CÁCH CHỮA BỆNH QUAI BỊ NHANH NHẤT

Quai bị có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và thường gặp nhất ở trẻ em, đồng thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để chữa trị quai bị một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, quan trọng nhất là tìm đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín để được chẩn đoán chính xác và áp đặt phác đồ điều trị phù hợp.

CÁCH CHỮA BỆNH QUAI BỊ NHANH NHẤT 1

VÀI NÉT CẦN BIẾT VỀ BỆNH QUAI BỊ

Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Virus quai bị thuộc họ Paramyxoviridae, có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể, từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 20 độ C, tồn tại từ 1 đến 2 năm ở nhiệt độ – 25 đến -70 độ C nhưng có thể bị diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 56 độ C hoặc dưới ánh sáng mặt trời, hóa chất khử khuẩn chứa Clo, chất khử khuẩn bệnh viện…

Bệnh quai bị lây lan trực tiếp qua đường hô hấp khi người lành hít phải các virus từ người bệnh. Virus quai bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, bám vào niêm mạc mũi họng và di chuyển đến nội tạng của người mắc thông qua đường máu rồi gây bệnh.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH QUAI BỊ

Triệu chứng của bệnh quai bị thường xuất hiện theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

GIAI ĐOẠN Ủ BỆNH

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 17 – 18 ngày. Lúc này, bệnh nhân vẫn chưa có biểu hiện hay triệu chứng gì rõ rệt nên rất dễ lây lan mầm bệnh cho người khác.

GIAI ĐOẠN KHỞI PHÁT

Bệnh quai bị khi bước sang giai đoạn khởi phát sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt cao từ 38 đến 39 độ;
  • Đau đầu, miệng khô, kém ăn;
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể;
  • Đau họng và góc hàm;
  • Tuyến mang tai ngày một to dần và đau nhức.

GIAI ĐOẠN TOÀN PHÁT

Giai đoạn này, virus gây bệnh phát triển vô cùng mạnh mẽ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Sau 24 đến 48 giờ bị sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng viêm sưng tuyến mang tai và ngày một chuyển biến nặng hơn.

  • Hầu hết trẻ em mắc bệnh quai bị thường sẽ sưng ở hai bên, ít khi sưng một bên. Lúc này, hai má sưng viêm, không đối xứng nhau, vùng da má căng bóng, ấn không lõm, sờ nóng, đau, ít nước bọt và quánh.
  • Người bệnh thường cảm thấy đau ở ba vị trí là góc thái dương – hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Tình trạng đau nhức sẽ tăng lên mỗi khi há miệng, nhai hoặc ăn những loại thực phẩm chua.

GIAI ĐOẠN LUI BỆNH

Sau 3 đến 4 ngày thì bệnh nhân hết sốt còn tuyến mang tai cũng giảm sưng dần. Nếu được điều trị và kiêng cữ, chăm sóc tốt cho cơ thể thì bệnh quai bị sẽ tự ắt khỏi.

CHẨN ĐOÁN BỆNH QUAI BỊ NHƯ THẾ NÀO?

CÁCH CHỮA BỆNH QUAI BỊ NHANH NHẤT 3

LÂM SÀNG

Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của bệnh quai bị như sốt, đau đầu, sưng đau một hoặc hai tuyến nước bọt mang tai.

XÉT NGHIỆM

  • Xét nghiệm phát hiện kháng thể IgM: Đây là xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất trong chẩn đoán bệnh quai bị. Xét nghiệm này có thể được thực hiện từ 3 – 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng.
  • Xét nghiệm phát hiện kháng thể IgG: Xét nghiệm này có thể được thực hiện từ 10 – 14 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Xét nghiệm này có thể giúp xác định bệnh nhân đã từng mắc bệnh quai bị trước đó hay chưa.
  • Xét nghiệm phát hiện virus quai bị: Xét nghiệm này có thể được thực hiện từ 0 – 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Xét nghiệm này thường được thực hiện khi bệnh nhân có các triệu chứng bất thường hoặc khi cần xác định nguyên nhân gây bệnh.

CÁCH CHỮA BỆNH QUAI BỊ NHANH NHẤT

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Điều trị bệnh quai bị chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất nhằm vào việc đẩy lùi các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng thông qua những thói quen sinh hoạt hàng ngày:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và tránh thực hiện các hoạt động mạnh.
  • Uống nhiều nước: Người bệnh cần uống nhiều nước, tuy nhiên lưu ý tránh sử dụng các loại nước ép trái cây có vị quá chua, vì vị chua có thể làm kích thích tuyến nước bọt, khiến tình trạng bệnh xấu đi.
  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể chườm lạnh ở các vị trí bị sưng đau để xoa dịu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt: Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol nếu sốt trên 38,5 độ C.
  • Giữ vệ sinh vòm họng: Người bệnh nên giữ vệ sinh vòm họng bằng cách sử dụng nước muối sinh lý nước muối ấm hoặc các loại nước súc miệng để vệ sinh vòm họng.
  • Ăn uống đủ chất: Trong suốt thời gian mắc bệnh quai bị, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm hoặc lỏng, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và tránh các thức ăn có tính axit mạnh, những thức ăn cay hoặc thức ăn làm từ nếp và thịt gà, nên bổ sung những loại rau xanh hoặc dưa đỏ…
  • Thăm khám bác sĩ: Nếu bệnh nhân có các biểu hiện bất thường hoặc có nguy cơ mắc các biến chứng, cần đưa bệnh nhân đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

MỘT SỐ CÁCH CHỮA BỆNH QUAI BỊ DÂN GIAN TẠI NHÀ

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm sưng đau và viêm. Bạn có thể chườm lạnh bằng túi chườm đá hoặc khăn lạnh trong vòng 20 phút, mỗi 2 – 3 giờ một lần.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể và giảm sốt.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin quai bị. Vắc-xin quai bị được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ 12-15 tháng tuổi, nhắc lại lần 2 khi trẻ được 4-6 tuổi.