BỆNH SỞI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH SỞI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 1

Sởi là một căn bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh sởi ở trẻ em có diễn biến nhanh chóng, và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

BỆNH SỞI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 3

BỆNH SỞI Ở TRẺ EM LÀ GÌ?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi (morbillivirus) gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh khi ho, hắt hơi, hoặc qua tiếp xúc với các vật dụng có chứa virus như khăn giấy, đồ chơi,…

Bệnh sởi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là các bé chưa tiêm đủ các mũi vacxin ngừa sởi là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất.

DẤU HIỆU TRẺ EM BỊ SỞI

THỂ ĐIỂN HÌNH

Thông thường, bệnh sởi ở trẻ em sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh, các biểu hiện bệnh sẽ không bộc phát ngay mà trẻ sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng 8-11 ngày.

Giai đoạn khởi phát, hay còn gọi là giai đoạn viêm long: Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 3-4 ngày với các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em điển hình gồm:

  • Sốt nhẹ, vừa và sau cùng là sốt cao;
  • Viêm kết mạc, đỏ mắt, mắt có gỉ, m mắt sưng nề;
  • Viêm xuất tiết mũi, họng;
  • Nước mắt, nước mũi chảy nhiều;
  • Ho;
  • Hạch ngoại biên sưng to…

Giai đoạn toàn phát, hay còn gọi là giai đoạn phát ban: Giai đoạn này thường sẽ kéo dài trong khoảng 4-6 ngày. Lúc này, trẻ bắt đầu phát ban phía sau tai, sao đó lan rộng ra khắp mặt, xuống cổ, ngực, lưng, tay và phát ban khắp cơ thể trong 3 ngày. Những vết ban này có màu đỏ, sát sẩn, nhỏ, hơi nổi gờ lên so với về mặt da, có thể mọc thành từng đốm, nằm rải rác hoặc lan rộng ra, dính liền với nhau tạo thành những đám tròn 3-6mm.

Giai đoạn lui bệnh, hay còn gọi là giai đoạn ban bay: Ở giai đoạn này, thường trẻ đã hết sốt, các vết ban bay dần đi theo thứ tự mọc của chúng và để lại vết thâm trên vùng da phát ban. Trong một số trường hợp, vết ban bay đi khi trẻ vẫn đang còn sốt, bệnh sởi có thể đã chuyển biến thành các bệnh nguy hiểm hơn. Ngoài tra, trẻ có thể bị lột da vào giai đoạn này.

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn dễ nhận biết nhất của bệnh sởi. Các vết ban mọc đồng loạt, lan rộng khắp cơ thể, không ngứa. Ban sởi có đặc điểm là:

  • Ban xuất hiện ở mặt trước sau, sau đó lan xuống cổ, ngực, lưng, bụng, tay, chân.
  • Ban có màu hồng, sẩn, nhỏ, hơi nổi gờ lên so với bề mặt da.
  • Ban mọc thành từng đám, không ngứa.
  • Ban có thể lan đến niêm mạc miệng, họng, gây viêm loét.
BỆNH SỞI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 5

THỂ KHÔNG ĐIỂN HÌNH

Một số trẻ bị sởi không được phát hiện sớm do bệnh chỉ xuất hiện với các biểu hiện không điển hình gồm:

  • Sốt nhẹ;
  • Phát ban ít;
  • Viêm long nhẹ;
  • Thể trạng sức khỏe của trẻ không có thay đổi rõ rệt.

Các triệu chứng này rất khó phân biệt với các dấu hiệu của một số bệnh viêm đường hô hấp khác. Ngoài ra, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường sau, mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ và đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Khó thở;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Đau mắt khi bị ánh sáng chiếu vào;
  • Có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn, hôn mê…

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ LÊN SỞI

Bệnh sởi ở trẻ em được gây ra bởi virus sởi, thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Đây là một chủng virus có khả năng lây lan và phát triển nhanh chóng và có nguy cơ bùng phát thành dịch cao khi thời tiết chuyển lạnh, thường xảy ra vào mùa đông-xuân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh sởi có thể xuất hiện và phát hiện mạnh mẽ vào bất cứ thời điểm nào trong năm. 

Trẻ em có thể nhiễm virus sởi thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh vì chủng virus này có thể phát tán ra bên ngoài khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,… Do đó, bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch tại các khu vực đông người như trường học, nhà trẻ,

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI TRẺ BỊ SỞI

Các biến chứng trẻ có thể mắc phải do bệnh sởi gồm:

VIÊM NÃO

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sởi, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng. Biến chứng này thường xảy ra sau 7-10 ngày phát ban, khi virus sởi đã xâm nhập vào não. 

VIÊM PHỔI

Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh sởi, có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Viêm phổi do sởi thường do các vi khuẩn bội nhiễm, như vi khuẩn cầu tụ Influenzae type B và Haemophilus. 

