu chất béo và cholesterol: Tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và cholesterol, giúp duy trì sức khỏe thận và ngăn chặn sự hình thành sỏi.

Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý: Giữ cho cân nặng ở mức phù hợp với chiều cao và cấu trúc cơ thể, đồng thời thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sỏi thận có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Viêm bể thận cấp
  • Viêm bể thận mãn tính
  • Ứ nước bể thận
  • Ứ mủ bể thận

2. Bị sỏi thận kiêng ăn gì?

Người bị sỏi thận cần lưu ý kiêng một số loại thực phẩm để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi mới và giúp sỏi tan ra nhanh hơn. Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên kiêng:

Thực phẩm giàu oxalate

Thực phẩm giàu purin

Thực phẩm mặn

Thực phẩm giàu kali

Thực phẩm giàu vitamin C

3. Sỏi thận nên uống lá cây gì?

Lá kim tiền thảo

Lá cây bìm bìm biếc 

Lá cây chó đẻ răng cưa

Lá cây mã đề

Lá cây lược mèo

KẾT LUẬN

Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám.. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Do vậy việc cung cấp cá kiến thức về bệnh sỏi thận để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa là điều quan trọng.