NGỨA CỔ HỌNG HO VỀ ĐÊM LÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO CỦA BỆNH LÝ GÌ?

Ngứa cổ họng ho về đêm là tình trạng gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Thậm chí là các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe khi không được khắc phục kịp thời. Do đó, những người đang mắc phải tình trạng này không được chủ quan mà cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan đến triệu chứng để có biện pháp can thiệp phù hợp. Cùng phunutoancau tìm hiểu sâu hơn về tình trạng ngứa cổ họng ho về đêm này qua bài viết sau.

NGỨA CỔ HỌNG HO VỀ ĐÊM LÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO CỦA BỆNH LÝ GÌ? 1

NGỨA CỔ HỌNG HO VỀ ĐÊM DẤU HIỆU CẢNH BÁO CỦA BỆNH LÝ NÀO?

Ngứa cổ họng ho về đêm là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài dai dẳng hoặc kèm theo các dấu hiệu khác, có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm.

CẢM CÚM

Cảm cúm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngứa cổ họng ho về đêm. Khi bị cảm cúm, niêm mạc đường hô hấp bị virus tấn công, gây viêm và kích ứng. Điều này dẫn đến các triệu chứng như ho, ngứa họng, sổ mũi, sốt, đau đầu,…

HEN SUYỄN

Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính gây viêm và co thắt đường hô hấp. Khi bị hen suyễn, người bệnh thường gặp các triệu chứng như khó thở, ho, ngứa họng,… Đặc biệt, về đêm người bệnh nằm xuống là ngứa cổ ho.

VIÊM HỌNG

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng. Khi bị viêm họng, người bệnh thường gặp các triệu chứng như ho, ngứa họng, rát họng, sưng đau họng,… Các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ 1-2 tuần.

DỊ ỨNG

Dị ứng là một phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,… Khi bị dị ứng, người bệnh thường gặp các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa họng,… Các triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

VIÊM XOANG

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở các xoang cạnh mũi. Khi bị viêm xoang, người bệnh thường gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, ngứa họng,… Các triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY

Trào ngược dạ dày là tình trạng acid và dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, ngứa rát cổ họng,… Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi nằm xuống.

NGỨA CỔ HỌNG HO VỀ ĐÊM LÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO CỦA BỆNH LÝ GÌ? 3

CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

UỐNG NƯỚC ẤM

Nước ấm giúp làm loãng chất nhầy, giúp cổ họng dễ chịu hơn. Bạn nên uống nhiều nước ấm trong ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

DÙNG MẬT ONG

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm ngứa và rát cổ họng. Bạn có thể pha 1 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm, uống trước khi đi ngủ.

SÚC MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI

Để cải thiện tình trạng khó chịu ở cổ họng nhanh nhất, bạn có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng. Cách trị ngứa cổ họng ho về đêm này rất đơn giản và bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Một số lưu ý khi sử dụng nước muối để súc miệng như:

  • Không súc nước muối quá mặn, đảm bảo nước muối sử dụng là hợp vệ sinh và nên được súc bằng nước muối ấm. Bạn có thể chọn mua nước muối sinh lý 0.9% được bày bán tại các nhà thuốc. 
  • Súc miệng khoảng 10 giây thì nhổ ra, không nuốt. 
  • Mỗi lần nên thực hiện khoảng 2-3 lần để phát huy hiệu quả.

SỬ DỤNG GIẤM TÁO

Bạn có thể uống nước táo cùng với nước ấm để khắc phục vấn đề ngứa cổ họng ho về đêm. Bạn sử dụng một thìa mật ong cho vào 1 ly nước ấm để dễ uống hơn. Hương vị thơm ngon của táo sẽ khiến cổ họng của bạn như được giải tỏa.

UỐNG TRÀ THẢO MỘC

Trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cổ họng, giúp giảm ho. Bạn có thể sử dụng các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà chanh, trà bạc hà,…

VỆ SINH MŨI HỌNG

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, giúp giảm kích ứng cổ họng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng hàng ngày.

HẠN CHẾ TIẾP XÚC VỚI CÁC TÁC NHÂN GÂY DỊ ỨNG

Nếu ngứa cổ họng và ho về đêm là do dị ứng, bạn cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,…

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ NỀN

Nếu ngứa cổ họng và ho về đêm là do các bệnh lý nền như hen suyễn, viêm xoang, trào ngược dạ dày,… bạn cần điều trị các bệnh lý này theo chỉ định của bác sĩ.

KHI NÀO BỊ NGỨA CỔ HỌNG VÀ HO NÊN ĐI GẶP BÁC SĨ?

Ngứa cổ họng ho về đêm thường người bệnh sẽ không quá quan tâm và chủ quan với tình trạng này. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ, nếu có xuất hiện thêm các dấu hiệu dưới đây người bệnh nên thực hiện thăm khám sức khỏe ngay khi có thể:

  • Sốt liên tục hoặc sốt cao theo từng cơn. 
  • Thở khò khè, khó thở. 
  • Mặt sưng, phù nề. 
  • Tình trạng đau họng kéo dài và không có xu hướng thuyên giảm mặc dù đã sử dụng thuốc.
  • Nổi mề đay.

Nếu gặp tình trạng ngứa cổ họng ho về đêm kéo dài dai dẳng hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.