15 DẤU HIỆU UNG THƯ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

15 DẤU HIỆU UNG THƯ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA 1

Ung thư thường không có triệu chứng cụ thể, vì vậy để phòng bệnh và phát hiện sớm, người dân cần hạn chế các yếu tố nguy cơ và thực hiện biện pháp sàng lọc ung thư phù hợp. Ngoài tầm soát, việc hiểu và nhận biết các triệu chứng do bệnh ung thư gây ra sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời và có hướng điều trị thích hợp. Dưới đây là những dấu hiệu bị ung thư thường gặp mà mỗi người cần chú ý để thăm khám kịp thời.

15 DẤU HIỆU UNG THƯ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA 3

DẤU HIỆU UNG THƯ

SỤT CÂN

Sụt cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý ung thư, bao gồm ung thư tụy, dạ dày, thực quản, phổi,…

Nếu bạn nhận thấy mình sụt cân từ 5kg trở lên trong vòng 6 tháng mà không có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như chế độ ăn uống, tập luyện không thay đổi, thì hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

MỆT MỎI KÉO DÀI

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý, bao gồm cả ung thư. Người bị ung thư thường cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, không còn sức sống. Nguyên nhân là do các khối ung thư vừa “hút” chất dinh dưỡng trong cơ thể, vừa tiết ra những chất làm rối loạn các hoạt động của cơ quan. Ngoài ra, mệt mỏi này cũng xuất phát từ việc người bệnh chán ăn, mất ngủ, thường xuyên bị đau nhức.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài, không khỏi sau khi nghỉ ngơi, thì hãy đi khám bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân.

SỐT

Sốt là một phản ứng của cơ thể khi chống lại tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bị sốt cao, liên tục trong một thời gian (chiều, ban đêm,…) trong ngày thì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư.

Một số loại ung thư có thể gây sốt như ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết, bệnh ung thư phổi,…

DẤU HIỆU THAY ĐỔI TRÊN DA

Trên da xuất hiện nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc thì đây có thể là dấu hiệu triệu chứng ung thư da.

Dưới đây là các dấu hiệu thay đổi trên da có thể là biểu hiện ung thư da:

  • Nốt ruồi mới: Hãy chú ý đến bất kỳ nốt ruồi mới nào xuất hiện trên da của bạn, đặc biệt nếu chúng có kích thước lớn hơn 6mm hoặc có các đặc điểm bất thường khác có thể là dấu hiệu ung thư da.
  • Nốt ruồi thay đổi: Các nốt ruồi hiện có có thể thay đổi theo thời gian, nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào, chẳng hạn như kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc độ dày, thì hãy đi khám bác sĩ.
  • Nốt ruồi có bất thường: Nốt ruồi có bất thường là một dấu hiệu cảnh báo ung thư da.

SƯNG HẠCH BẠCH HUYẾT

Thông thường, khi bị nhiễm trùng, các hạch bạch huyết sẽ to ra, biểu hiện cho việc cơ thể đang chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc viêm họng. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý ung thư như lymphoma, bệnh bạch cầu hoặc ung thư từ vị trí khác di căn đến hạch bạch huyết cũng có thể gây ra tình trạng này. Đây cũng có thể là dấu hiệu dấu hiệu ung thư hạch.

HO DAI DẲNG 

Ho dai dẳng thường xảy ra khi người bệnh mắc phải hội chứng chảy dịch mũi sau (Postnasal Drip), hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản hoặc nhiễm trùng. Nhưng nếu ho kèm cả máu, kéo dài (đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc) thì hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe, để xét nghiệm, chụp X-quang ngực hoặc CT scan phổi liều thấp bởi đây có thể là biểu hiện ung thư phổi và dấu hiệu ung thư thanh quản hay là dấu hiệu ung thư vòng họng.

