Bồ Công Anh: Hỗ Trợ Thanh  Nhiệt và Cân Bằng Năng Lượng

Như chúng ta đã biết mùa xuân là thời điểm hội tụ của tinh hoa đất trời, mùa bắt đầu cho sự sống sinh sôi nảy nở. Cũng là lúc mộc khí phát triển, dễ xuất hiện tình trạng can hỏa vượng.  Hoa và lá bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, vitamin A, C,… nên được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, loại hoa này cũng rất hiệu quả  trong việc giải nhiệt, hạ hỏa.

Bồ Công Anh: Hỗ Trợ Thanh  Nhiệt và Cân Bằng Năng Lượng 1

Cây bồ công anh còn được gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác hay rau lưỡi cày, có tên khoa học là Lactuca indica – thuộc họ cúc Asteraceae. Thật không khó để bắt gặp những bông hoa bồ công anh nhỏ màu vàng mọc khắp nơi. Loại hoa này sau đó sẽ trở thành những chiếc ô màu trắng đẹp mắt.

Muốn tận dụng các lợi ích của bồ công anh, nên chọn loại tươi và chưa nở hoa, vì lúc đó thần và lá cứng hơn. Ngay cả khi chưa nở hoa, đặc điểm độc đáo của lá bồ công anh, mềm mại và bò sát mặt đất, giúp chúng ta dễ dàng nhận biết.

Sau khi lấy bồ công anh tươi về, hãy rửa sạch với nước rồi chần qua nước sôi để giảm vị đắng tính hàn. Dù vị đắng này có thể loại bỏ hỏa trong cơ thể, nhưng nếu dùng bồ công anh làm thức ăn hằng ngày và chỉ với mục đích phòng ngừa can hỏa vượng thì không cần ăn quá đắng. Chần xong, cho thêm dầu mè, giấm đen, xì dầu, muối rồi trộn đều lồ có thể thưởng thức ngay. Hương vị sẽ hơi đắng một chút, nhưng ăn thanh mát, vừa miệng, giúp hạ hỏa. Nếu mùa xuân bạn cảm thấy cơ thể có triệu chứng can hỏa vượng hoặc muốn phòng ngừa, hãy ăn nộm bồ công anh tươi để hạ hỏa.

Trong Đông y, từ lâu, bồ công anh đã được biết đến như một loại thực phẩm và thuốc có vị đắng nhẹ, ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và giải uất. Nó được sử dụng để chữa trị các vấn đề ngoại da như lở loét, nhọt, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cơ và thịt, cũng như sản sinh tế bào mới.

Đối với những người già yếu, đặc biệt là những người mắc chứng thận dương hư, việc sử dụng bồ công anh vào mùa xuân có thể giúp họ hạ hỏa trong gan và bổ thận khí. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bồ công anh mang tính hàn, không phù hợp với người có tỳ hư, và cần cẩn trọng với những người dương hư trong thời gian dài.

Trà bồ công anh khô cũng là một lựa chọn tốt. Việc pha 7-8g bồ công anh khô với 500ml nước, thay thế cho trà hàng ngày, có thể giúp hạ hỏa và thanh nhiệt mà không lo sợ quá liều. Tính ôn hòa của bồ công anh giúp tránh được những rủi ro không mong muốn.

*Những lưu ý khi sử dụng bồ công anh.

Dù bồ công anh lành tính nhưng vẫn mang tính hàn, nên không phù hợp sử dụng lâu đối với người có triệu chứng dương hư.

Không sử dụng bồ công anh điều trị bệnh ở các đối tượng như sau: Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của dược liệu, người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, tắc nghẽn ống mật hoặc tắc ruột.

Dược liệu bồ công anh ở dạng khô cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh độ ẩm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.