Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 1

Ung thư dạ dày là các tế bào của dạ dày phát triển mất kiểm soát, tạo thành các khối u tại dạ dày, có thể lan ra xung quanh và các cơ quan xa hơn (di căn xa).

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. 

Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 3

Các giai đoạn ung thư dạ dày:

  • Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô, tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, chưa lây qua các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn khắp cơ thể, cơ hội sống thấp. 

Dấu hiệu ung thư dạ dày sớm nhất cần lưu ý

Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện một số dấu hiệu không đặc trưng. Thông thường, việc phát hiện bệnh xảy ra khi tế bào ung thư đã lan ra các cơ quan khác, thường thông qua các phương pháp kiểm tra tổng quát sức khỏe hoặc các phương tiện kiểm tra định kỳ bệnh lý.

Dưới đây là 7 biểu hiện ung thư dạ dày cảnh báo bạn:

  • Cơn đau bụng đột ngột và gia tăng theo thời gian, không giảm đi mặc dù đã sử dụng thuốc giảm đau.
  • Sưng bụng và cảm giác đầy bụng bất thường sau khi ăn, đi kèm với cảm giác không thoải mái và buồn nôn.
  • Hiện tượng ợ nóng không lý do.
  • Sự giảm cân nhanh chóng mà không có lý do rõ ràng.
  • Thay đổi màu sắc của phân, có thể xuất hiện phân đen hoặc có máu.
  • Cảm giác chán ăn, khó nuốt và cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
  • Buồn nôn có chứa máu.
Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 5

Nếu bất kỳ triệu chứng nào trên xuất hiện, quan trọng nhất là người bệnh cần tích cực tìm kiếm sự chăm sóc y tế để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể cải thiện hiệu suất điều trị và giảm nguy cơ di căn của bệnh. Tránh tình trạng chủ quan bỏ qua những biểu hiện không bình thường, điều này có thể làm tăng nguy cơ phức tạp hóa quá trình điều trị và làm tăng khả năng lan tỏa của bệnh.

Các nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày

  • Tổn thương tiền ung thư: Teo niêm mạc dạ dày. Biến đổi hình thái của tế bào niêm mạc dạ dày giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột). Tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Gây viêm loét dạ dày và phá hủy niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho các tổn thương tiền ung thư.
  • Béo phì: Người béo phì có nguy cơ cao hơn mắc ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư ở phần tâm vị.
  • Di truyền: Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%.  Đột biến gen E-cadherin (CDH1) và các hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp liên quan đến ung thư dạ dày.
  • Nhóm máu: Người có nhóm máu A có nguy cơ cao hơn so với các nhóm máu O, B, AB.
  • Phẫu thuật dạ dày: Người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, đặc biệt là sau khoảng 15-20 năm sau phẫu thuật.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày càng cao, đặc biệt là sau tuổi 50.
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần nữ giới.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày

Ngoài những yếu tố nêu trên, có những điều sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:

  • Chế độ ăn uống nhiều muối từ thực phẩm như thịt cá ướp muối, thịt hun khói, rau dưa muối, thịt nướng.
  • Tiêu thụ thức ăn chứa nấm mốc và thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
  • Mắc bệnh thiếu máu ác tính.
  • Hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu.
  • Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính).
  • Bị viêm dạ dày lâu năm.
Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 7

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Chẩn đoán

  • Khám lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải, như đau bụng, nôn mửa, sưng bụng, và giảm cân đột ngột.
  • Khám cận lâm sàng: Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm: Cho phép quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày để phát hiện các biểu hiện của ung thư.
  • Siêu âm ổ bụng: Dùng sóng siêu âm để tạo hình ảnh cận lâm sàng cơ bản của ổ bụng và xác định kích thước của khối u.
  • Tầm soát ung thư: Sử dụng sóng siêu âm để tạo hình ảnh chi tiết của dạ dày và xác định vị trí chính xác của khối u. Thu thập mẫu tế bào từ niêm mạc dạ dày để xác định liệu có sự biến đổi tế bào ung thư hay không. Tạo ra hình ảnh cắt lớp chi tiết của khu vực xung quanh dạ dày để xác định mức độ lan tỏa của ung thư.
  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân: Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe tổng quát và có thể phát hiện các biến đổi liên quan đến ung thư.
  • Các chất chỉ điểm khối u: Bao gồm CEA, CA 72-4, và CA 19-9 để đánh giá mức độ tăng trưởng của tế bào ung thư.
  • Xét nghiệm máu: Để đánh giá tình trạng chức năng gan và các chỉ số khác có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư.

Điều trị

  • Phẫu thuật: Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, đặc biệt hiệu quả ở giai đoạn sớm của bệnh.
  • phòng Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc chống ung thư để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Điều trị đích: Sử dụng thuốc có mục tiêu cụ thể tấn công vào gen hoặc protein liên quan đến sự phát triển của khối u.
  • Điều trị miễn dịch: Sử dụng thuốc tác động vào hệ miễn dịch để giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.

Quyết định về phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư, cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 9

Phòng bệnh ung thư dạ dày hiệu quả

  • Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu béo phì.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và không sử dụng các chất kích thích.
  • Nếu mắc phải các bệnh về dạ dày, cần thăm khám sớm và điều trị triệt để.
  • Khám và chữa trị tốt các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày.

Bệnh ung thư dạ dày gây tử vong cao, vì vậy nên chủ động dự phòng bệnh bằng cách ăn uống hợp lý và tầm soát bệnh thường xuyên. Phát hiện sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hay các dấu hiệu ung thư dạ dày khi còn ở giai đoạn đầu sẽ giúp cho việc điều trị khả quan và hiệu quả hơn.