THƯỜNG XUYÊN ĐẦY BỤNG

Bình thường, bạn cũng có thể bị đầy bụng do chế độ ăn hoặc căng thẳng. Nhưng nếu các triệu chứng này không tự biến mất hoặc bạn cảm thấy mệt mỏi kèm với các triệu chứng khác như sụt cân không rõ lý do, đau lưng thì hãy đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân.

THAY ĐỔI VỀ VÚ

Hầu hết các thay đổi vú không phải là ung thư. Tuy nhiên, đối với phụ nữ vẫn phải thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu thay đổi trên vú bằng cách đứng trước gương tự khám. Đến khám tại cơ sở Y tế nếu bạn nhận thấy có bất kỳ u cục, núm vú có tiết dịch, đỏ, dày lên hoặc đau ở ngực bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu.

GẶP VẤN ĐỀ KHI ĐI TIỂU

Nam giới có thể gặp phải các vấn đề về tiết niệu khi càng lớn tuổi như: đi tiểu nhiều hơn; tiểu ngắt quãng hoặc dòng nước tiểu yếu đi. Thông thường, đây là những dấu hiệu của phì đại hoặc dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt hay dấu hiệu ung thư bàng quang. Do đó, bạn cần gặp bác sĩ để khám và thực hiện xét nghiệm định lượng nồng độ PSA toàn phần trong máu để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

KHÓ NUỐT 

Triệu chứng khó nuốt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp thực quản, chèn ép từ ngoài vào thực quản hoặc thậm chí một số loại thuốc cũng có thể khiến bạn khó nuốt. Nhưng nếu triệu chứng này không biến mất sau khi hết bệnh hoặc ngừng các loại thuốc trên thì bạn cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Khó nuốt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng, hoặc thực quản.

CHẢY MÁU ÂM ĐẠO BẤT THƯỜNG

Chảy máu bất thường giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt hay chảy máu ngoài kỳ kinh có thể là biểu hiện của xơ cơ tử cung, do các biện pháp tránh thai, một số bệnh lý phụ khoa khác hoặc thậm chí là ung thư phụ khoa (dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, ung thư nội mạc tử cung, âm đạo,…). Do đó nếu chảy máu bất thường giữa 2 chù kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc không ngừng, bạn cần đến cơ sở Y tế chuyên khoa phụ khoa để khám bệnh. Bác sĩ sẽ khám và thực hiện các xét nghiệm để loại trừ ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo.

XUẤT HIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ Ở MIỆNG

Hầu hết các thay đổi trong miệng (hôi miệng, lở loét niêm mạc miệng, sưng nướu răng,…) đều không nghiêm trọng. Nhưng nếu các vết loét màu trắng hoặc đỏ trong miệng mà không lành sau vài tuần, đặc biệt có kèm theo hút thuốc lá thì thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư hốc miệng. Bên cạnh đó, các dấu hiệu như xuất hiện khối u trong hốc miệng, nướu răng, khó khăn khi nhai hoặc đau miệng kéo dài cũng là các dấu hiệu nghi ngờ cần kiểm tra để loại trừ ung thư hốc miệng.

CÓ MÁU SAU KHI ĐẠI TIỂU TIỆN

Nếu bạn thấy máu sau khi đi đại tiện thì hãy đi khám tại cơ sở Y tế, bởi đây có thể là do bệnh trĩ hoặc dấu hiệu ung thư đại. Nếu xuất hiện máu trong nước tiểu, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu hay ung thư hệ tuyến tiền liệt, thận hoặc dấu hiệu ung thư bàng quang.

THAY ĐỔI VỀ TINH HOÀN

Các dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn mà nam giới có thể nhận thấy như sờ có khối u hoặc sưng. Khối u không đau là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn. Đôi khi, người bệnh có thể chỉ có cảm giác nặng ở bụng dưới hoặc bìu, kích thước lớn hơn so với trước đây.