VIÊM TAI GIỮA

Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây đau đớn, khó chịu cho trẻ. Viêm tai giữa do sởi thường xảy ra sau 1-2 ngày phát ban. Các triệu chứng của viêm tai giữa do sởi bao gồm:

  • Đau tai;
  • Sốt cao;
  • Nhức đầu;
  • Khó chịu;
  • Chảy mủ tai.

VIÊM LOÉT GIÁC MẠC, MÙ LÒA

Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây mù lòa vĩnh viễn cho trẻ. Viêm loét giác mạc do sởi thường xảy ra sau 3-5 ngày phát ban. Các triệu chứng của viêm loét giác mạc do sởi bao gồm:

  • Đau mắt;
  • Sưng mắt;
  • Chảy nước mắt;
  • Mắt đỏ.

TIÊU CHẢY, NÔN ÓI 

Tiêu chảy và nôn ói là những triệu chứng thường gặp của bệnh sởi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng cho trẻ.

TÁI BÙNG PHÁT THỂ LAO TIỀM ẨN

Trẻ mang vi khuẩn lao trong trạng thái bất hoạt trước đó, khi bị nhiễm virus sởi có thể khiến virus sởi kích hoạt vi khuẩn lao gây bệnh lao.

ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI Ở TRẺ NHỎ TẠI NHÀ

Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp điều trị hiện có đều hướng đến điều trị các triệu chứng, đồng thời, điều chỉnh chế độ sinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bố mẹ có thể điều trị bệnh sởi cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp và cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những đứa trẻ khác nhằm hạn chế bệnh lây lan cho người khác, bùng phát thành dịch, khó kiểm soát.
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ hằng ngày.
  • Dọn dẹp, giữ vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Chia bữa ăn hằng ngày thành các bữa nhỏ với các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Lưu ý, thức ăn cho trẻ cần phải được nấu chín kỹ và đảm bảo vệ sinh.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ, đặc biệt là vitamin A. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng do bệnh sởi gây ra.

CÁCH PHÒNG NGỪA SỞI Ở TRẺ EM

Để phòng ngừa sởi ở trẻ em, cách tốt nhất là tiêm vắc-xin sởi. Vắc-xin sởi được tiêm hai lần, lần đầu tiên khi trẻ được 9 tháng tuổi và lần thứ hai khi trẻ được 15 tháng tuổi. Vắc-xin sởi có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh sởi.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp sau để giúp phòng ngừa sởi cho trẻ:

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị sởi.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng của sởi, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh sởi ở trẻ em là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.

THUỐC NHỎ MẮT GIẢM ĐỘ CẬN GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?

THUỐC NHỎ MẮT GIẢM ĐỘ CẬN GỒM NHỮNG LOẠI NÀO? 7

Cận thị ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Trong bối cảnh này, nhiều người quan tâm đến thuốc nhỏ mắt giảm độ cận. Bài viết dưới đây phunutoancau sẽ giới thiệu chi tiết về các loại thuốc này và cách sử dụng, giúp cải thiện tình trạng cận thị và tăng chất lượng tầm nhìn.

THUỐC NHỎ MẮT GIẢM ĐỘ CẬN GỒM NHỮNG LOẠI NÀO? 9

MẮT BỊ CẬN THỊ NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Cận thị là một tật khúc xạ của mắt, xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, khiến các tia sáng từ vật thể đi vào mắt hội tụ trước võng mạc, gây ra hiện tượng nhìn mờ ở xa.

Cận thị có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Di truyền: Cận thị có tính chất gia đình, nếu bố mẹ bị cận thì con cái có nguy cơ bị cận cao hơn.
  • Tác động của môi trường: Thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi ở khoảng cách gần, đọc sách ở khoảng cách quá gần, điều kiện ánh sáng đọc sách không đảm bảo,… cũng là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị cận thị.
  • Các bệnh lý về mắt: Một số bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… cũng có thể gây ra cận thị.

Người bị cận thị thường có những biểu hiện sau:

  • Nhìn mờ các vật ở xa: Đây là biểu hiện điển hình nhất của cận thị. Người bị cận thị thường chỉ nhìn rõ các vật ở gần, khi nhìn xa thì tầm nhìn bị mờ đi.
  • Phải nheo mắt và dụi mắt để quan sát được sự vật rõ hơn: Việc nheo mắt sẽ giúp thu hẹp đồng tử, làm cho các tia sáng hội tụ trên võng mạc rõ hơn.
  • Khó nhìn vào ban đêm: Cận thị thường làm giảm khả năng nhìn vào ban đêm, đặc biệt là khi trời tối.
  • Nếu nhìn quá lâu có thể bị nhức mỏi mắt, nhức đầu: Việc sử dụng mắt quá lâu, đặc biệt là khi nhìn ở khoảng cách gần, sẽ khiến mắt bị mỏi và đau nhức.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC NHỎ MẮT GIẢM ĐỘ CẬN

Hiện nay, chưa có loại thuốc nhỏ mắt nào có thể giảm độ cận thị hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loại thuốc nhỏ mắt có thể giúp tăng cường độ ẩm cho mắt, giảm cảm giác khô mắt, mỏi mắt, giúp người bị cận thị nhìn rõ hơn.

Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt giảm độ cận như sau:

THUỐC NHỎ MẮT DẠNG MỠ

  • Sử dụng trước khi đi ngủ, khoảng 2 lần/ngày.
  • Mở nhẹ mắt, dùng ngón tay giữ mi mắt.
  • Nặn thuốc mỡ với độ dài khoảng 5-7mm và tra vào mi dưới.
  • Không chớp mắt quá nhanh để tránh thuốc tràn ra ngoài.
  • Nhắm mắt và đi ngủ.

THUỐC NHỎ MẮT DẠNG NƯỚC

  • Loại bỏ bụi bẩn cho mắt bằng bông sạch ẩm.
  • Nhỏ khoảng 1-3 giọt thuốc vào góc trong của mắt.
  • Không nhỏ trực tiếp vào lệ đạo để tránh tác dụng phụ.
  • Tần suất sử dụng: 3-6 lần/ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC NHỎ MẮT GIẢM ĐỘ CẬN

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc nhỏ mắt giảm độ cận là:

  • Kích ứng mắt, ngứa mắt, đỏ mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Nhìn mờ.
  • Khô mắt.

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC NHỎ MẮT GIẢM ĐỘ CẬN

  • Không sử dụng thuốc nhỏ mắt đã hết hạn sử dụng.
  • Không sử dụng thuốc nhỏ mắt của người khác.
  • Không sử dụng thuốc nhỏ mắt nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt khác, hãy thông báo cho bác sĩ để tránh tương tác giữa các thuốc.

MỘT SỐ LOẠI THUỐC DƯỠNG MẮT HIỆU QUẢ

Trước khi nghiên cứu thành công các thuốc nhỏ mắt giảm độ cận thì bạn có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc dưỡng mắt như sau:

V.ROHTO VITAMIN

Thành phần chứa trong một lọ thuốc V.Rohto Vitamin sẽ bao gồm Sodium Chondroitin Sulfate, Vitamin, Potassium L – Aspartate. Công dụng chính của loại thuốc này đó là hỗ trợ cải thiện chức năng điều tiết của mắt, giảm tình trạng nhìn mờ, mắt mệt mỏi, phòng ngừa các bệnh lý về mắt (viêm mí mắt, ngứa mắt, xung huyết kết mạc, viêm mắt do tia tử ngoại,…) hoặc các cảm giác khó chịu ở mắt.

EYEMIRU 40EX

Đây là thuốc nhỏ mắt giúp khắc phục triệu chứng mờ mắt, mỏi mắt, đỏ mắt, ngứa mắt và những bệnh lý khác ở mắt. Đặc biệt sản phẩm này có giúp phòng ngừa những nguy cơ bệnh lý ở mắt sau khi mồ hôi, bụi bẩn hay nước ở hồ bơi lọt vào trong mắt, khó chịu khi đeo kính áp tròng, mù lòa do tác động của tia cực tím.

THUỐC NHỎ MẮT SYSTANE ULTRA 5ML

Thành phần chính của thuốc Systane Ultra 5ml bao gồm Polyethylene Glycol, Propylene Glycol có tác dụng làm giảm tình trạng kích ứng và đau rát do khô mắt gây nên.

THUỐC NHỎ MẮT SANCOBA

Thuốc nhỏ mắt Sancoba thường được dùng cho những người bị tổn thương hoặc viêm loét giác mạc, mỏi mắt, khô mắt, cải thiện và phòng ngừa các bệnh về mắt, đặc biệt là mỏi mắt do điều tiết.

CÁCH BẢO VỆ MẮT TRƯỚC NGUY CƠ BỊ CẬN THỊ

THUỐC NHỎ MẮT GIẢM ĐỘ CẬN GỒM NHỮNG LOẠI NÀO? 11

Để phòng ngừa cận thị, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Giảm thiểu thời gian sử dụng các thiết bị điện tử: Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… phát ra ánh sáng xanh, có thể gây hại cho mắt và làm tăng nguy cơ bị cận thị. Do đó, cần hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng. Nên sử dụng các thiết bị điện tử ở khoảng cách ít nhất 25-30 cm và không nên sử dụng liên tục quá 2 giờ mỗi ngày.
  • Thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi: Khi sử dụng các thiết bị điện tử, cần cho mắt nghỉ ngơi 5-10 phút sau mỗi 30 phút. Trong thời gian nghỉ ngơi, nên nhìn ra xa hoặc nhắm mắt lại để mắt được thư giãn.
  • Đọc sách đúng tư thế: Khi đọc sách, cần ngồi ở nơi có ánh sáng tốt, đặt sách cách mắt khoảng 30-35 cm. Không nên nằm đọc sách hoặc đọc sách ở nơi quá tối.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt, đặc biệt là vitamin A, C, E, lutein, zeaxanthin. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong các loại thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, rau xanh, trái cây,…
  • Khám mắt định kỳ: Nên khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị cận thị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya,… để bảo vệ sức khỏe tổng thể và sức khỏe của đôi mắt.