Hồng sâm Hàn Quốc – Vị thuốc quý cho sức khỏe

Hồng sâm Hàn Quốc - Vị thuốc quý cho sức khỏe 11

Hồng sâm Hàn Quốc là một loại thảo dược quý hiếm được trồng và chế biến tại Hàn Quốc. Với hàng ngàn năm lịch sử và truyền thống sử dụng trong y học truyền thống, hồng sâm Hàn Quốc đã trở thành một trong những sản phẩm nổi tiếng về sức khỏe và làm đẹp trên toàn thế giới. Vậy hồng sâm có tác dụng gì cho sức khỏe? Hãy khám phá lợi ích của hồng sâm Hàn Quốc qua bài viết dưới đây.

Hồng sâm Hàn Quốc - Vị thuốc quý cho sức khỏe 13

Hồng sâm Hàn Quốc là gì?

Hồng sâm Hàn Quốc là một loại nhân sâm được chế biến bằng cách hấp cách thủy rễ nhân sâm tươi, sau đó sấy khô trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Hồng sâm có màu đỏ nâu, vị ngọt, hơi đắng, có hương thơm đặc trưng.

Hồng sâm Hàn Quốc được coi là một trong những loại nhân sâm tốt nhất trên thế giới, có chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng của hồng sâm

Hồng sâm là một loại thực phẩm chức năng có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến từ nhân sâm tươi. Hồng sâm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá, bao gồm:

  • Hoạt chất saponin: Đây là thành phần chính của nhân sâm, có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng,…
  • Polysaccharides: Đây là các hợp chất đường có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Glycans (panaxans): Đây là các hợp chất đường có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn.
  • Polysacarit DPG-3-2: Đây là một loại polysaccharide đặc biệt có khả năng tăng cường chức năng não bộ và bảo vệ tế bào thần kinh.
  • Peptide: Các peptide là các chuỗi nhỏ các axit amin, có thể có tác dụng chống vi khuẩn và chống viêm.
  • Phytosterols: Các hợp chất này có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và có thể giúp hạ cholesterol. 
  • Vitamin và khoáng chất: Hồng sâm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, như: vitamin B1, B2, B6, C, E, sắt, kẽm, đồng, mangan,… 
  • Flavonoid: Đây là các hợp chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.

Tác dụng của hồng sâm với sức khỏe

Tăng cường hệ miễn dịch

Hồng sâm giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, từ đó giảm nguy cơ bị cảm lạnh hoặc cúm. Các nghiên cứu cho thấy nhân sâm làm tăng số lượng tế bào miễn dịch trong máu và cải thiện phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với vắc-xin cúm.

Cụ thể những người dùng 400mg nhân sâm mỗi ngày trong 4 tháng ít bị cảm lạnh hơn. Người bị cảm cúm uống nhân sâm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian bị cảm so với những người không uống.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Hồng sâm rất giàu chất chống oxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, đồng thời làm giảm mức cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (có lợi). Do đó, hồng sâm hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch rất hiệu quả.

Cải thiện trí nhớ, chứng đãng trí ở người già

Hồng sâm Hàn Quốc có thể cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung trong công việc học tập. Từ đó, sản phẩm này có lợi cho người già hỗ trợ chứng đãng trí, hay quên.

Tăng khả năng sinh sản, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương

Hồng sâm còn được sử dụng nhằm làm tăng ham muốn tình dục, giảm các vấn đề về cương cứng. Ngoài ra, trong một số nghiên cứu cho thấy nam giới sử dụng 900mg hồng sâm Hàn Quốc 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần, ít gặp khó khăn hơn trong việc cương cứng so với những người không dùng.

Phòng chống bệnh ung thư

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dùng hồng sâm 3 lần một năm giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư phổi, gan, tuyến tụy, buồng trứng, dạ dày. Tuy vậy, bên cạnh sử dụng nhân sâm, người sử dụng cũng cần chú ý tới thói quen ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Hai nghiên cứu cho thấy hồng sâm Hàn Quốc có thể làm giảm một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, tăng cảm giác hạnh phúc và tâm trạng, đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh trầm cảm.

Hồng sâm Hàn Quốc - Vị thuốc quý cho sức khỏe 15

Cách dùng và liều lượng khi sử dụng hồng sâm

Cách sử dụng hồng sâm

Hồng sâm có thể được chế biến thành nhiều dạng để tiện cho quá trình sử dụng và sở thích của từng người.

  • Đối với dạng củ: có thể thái lát ngâm mật ong; thái lát pha trà; ngậm trực tiếp; hay sử dụng nấu các món ăn hàng ngày như gà hầm sâm, cháo,…
  • Đối với dạng bột: có thể hòa với nước uống trực tiếp như trà; trộn với mật ong vo thành viên hoàn; trộn các dược liệu như kỷ tử, lộc nhung,…
  • Đối với dạng nước: sử dụng uống trực tiếp các túi đã chế biến theo định lượng.
  • Đối với dạng cao: lấy lượng cao vừa đủ hòa với nước ấm và sử dụng.

Liều lượng sử dụng hồng sâm

Liều lượng sử dụng hồng sâm phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng.

  • Người trưởng thành khỏe mạnh nên dùng 2-4g hồng sâm mỗi ngày.
  • Người già, người suy nhược cơ thể nên dùng 4-6g hồng sâm mỗi ngày.
  • Người mắc bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng hồng sâm

Hồng sâm là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách để phát huy tối đa tác dụng và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng:

  • Không nên sử dụng hồng sâm cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người có huyết áp cao, tiểu đường, ung thư,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hồng sâm.
  • Không nên sử dụng hồng sâm quá liều lượng quy định.

Hồng sâm là một loại thực phẩm chức năng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng hồng sâm một cách khoa học và hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.