CHỨNG Ợ NÓNG

Hầu như tất cả mọi người đôi khi sẽ có cảm giác ợ hơi sau khi ăn hoặc do căng thẳng. Tuy nhiên, nếu đã thay đổi lối sống nhưng không có tác dụng và chứng ợ nóng vẫn không biến mất, thì bác sĩ có thể phải cần thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân và xác định xem liệu đây có phải là dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng hay không.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH UNG THƯ

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh ung thư:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có đường.
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ung thư: Không hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (tia UV), hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tầm soát ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.

HUYỆT ĐẢN TRUNG Ở ĐÂU? CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA HUYỆT ĐẢN TRUNG

HUYỆT ĐẢN TRUNG Ở ĐÂU? CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA HUYỆT ĐẢN TRUNG 5

Với vị trí tọa lạc ở trung tâm trên cơ thể, huyệt Đản Trung đóng vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt đạo. Nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi về tác dụng của huyệt Đản Trung. Dưới đây là bài viết giới thiệu về các công dụng cùng những phương pháp chữa bệnh sử dụng huyệt đạo này.

HUYỆT ĐẢN TRUNG Ở ĐÂU? CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA HUYỆT ĐẢN TRUNG 7

VỊ TRÍ HUYỆT ĐẢN TRUNG

Huyệt Đản Trung là một trong số 108 huyệt trên hệ thống huyệt đạo của cơ thể. Nó còn được biết đến với một số tên khác như Nguyên Kiến, Thượng Khí Hải, Đàn Trung, nhưng tên phổ biến nhất vẫn là Đản Trung.

Tên gọi “Đản Trung” có nguồn gốc từ việc kết hợp hai từ với nhau. “Đản” thường ám chỉ một chất màu trắng đục, trong khi “Trung” nghĩa là trung tâm. Đây được xem như là lớp bảo vệ tim mạch.

Vị trí của huyệt Đản Trung rất dễ tìm thấy trên cơ thể. Ở nam giới, nó chính là giao điểm của đường giữa xương ức với đường nối hai núm vú. Trong khi ở phụ nữ, vị trí của huyệt nằm trên đường ngang qua bờ trên của hai khớp xương ức thứ 5 của cơ thể.

Phần dưới của vị trí huyệt này được chi phối bởi một phân đoạn thần kinh vị trí D4, là phần xương ức và phần da ở dưới vị trí huyệt.

CÔNG DỤNG CỦA HUYỆT ĐẢN TRUNG

Do có vị trí nằm ở trung tâm vùng ngực và rất gần tim nên có một số tác dụng quan trọng đối với cơ thể như thông ngực, thanh phế, giáng nghịch, hóa đàm. Ngoài ra, bấm huyệt còn có thể điều trị một số vấn đề như:

CHỮA TỨC NGỰC

Cơn đau ngực thường là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tim mạch như nhồi máu cơ tim. Việc không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hại cho sức khỏe và thậm chí làm đe dọa tính mạng.

Khi xuất hiện cơn đau ngực, người bệnh có thể áp dụng phương pháp ấn Đản Trung huyệt để giảm đau và điều chỉnh lượng máu lưu thông về tim một cách hợp lý, giúp cải thiện tình trạng.

Tuy nhiên, nếu cơn đau ngực trở nên nặng hơn và cường độ đau tăng dần, đồng thời kèm theo các triệu chứng như tím tái, vã mồ hôi, người bệnh không nên tự điều trị bằng bấm huyệt mà cần phải ngay lập tức chuyển đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

LÀM GIẢM TRIỆU CHỨNG ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN

Đau dây thần kinh liên sườn thường gây ra cảm giác đau thắt đột ngột, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, khó thở, và có cảm giác lồng ngực nóng rát, sẵn sàng vỡ ra. Cường độ đau có thể tăng dần khi hoặc khi thời tiết thay đổi.

Bấm huyệt Đản Trung có thể giúp làm dịu cơn đau này, với tần suất thực hiện khoảng 2 lần/ngày. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả ngay lập tức và giảm đi cơn co thắt tại vị trí liên sườn. Tuy nhiên, đây không phải là cách điều trị dứt điểm, mà chỉ là một giải pháp tạm thời giúp bệnh nhân vượt qua những cơn đau một cách hiệu quả.

