VIÊM KẾT MẠC MẮT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Bệnh viêm kết mạc hay có tên là bệnh đau mắt đỏ, bệnh thường xảy ra vào mùa xuân hè, có thể lây lan thành dịch. Viêm kết mạc có thể gây ra các biến chứng như: nhú gai kết mạc sụn mi trên, gây loét giác mạc, biến dạng bờ mi, lông quặm, khô mắt, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Vậy viêm kết mạc mắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa viêm kết mạc mắt ra sao? Hãy cùng phunutoancau tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

VIÊM KẾT MẠC MẮT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 1

BỆNH VIÊM KẾT MẠC LÀ GÌ?

Viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp mô mỏng trong suốt nằm trên phần tròng trắng của mắt và lót bên trong mí mắt (kết mạc). Khi các mạch máu nhỏ trong kết mạc sưng lên và bị kích thích sẽ khiến cho tròng trắng mắt có màu đỏ hoặc hồng.

Viêm kết mạc mắt có thể gây khó chịu, ít biến chứng nếu đi điều trị sớm. Bệnh rất dễ lây lan nên việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhất định có thể giúp hạn chế bệnh phát tán.

Viêm kết mạc truyền nhiễm phổ biến nhất là viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ là do adenovirus gây ra nhưng cũng có thể do các loại virus khác như virus herpes simplex và virus varicella-zoster. Ít có trường hợp nhiều tác nhân phối hợp gây bệnh cùng lúc.

CÁC LOẠI VIÊM KẾT MẠC MẮT

VIÊM KẾT MẠC DO VIRUS VÀ VI KHUẨN

Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn đều có thể xảy ra cùng với cảm lạnh hoặc các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như đau họng. Đeo kính áp tròng không sạch sẽ cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm kết mạc do vi khuẩn. Cả hai loại này có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai mắt. Cả 2 loại đều rất dễ truyền nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt của người bị nhiễm bệnh.

VIÊM KẾT MẠC DỊ ỨNG

Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi mắt tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa. Để chống lại các tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ sinh ra một kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE). IgE sẽ kích hoạt các tế bào đặc biệt trong niêm mạc mắt và đường hô hấp để giải phóng các chất gây viêm bao gồm histamine. Việc cơ thể giải phóng histamin có thể tạo ra một số triệu chứng dị ứng như là đỏ mắt. Loại viêm kết mạc này không lây nhiễm và hầu hết các trường hợp đều có thể được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng.

VIÊM KẾT MẠC DO KÍCH ỨNG

Viêm kết mạc mắt cũng có thể liên quan đến các kích ứng do hóa chất bắn vào mắt hoặc dị vật rơi vào mắt. Vì vậy, mắt sẽ tạo ra cơ chế báo động, xuất hiện tình trạng đỏ và chảy nước mắt để để rửa sạch hóa chất hoặc dị vật gây kích ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt và tiết dịch nhầy thường tự khỏi trong 24 giờ.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM KẾT MẠC

Các nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc bao gồm:

NHIỄM KHUẨN

  • Bắt nguồn từ côn trùng, tiếp xúc trực tiếp, thiếu vệ sinh, hoặc sử dụng đồ trang điểm và kem dưỡng nhiễm khuẩn.
  • Vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Chlamydia trachomatis, và Neisseria gonorrhoeae có thể gây nhiễm trùng.
  • Thường xuất hiện ở trẻ em, dễ lan truyền, thường từ tháng 12 đến tháng 4.

NHIỄM VIRUS

  • Phổ biến do vi rút cảm lạnh, truyền nhiễm qua hoặc hắt hơi.
  • Virus có thể lây lan từ hệ hô hấp sang mắt thông qua nước mắt chảy vào đường mũi.
  • Dễ lây lan và thường đi kèm với triệu chứng cảm lạnh.

DỊ ỨNG

  • Phản ứng với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú, nấm mốc, thuốc, hoặc mỹ phẩm.
  • Thường xảy ra ở người mắc các bệnh dị ứng khác và có thể theo mùa hoặc quanh năm.

HÓA CHẤT BẮN VÀO MẮT

  • Xuất phát từ khói, chất lỏng, hoặc hóa chất ăn mòn.
  • Đòi hỏi rửa sạch ngay lập tức để loại bỏ chất độc hại.

DỊ VẬT TRONG MẮT

Gây ra bởi dị vật hoặc tiếp xúc với khói, bụi, hoặc hóa chất.

Không lây nhiễm và đi kèm với đau, đỏ, và chảy nước mắt.

TẮC TUYẾN LỆ

  • Tuyến lệ bị tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây sưng đau.
  • Có chất nhầy chảy và có thể đi kèm với sưng mũi, mờ mắt, và chảy máu mắt.

ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG

  • Viêm kết mạc có nhú khổng lồ xuất phát từ việc đeo kính áp tròng cứng, kính mềm không được thay đổi thường xuyên, hoặc mắt giả có vết khâu hở.
  • Ngứa, rát, sưng nhẹ, và chảy nước mắt.

TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI ĐANG BỊ VIÊM KẾT MẠC

  • Dễ nhiễm bệnh qua tiếp xúc trực tiếp, chạm tay, hoặc tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm trùng.

