UỐNG ENZYME CÓ TỐT KHÔNG? KHI NÀO NÊN BỔ SUNG?

UỐNG ENZYME CÓ TỐT KHÔNG? KHI NÀO NÊN BỔ SUNG? 1

Nhiều người hay nghĩ đến biện pháp bổ sung men tiêu hóa mỗi khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề bất thường nhưng có lẽ ít ai biết rằng men tiêu hóa chính là tên gọi của enzyme tiêu hóa. Có nhiều câu hỏi đặt ra, rằng có nên bổ sung enzyme trong trường hợp thiếu hụt hay không, uống enzyme có tốt không, uống enzyme khi nào tốt, khi nào nên bổ sung men tiêu hóa,… Bài viết sau đây phunutoancau sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

UỐNG ENZYME CÓ TỐT KHÔNG? KHI NÀO NÊN BỔ SUNG? 3

ENZYME TIÊU HÓA LÀ GÌ?

Enzyme tiêu hóa là những chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, xúc tác cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa thức ăn. Enzyme tiêu hóa được tiết ra ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, bao gồm miệng, dạ dày, ruột non và ruột già.

VAI TRÒ CỦA ENZYME

Vai trò chính là Enzyme là một chất xúc tác giúp tạo ra các phản ứng hóa học và tăng tốc độ phản ứng để phân giải thức ăn thành các chất có cấu trúc đơn giản hơn và tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, một số Enzyme còn đóng vai trò trong việc xây dựng cơ bắp, thải độc và thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi và nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Theo các nghiên cứu, cấu trúc của Enzyme có những mối liên kết vô cùng chặt chẽ đối với từng chức năng trong cơ thể, đóng góp rất nhiều trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, những mối liên kết này cũng sẽ dễ dàng bị phá vỡ bởi tác động của nhiệt độ, bệnh tật hay các tác động từ môi trường sống, làm việc phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.

UỐNG ENZYME CÓ TỐT KHÔNG?

Câu trả lời là Có, nếu uống đúng cách và đúng lúc. Enzyme là những chất xúc tác sinh học có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp phân hủy thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn, dễ hấp thụ hơn. Cơ thể con người có thể sản xuất enzyme tự nhiên thông qua các cơ quan tiêu hóa, bao gồm tuyến tụy, dạ dày, ruột non và tuyến nước bọt.

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như bệnh tật, tuổi tác, chế độ ăn uống,… mà cơ thể có thể bị thiếu hụt enzyme tiêu hóa. Khi đó, việc bổ sung enzyme từ bên ngoài có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

PHÂN LOẠI ENZYME TIÊU HÓA

Như đã đề cập, mỗi bộ phận trong hệ tiêu hóa đều tiết ra một loại Enzyme khác nhau. Từng loại Enzyme này cũng đóng một vai trò riêng trong việc phân giải các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

LIPASE

Enzyme Lipase được sản sinh một lượng nhỏ ở dạ dày, miệng và một lượng lớn hơn ở tuyến tụy với nhiệm vụ phân hủy chất béo thành Acid béo và Glycerol.

Trị số Lipase trong máu ở trạng thái bình thường là <67U/L, tuy nhiên, một số bệnh nhân bị viêm tụy, sỏi thận tuyến tụy hoặc khối u tuyến tụy có thể sản sinh Lipase nhiều hơn và làm tăng nồng độ trong máu.

PROTEASE

Protease là một loại Enzyme có nhiệm vụ phân giải protein thành các Acid Amin. Bên cạnh đó, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, đông máu và chức năng miễn dịch.

Protease cũng được chia ra làm nhiều loại, bao gồm:

  • Pepsin: Enzyme này được tiết ra bởi dạ dày để phân hủy protein thành peptid, acid amin và phân hủy sâu hơn trong ruột non.
  • Trypsin: Trypsin là kết quả của sự kết hợp giữa Enzyme tiết ra từ tuyến tụy và Enzyme từ hệ tiêu hóa. Enzyme này có khả năng kích hoạt các Enzyme tuyến tụy khác như carboxypeptidase và chymotrypsin để thúc đẩy quá trình phân giải thức ăn.
  • Chymotrypsin: Enzyme này có nhiệm vụ phá vỡ peptid thành acid amin tự do và được thành ruột hấp thụ.
  • Carboxypeptidase A: Enzyme này được tuyến tụy tiết ra và có khả năng phân tách các peptid thành acid amin riêng rẽ.
  • Carboxypeptidase B: Enzyme này cũng được tiết ra bởi tuyến tụy và có nhiệm vụ phân hủy các axit amin cơ bản.

AMYLASE

Enzyme Amylase có trong tuyến nước bọt và một số được tiết ra từ tuyến tụy, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa carbohydrate, tinh bột thành glucose. Enzyme này cũng được ứng dụng trong việc chẩn đoán các bệnh tuyến tụy hoặc bệnh đường ruột khác thông qua việc đo nồng độ.