XUA TAN MỆT MỎI, CĂNG THẲNG

Một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác bực bội, cáu gắt trong cơ thể thường là do sự cảm thấy không thoải mái từ các vấn đề liên quan đến xương khớp, gan và tim mạch.

Trong Y Học Cổ Truyền, việc áp dụng các phương pháp như xoa bóp và bấm huyệt Đản Trung đã được sử dụng thành công để giảm các vấn đề về hô hấp, đau và căng thẳng khó chịu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bấm huyệt Đản Trung có thể cải thiện chức năng của hệ thần kinh, tăng cường lưu thông khí huyết, và từ đó cải thiện các triệu chứng như cảm giác nóng nảy, căng thẳng, mệt mỏi, trầm uất, lo lắng, buồn chán.

Thực tế, hàng ngày khi cơ thể trải qua trạng thái tức giận, nhiều người có thói quen đưa tay lên để xoa xoa ngực. Điều này có thể là hành động vô thức nhưng lại có tác động tích cực lên huyệt Đản Trung, giúp kiềm chế cảm xúc và giảm đi sự căng thẳng.

TRỊ HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN)

Trong Y Học Cổ Truyền, bệnh hen phế quản được gọi bằng các tên khác như háo huyễn, háo hỗng, và có nguyên nhân do sự rối loạn hoạt động của một trong ba tạng cơ thể. Hen phế quản thường được phân loại thành hai dạng chính:

  • Thể hen hàn: Xuất hiện khi thời tiết trở lạnh, thường đi kèm với ho có đờm trắng và cảm giác tay chân lạnh.
  • Thể nhiệt háo: Xuất hiện khi có các triệu chứng như khó thở, sốt, ho có đờm vàng.

Triệu chứng của hen phế quản thường bao gồm ho nhiều, khó thở, tức ngực và có thể có đờm. Ngoài việc điều trị theo phương pháp Tây y, việc bấm huyệt Đản Trung cũng thường được thực hiện để phòng ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh lý này chỉ trong vài phút.

HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH

Bấm huyệt Đản Trung có thể tăng cường hệ miễn dịch thông qua việc kích thích quá trình sản xuất bạch cầu tại tuyến ức. Tuyến ức đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi lympho T trưởng thành thành ba dòng tế bào hỗ trợ cho hệ miễn dịch, bao gồm:

  • Lympho T ức chế: Điều này có khả năng kiểm soát hoạt động miễn dịch của cơ thể, giúp tránh phản ứng tự miễn.
  • Lympho T trợ giúp: Điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch và kiểm soát quá trình sản xuất các tế bào miễn dịch khác ở mức cần thiết.
  • Lympho T gây độc: Chúng có chức năng chống lại các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. 

CÁCH TÁC ĐỘNG HUYỆT ĐẢN TRUNG ĐỂ CHỮA BỆNH

Có 3 phương pháp tác dụng lên huyệt Đản Trung có hiệu quả được nhiều người tin dùng gồm:

XOA BÓP HUYỆT

Thực hiện xoa bóp lồng ngực mỗi ngày 2 lần theo chiều từ trên xuống từ 100-200 lần, hành động này sẽ giúp kích thích tuyến ức để sản sinh các tế bào miễn dịch.

CHÂM CỨU

Châm huyệt bằng cách luồn kim dưới da với hướng lên huyệt Hoa Cái có thể được sử dụng để điều trị hen phế quản, trong khi châm huyệt theo hướng ngang có thể được áp dụng cho các bệnh liên quan đến vú. Độ sâu của kim thường dao động từ 0.3 đến 1.5 thốn và thời gian thực hiện có thể kéo dài từ 5 đến 20 phút tùy thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh.