Việc hiểu rõ nguyên nhân giúp xác định phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM KẾT MẠC (ĐAU MẮT ĐỎ) LÀ GÌ?

Triệu chứng của viêm kết mạc thường xuất hiện ở cả hai mắt, và có thể bao gồm các triệu chứng sau:

  • Đỏ mắt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm kết mạc. Mắt có thể đỏ ở một phần hoặc toàn bộ lòng trắng.
  • Ngứa mắt: Ngứa mắt là triệu chứng thường gặp ở viêm kết mạc do dị ứng.
  • Chảy nước mắt: Chảy nước mắt thường gặp ở cả viêm kết mạc nhiễm trùng và dị ứng.
  • Chảy mủ: Chảy mủ thường gặp ở viêm kết mạc nhiễm trùng.
  • Cảm giác cộm, khó chịu ở mắt: Cảm giác cộm, khó chịu ở mắt thường gặp ở cả viêm kết mạc nhiễm trùng và dị ứng.
  • Đau mắt: Đau mắt thường gặp ở viêm kết mạc nhiễm trùng.
  • Nhìn mờ: Nhìn mờ thường gặp ở viêm kết mạc nặng.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM KẾT MẠC

VIÊM KẾT MẠC MẮT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 3

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do virus đều nhẹ và sẽ tự khỏi sau 7 – 14 ngày mà không cần điều trị mà không để lại di chứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp mất từ ​​2 – 3 tuần trở lên bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus cho người bệnh để điều trị các dạng viêm kết mạc nghiêm trọng hơn, ví dụ viêm kết mạc do virus herpes simplex hoặc virus varicella-zoster gây ra. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp này.

Viêm kết mạc do vi khuẩn nhẹ có thể tự cải thiện trở 2 – 5 ngày mà không cần điều trị bằng kháng sinh và cũng không để lại bất kỳ biến chứng nào, nhưng có thể mất đến 2 tuần để bệnh khỏi hẳn. Các đơn thuốc kháng sinh bác sĩ kê trong trường hợp này thường là các loại thuốc tại chỗ như thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Thuốc kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm biến chứng và giảm lây lan sang người khác.

Viêm kết mạc do dị ứng (như phấn hoa hoặc lông động vật) thường được cải thiện bằng cách loại bỏ chất gây dị ứng khỏi môi trường sống. Thuốc chống dị ứng và một số loại thuốc nhỏ mắt (thuốc kháng histamine và thuốc co mạch tại chỗ), bao gồm cả một số loại thuốc nhỏ mắt theo toa cũng có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm kết mạc do dị ứng. Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp nhiều loại thuốc để cải thiện tình trạng bệnh.

Rửa mắt bằng nước muối là phương pháp điều trị y tế tiêu chuẩn cho trường hợp viêm kết mạc do hóa chất. Người bệnh cũng có thể cân nhắc cần sử dụng steroid tại chỗ. Tổn thương mắt do hóa chất thường khá nghiêm trọng, đặc biệt bỏng kiềm là trường hợp cấp cứu y tế và có thể dẫn đến sẹo, suy giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa. Nếu hóa chất tiếp xúc trực tiếp với mắt, hãy rửa mắt với nước trong vài phút trước khi đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất.

PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM KẾT MẠC

Vì viêm kết mạc rất dễ lây lan nên việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển và diễn biến xấu.

HẠN CHẾ DÙNG TAY CHẠM VÀO MẮT

Tránh chạm vào hoặc dụi mắt vì điều này có thể làm bệnh tình trở nên tồi tệ hơn hoặc lây sang mắt còn lại. Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt. Dùng khăn hoặc bông gòn sạch lau các dịch tiết từ mắt. Vứt bỏ bông gòn sau khi sử dụng và giặt khăn đã sử dụng bằng nước nóng và xà bông, sau đó rửa tay lại bằng xà phòng và nước ấm.

RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm ít nhất 20 giây, đặc biệt trước và sau khi vệ sinh mắt, hoặc trước khi tra thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Trường hợp không có xà phòng và nước có thể sử dụng nước rửa tay khô có chứa ít nhất 60% cồn để sát khuẩn tay.

SỬ DỤNG KHĂN SẠCH VÀ KHÔNG DÙNG CHUNG KHĂN

Làm sạch kính đeo mắt và cẩn thận không làm nhiễm bẩn các vật dụng đồ vật có thể dùng chung như khăn lau tay.

THAY VỎ GỐI THƯỜNG XUYÊN

Giặt vỏ gối, khăn trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và xà bông.

KHÔNG DÙNG MỸ PHẨM MẮT CŨ

Lưu ý nếu chỉ có một mắt bị viêm kết mạc thì không nên sử dụng cùng một chai thuốc nhỏ mắt cho cả 2 mắt. Làm sạch, bảo quản, thay thế kính áp tròng theo chỉ định của bác sĩ. Ngưng đeo kính áp tròng đến khi nhận được sự cho phép của bác sĩ nhãn khoa.

KHÔNG DÙNG CHUNG MỸ PHẨM

Không dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như gối, khăn lau, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính đeo mắt.