MALTASE

Maltase là loại Enzyme được tiết ra bởi ruột non với vai trò quan trọng trong việc phân hủy Maltose thành Glucose, từ đó cung cấp năng lượng cho tế bào và các bộ phận trên cơ thể. Sản phẩm của quá trình phân giải Maltose nhờ Enzyme Maltase được chuyển hóa thành năng lượng ngay hoặc dự trữ trong gan dưới dạng glycogen.

LACTASE

Tương tự như Maltase, Lactase được sản xuất bởi tế các bào ruột nằm trong đường ruột với chức năng phân hủy lactose – thành phần có trong sữa thành glucose và galactose. Nếu không có Lactase, Lactose sau khi đưa vào cơ thể sẽ không được hấp thu sẽ bị vi khuẩn làm cho lên men, gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

SUCRASE

Sucrase là một loại Enzyme được sản sinh bởi ruột non với nhiệm vụ phân hủy sucrose thành fructose và glucose giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Không những thế, sucrase còn có nhiệm vụ lót ruột và tạo điều kiện cho các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào máu hơn.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC UỐNG ENZYME

TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ DINH DƯỠNG

Enzyme tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn, dễ hấp thụ hơn. Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng enzyme tiêu hóa cần thiết, quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, từ đó nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

NGĂN NGỪA CÁC VẤN ĐỀ TIÊU HÓA

Thiếu hụt enzyme tiêu hóa có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,… Bổ sung enzyme tiêu hóa có thể giúp cải thiện các vấn đề này.

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,… Bổ sung enzyme tiêu hóa có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh.

MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CẦN BỔ SUNG ENZYME

  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy: Khi bị mắc các bệnh lý như viêm tụy, xơ nang, ung thư tuyến tụy, các Enzyme sẽ không được sản sinh đủ số lượng mà cơ thể cần, gây nên tình trạng kém hấp thu.
  • Người đang theo chế độ ăn kiêng: Việc cắt giảm đi một số thực phẩm và lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày mặc dù đem lại hiệu quả cao cho mục đích ăn kiêng, tuy nhiên lại vô tình khiến Enzyme bị thiếu hụt đáng kể.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại: Người làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất luôn là đối tượng cần bổ sung vì cấu trúc liên kết giữa Enzyme và cơ thể có thể bị phá vỡ.
  • Trẻ nhỏ: Đây là đối tượng được ưu tiên bổ sung Enzyme bởi cơ thể của trẻ chưa được hoàn thiện và chưa có khả năng tự sản xuất Enzyme tự nhiên. Đó cũng là lý do vì sao trẻ thường biếng ăn, kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa.
UỐNG ENZYME CÓ TỐT KHÔNG? KHI NÀO NÊN BỔ SUNG? 5

UỐNG ENZYME KHI NÀO LÀ ĐÚNG?

Như đã đề cập, Enzyme là những chất xúc tác sinh học có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp phân giải thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn, dễ hấp thu hơn. Cơ thể con người có thể tự sản xuất Enzyme, tuy nhiên, khả năng sản xuất Enzyme của cơ thể có thể suy giảm theo tuổi tác hoặc do một số bệnh lý. Do đó, trong một số trường hợp, cần bổ sung Enzyme từ bên ngoài.

Theo các chuyên gia, chỉ nên bổ sung Enzyme khi có chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định loại Enzyme và liều lượng phù hợp.

Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau khi bổ sung Enzyme:

  • Chỉ nên bổ sung Enzyme theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lựa chọn sản phẩm bổ sung Enzyme có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bởi các công ty uy tín.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên bổ sung Enzyme khi có chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định loại Enzyme và liều lượng phù hợp.

Ngoài ra, khi lựa chọn sản phẩm bổ sung Enzyme, cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bởi các công ty uy tín.

BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH – NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý

BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH - NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý 7

Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những bất lợi cho sức khỏe, do đó nhiều bác sĩ đã khuyến cáo các bậc cha mẹ nên bổ sung vitamin D với liều lượng tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ. Vậy bổ sung vitamin D bằng cách nào?

BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH - NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý 9

CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN D3 VỚI TRẺ SƠ SINH

Vitamin D3 là một loại vitamin tan trong dầu, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Cụ thể, vitamin D3 có những công dụng sau:

HỖ TRỢ HẤP THỤ CANXI VÀ PHỐT PHO

Vitamin D3 giúp kích hoạt enzyme giúp ruột non hấp thụ canxi và phốt pho từ thức ăn. Canxi và phốt pho là hai khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương, răng của trẻ. Thiếu vitamin D3 có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng,…

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH

Vitamin D3 giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp trẻ ít bị ốm vặt.

CHUYỂN HÓA HỢP CHẤT VÔ CƠ

Vitamin D3 giúp chuyển hóa hợp chất vô cơ, nhất là canxi và photpho.