Tuy nhiên, phương pháp này không nên tự thực hiện mà cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các thầy thuốc có chuyên môn. Tự ý thực hiện có thể gây ra các biến chứng như bất tỉnh hoặc cảm giác tay chân lạnh. Do đó, cần tham khảo ý kiến và thực hiện bởi các thầy thuốc có chuyên môn.

BẤM HUYỆT

Để bấm huyệt Đản Trung, có thể áp dụng hai cách sau đây:

  • Cách 2: Ép 2 ngón tay cái lên huyệt để cảm nhận cảm giác tức tại đó, vừa ấn vừa xoay theo cùng chiều kim đồng hồ trong vòng 5 giây. Sau mỗi lần thực hiện, nghỉ trong 3 giây và tiếp tục thực hiện trong vòng 2 phút rồi kết thúc.
  • Cách 1: Người bệnh có thể tự dùng 2 ngón tay cái của mình liên tục xoa vào huyệt đạo này theo chiều dọc cho đến khi thấy da lồng ngực nóng lên. Để có hiệu quả, nên thực hiện nhanh và mạnh.

PHỐI HỢP HUYỆT ĐẢN TRUNG VÀ CÁC HUYỆT KHÁC

Khi kết hợp huyệt Đản Trung với các huyệt khác, có thể đạt được các tác dụng sau:

  • Trị chứng tê bì tay chân, đau tức ngực: Kết hợp với huyệt Thiên Tỉnh.
  • Trị chứng thở dốc: Kết hợp với huyệt Hoa Cái.
  • Trị ho, hen suyễn: Kết hợp với huyệt Thiên Đột, huyệt Hoa Cái hoặc kết hợp với huyệt Du Phủ, huyệt Túc Tam Lý, huyệt phế du, huyệt Thiên Đột.
  • Trị chứng ợ hơi, ợ chua: Kết hợp với huyệt Trung Quản, huyệt Đại Lăng.
  • Giúp có nhiều sữa mẹ: Kết hợp với huyệt Thiếu Trạch, huyệt Nhũ Căn hoặc kết hợp với huyệt Hợp Cốc, huyệt Thiếu Trạch, huyệt Cứu Chiên Trung.
  • Trị ho ra máu: Kết hợp với huyệt Nhũ Căn, huyệt Chi Câu hoặc kết hợp với huyệt Khí Hải, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Trung Quản.

LƯU Ý KHI BẤM HUYỆT ĐẢN TRUNG 

Vì huyệt Đản Trung có vị trí gần tim và nhạy cảm, do đó, khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào cũng cần tuân thủ các quy định sau:

  • Không nên thực hiện khi cơ thể đang đói hoặc no quá, vì điều này có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Xương ức có cấu tạo mềm và dễ tổn thương, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, khi châm cứu cần điều chỉnh góc kim da thẳng để tránh xâm nhập vào xương và gây tổn thương nội tạng.
  • Trong quá trình bấm huyệt hoặc mát xa, cần tuân thủ trình tự đã đề ra để tránh gây tổn hại cho cơ thể.
  • Khi tự dùng ngón tay cái để ấn huyệt, cần nắm chặt bàn tay lại và chỉ duỗi ngón cái ra để ấn từ trên xuống. Không nên thực hiện theo chiều ngược lại.
  • Phụ nữ mang thai không nên thực hiện phương pháp này vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Tốt nhất là phương pháp này nên được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn để tránh tác động xấu đến cơ thể như nhức mỏi, ê ẩm toàn thân do người thực hiện thiếu chuyên môn.
  • Người nghiện rượu và chất kích thích không nên sử dụng phương pháp này.
  • Bấm huyệt Đản Trung chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, nó chỉ được xem là một phương pháp kết hợp, không thể thay thế cho điều trị Tây y.

Trên đây là những công dụng của huyệt Đản Trung đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên trước khi thực hiện các phương pháp chữa trị bệnh bằng huyệt này, cần hỏi ý kiến thầy thuốc có chuyên môn để có được chỉ định chính xác. Tránh trường hợp tự ý điều trị tại nhà vì có thể mang lại những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.