NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG

Nhiễm trùng đường ruột xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do hoạt động của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Bệnh biểu hiện với nhiều triệu chứng đau và khó chịu như: đau bụng, nôn mửa, sốt, đại tiện phân lỏng… Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế biến chứng nguy hiểm.

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT LÀ GÌ?

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG 1

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng tổn thương đường tiêu hóa xảy ra do sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, vào mọi thời điểm bất kỳ, dẫn đến nhiều vấn đề khó chịu và bất tiện. Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, có nguy cơ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe.

NGUYÊN NHÂN NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

Nhiễm trùng đường ruột là một trạng thái gây tổn thương đường tiêu hóa do sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng này:

VI KHUẨN GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

  • E. coli: Vi khuẩn này thường vô hại, nhưng một số chủng có thể tiết ra độc tố, gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu.
  • Salmonella: Phổ biến do ăn thịt gia cầm, thịt gia súc, trứng chưa nấu chín, gây tiêu chảy, đau bụng, sốt.

  VIRUS GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

  •   Virus noro: Gây nhiễm trùng qua thực phẩm, nước ô nhiễm; lây lan giữa người với người.
  • Virus rota: Gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em, chủ yếu lây qua chạm vào đồ vật nhiễm virus rồi chạm vào miệng.

KÝ SINH GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

  • Giardia: Lây lan qua tiếp xúc người với người hoặc nước bị ô nhiễm.
  • Cryptosporidium: Có khả năng chịu được quá trình khử trùng bằng clo, tồn tại trong nước và gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng đường ruột có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt. Để ngăn chặn và điều trị hiệu quả, việc chẩn đoán và điều trị dựa trên loại vi sinh vật gây bệnh là cần thiết.

AI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT?

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột bao gồm:

TRẺ NHỎ VÀ TRẺ SƠ SINH

  • Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, làm tăng nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, và ký sinh trùng.
  • Tiêu chảy do nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong ở trẻ em trên toàn cầu, với số liệu cao hơn so với một số bệnh lý khác như AIDS, sốt rét và sởi kết hợp.
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG 3

NGƯỜI CAO TUỔI

Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của người cao tuổi thường suy yếu, làm tăng khả năng bị tổn thương khi tiếp xúc với vi khuẩn, virus, và ký sinh trùng.

NHỮNG NGƯỜI SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH

  • Môi trường không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
  • Những người sống trong điều kiện không an toàn về vệ sinh thường xuyên phải đối mặt với rủi ro cao hơn về nhiễm trùng đường ruột.

TRIỆU CHỨNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

Các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây gây bệnh.

Trong đó, một số dấu hiệu có thể gặp gồm:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Chuột rút
  • Đau đầu
  • Xuất hiện máu trong phân.

KHI NÀO THÌ ĐI GẶP BÁC SĨ?

Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy những triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Sốt
  • Đau bụng dữ dội
  • Xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 – 3 ngày
  • Cơ thể xuất hiện dấu hiệu mất nước.

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, phụ huynh nên đưa đi cấp cứu trong các trường hợp sau:

  • Cơ thể có dấu hiệu mất nước (không đi tiểu, mặt nhợt nhạt, mắt trũng, tay chân lạnh hoặc rất cáu kỉnh)
  • Trẻ đau bụng dữ dội
  • Sốt
  • Không bú mẹ.

Đối với trẻ mới biết đi, dưới đây là các dấu hiệu nghiêm trọng của nhiễm trùng đường ruột, cần liên hệ gấp với bác sĩ:

  • Tiêu chảy liên tục không khỏi
  • Xuất hiện máu trong phân
  • Sút cân bất thường.
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG 5

BIẾN CHỨNG CỦA NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

Nhiễm trùng đường ruột hiếm khi gây biến chứng ở người trưởng thành khỏe mạnh và thường biến mất dưới một tuần. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường dễ mắc bệnh hơn do hệ miễn dịch yếu, đồng thời có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Cụ thể bao gồm

  • Sốt cao
  • Đau cơ
  • Không thể kiểm soát nhu động ruột
  • Suy thận
  • Chảy máu đường ruột
  • Thiếu máu.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

BÙ NƯỚC

  • Quan trọng trong việc giữ cho cơ thể được cân bằng nước và điện giải.
  • Sử dụng dung dịch như oresol, nước dừa, nước cháo để bù lại lượng nước và điện giai đã mất do tiêu chảy và nôn mửa.
  • Ở trẻ sơ sinh, việc uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, kết hợp với bù nước hoặc nước, là quan trọng.

NGHỈ NGƠI ĐẦY ĐỦ

Hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

  • Chia nhỏ các bữa ăn với thực phẩm dễ tiêu hóa như chuối, bánh quy giòn, bánh mì hoặc cơm.
  • Tránh thực phẩm có thể kích thích dạ dày và ruột như thực phẩm cay nồng.

ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG DO VI KHUẨN

  • Sử dụng kháng sinh được bác sĩ kê đơn, như Cotrimoxazol, kháng sinh nhóm imidazole, tùy thuộc vào vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn và đầy đủ liều lượng thuốc.

PHÒNG NGỪA BỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

VỆ SINH CÁ NHÂN

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG 7
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào vật nuôi.
  • Rửa tay trước và sau khi chạm vào thực phẩm.
  • Không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

AN TOÀN THỰC PHẨM

  • Tránh ăn thịt hoặc trứng chưa chín đúng cách.
  • Uống nước đã đun sôi.
  • Tách thịt sống, hải sản, thịt gia cầm và trứng ra khỏi thực phẩm đã chế biến.
  • Khử trùng và giữ vệ sinh đối với bếp, đồ dùng bếp và bàn ăn.

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

  • Vệ sinh ga trải giường, mền gối, quần áo thường xuyên.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm như nhà vệ sinh, bàn làm việc, điều khiển TV, tay nắm cửa.

NGUYÊN TẮC KHI ĐI DU LỊCH

  • Sử dụng nước đóng chai để uống và đánh răng.
  • Tránh sử dụng đồ uống có đá.
  • Chọn thực phẩm đã được nấu chín và phục vụ nóng.
  • Tránh ăn thực phẩm tươi sống hoặc chưa chín, đặc biệt là thịt và hải sản.
  • Tránh ăn salad tươi, trái cây gọt vỏ, sữa và sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.
  • Hạn chế tiếp xúc với thực phẩm từ các quầy hàng ở vỉa hè. 

Những biện pháp trên đều nhằm mục đích giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.