TÁI HẤP THỤ CANXI TRONG THẬN

Vitamin D3 giúp tái hấp thụ canxi trong thận, góp phần chính vào quá trình canxi hóa sụn.

THỜI ĐIỂM BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH

Trẻ sơ sinh cần được bổ sung vitamin D3 từ ngay sau khi chào đời, dù bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức. Việc làm này sẽ giúp trẻ có được nền tảng phát triển khỏe mạnh và sự chắc khỏe cho hệ cơ xương trong tương lai.

Thời điểm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh tốt nhất là bữa sữa sáng vì D3 tan tốt trong sữa, giúp hấp thu dễ dàng và cũng tránh được tình trạng mẹ quên bổ sung cho con sau một ngày bận rộn.

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ sau khi trẻ chào đời đến hết 2 tuổi. Thời gian sau đó, trẻ đã tham gia được nhiều các hoạt động ngoài trời hơn hay không có biểu hiện còi xương thì không cần bổ sung nữa.

BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Năm 2008, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng vitamin D chung và không có khuyến cáo dành riêng cho vitamin D3, do đó bố mẹ có thể tham khảo khuyến cáo này như sau:

  • Tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên nhận được tối thiểu 400 IU vitamin D mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung.
  • Bố mẹ cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức có lượng vitamin D đầy đủ thông qua sữa nên có thể không cần bổ sung thêm.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần, cũng như trẻ em và thanh thiếu niên tiêu thụ ít hơn 01 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày thì nên bổ sung thêm 400 IU vitamin D mỗi ngày.
BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH - NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý 11

LIỀU LƯỢNG BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH

Đối với trẻ 0 – 1 tuổi thì liều lượng vitamin D giới hạn là 1.000 – 1.500 IU/ngày nhưng để an toàn thì tốt nhất nên cho trẻ dùng với liều 400 IU như đã được khuyến cáo.

Nếu bổ sung dư thừa vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng:

  • Trẻ bị nôn trớ, bỏ bú.
  • Bị tăng canxi huyết.
  • Sỏi thận.
  • Tổn thương tim mạch.
  • Vôi hóa mạch máu.
  • Không chịu chơi đùa, vận động, mệt mỏi.

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên cần dừng ngay việc bổ sung vitamin D3 để đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA VITAMIN D3

Vitamin D3 ở liều bình thường hầu như không có tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ sớm nhất có thể.

Thực tế, việc có quá nhiều vitamin D có thể gây tăng mức canxi trong máu. Hãy đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về mức vitamin D/canxi cao như buồn nôn/nôn, táo bón, biếng ăn, tăng khát nước, tăng đi tiểu, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi bất thường.

Phản ứng dị ứng rất hiếm khi xảy ra khi sử dụng vitamin D3. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa /sưng (đặc biệt là mặt, lưỡi, cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở thì bạn cần đến ngay cơ sở Y tế để được cấp cứu kịp thời.

LƯU Ý KHI CHỌN VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH

LỰA CHỌN DẠNG BÀO CHẾ

Vitamin D3 có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên nang, siro,… Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên ưu tiên chọn dạng nhỏ giọt. Dạng nhỏ giọt tiện lợi và dễ pha vào thức ăn hoặc nước uống của trẻ. Không những thế, dạng nhỏ giọt còn giúp cha mẹ dễ bổ sung đúng liều lượng để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu vi chất ở trẻ.

CHỌN THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Thị trường hiện có nhiều loại vitamin D3 được bán rộng rãi nên cha mẹ sẽ choáng ngợp và khó lựa chọn. Bằng cách tin vào những thương hiệu uy tín, mẹ có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Cha mẹ nên tìm hiểu về thương hiệu vitamin D3 mà mình định mua, xem họ có uy tín hay không, sản phẩm của họ có được nhiều người tin dùng hay không.

KIỂM TRA HẠN SỬ DỤNG

Khi mua bất cứ sản phẩm vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nào cha mẹ cũng cần đọc kỹ thông tin về hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm để tránh mua phải sản phẩm quá hạn dùng. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên mua sản phẩm bị sách, cũ, không rõ ràng về hạn sử dụng.

CHỌN SẢN PHẨM KHÔNG CHỨA CHẤT TẠO MÀU, CHẤT TẠO NGỌT VÀ CHẤT BẢO QUẢN

Do ở độ tuổi sơ sinh, cơ thể trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ và chưa hoàn thiện, nhất là gan và thận. Vì thế, dù bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh hay bất cứ sản phẩm gì cũng cần chọn sản phẩm có thành phần an toàn, nguồn gốc tự nhiên để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hoặc tổn thương cho gan và thận. Cha mẹ nên chọn sản phẩm vitamin D3 không chứa chất tạo màu, chất tạo ngọt và chất bảo quản.

Để bổ sung vitamin D3 an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định liều lượng vitamin D3 phù hợp với nhu cầu của bạn và theo dõi các tác dụng phụ nếu có.