CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG – VỊ THUỐC QUÝ TRONG NGÀNH DƯỢC LIỆU

CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG - VỊ THUỐC QUÝ TRONG NGÀNH DƯỢC LIỆU 1

Ấn Độ chính là quê hương nơi sản sinh ra trinh nữ hoàng cung. Được trồng nhiều trong gia đình người Việt với công dụng làm cảnh. Tuy nhiên, đây cũng là một dược liệu với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Công dụng sinh học của loài cây này bao gồm khả năng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư,…Bạn đã biết trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì chưa? Hãy cùng Hệ thống phunutoancau tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG - VỊ THUỐC QUÝ TRONG NGÀNH DƯỢC LIỆU 3

CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Trinh nữ hoàng cung là một loại cây cỏ sống lâu năm, có thân hành to giống củ hành tây, đường kính khoảng 10-15 cm. Bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15 cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100 cm, rộng 5-8 cm, hai bên mép lá lượn sóng. Hoa của cây có màu trắng điểm xuyết thêm nhị hoa màu tím đỏ, mọc theo tán dài với khoảng từ 6-18 hoa.

Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Trung và Nam Việt Nam. Cây ưa sáng, ưa ẩm, có thể sinh sống được dưới bóng râm một phần, phát triển tốt ở môi trường khí hậu ấm nóng miền nhiệt đới trong điều kiện nhiệt độ từ 22-27 độ C.

Trong y học, các bộ phận khác nhau của cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng như sau: 

  • Lá cây được dùng tươi hoặc sao vàng, phơi khô và hãm nước uống. 
  • Phần thân hoa, cán hoa và bông hoa được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây trinh nữ hoàng cung chứa các thành phần hóa học chính gồm các nhóm: alcaloid không chứa dị vòng và alcaloid có chứa dị vòng. 
  • Phần thân rễ của cây chứa các loại glucan và axit amin như arginin, valin, leucin, phenylamine. Các hoạt chất như lycorin, pratorimin và ambelin cũng được tìm thấy trong phần thân của cây này.

TRINH NỮ HOÀNG CUNG CÓ TÁC DỤNG GÌ?

NGĂN CHẶN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA U XƠ TỬ CUNG

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trinh nữ hoàng cung có thể giúp làm giảm kích thước hoặc ngăn chặn sự phát triển của u xơ tử cung ở một số phụ nữ.

GIẢM ĐAU KHỚP

Trinh nữ hoàng cung được biết đến với khả năng giảm đau khớp. Việc sử dụng lá trinh nữ hoàng cung có thể giúp giảm đau khi áp dụng nó lên vùng bị đau hoặc sử dụng nước uống có chiết xuất từ lá.

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ U XƠ TUYẾN TIỀN LIỆT

Trinh nữ hoàng cung có thể hỗ trợ trong việc điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới thông qua khả năng làm chậm quá trình phân bào của các khối u.

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HO, VIÊM PHẾ QUẢN

Thành phần như lycorin và alkaloid có trong trinh nữ hoàng cung có khả năng ức chế sự phát triển của một số virus và vi khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường hô hấp.

NGĂN CHẶN XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ

Các thành phần trong trinh nữ hoàng cung có khả năng làm lành vết loét và ngăn chặn xuất huyết tiêu hoá, giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và tá tràng.

CHĂM SÓC DA VÀ TRỊ MỤN NHỌT

Trinh nữ hoàng cung được sử dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da và trị mụn nhờ vào các thành phần chống viêm, chất chống oxy hóa.

KHÁNG KHUẨN

Chiết xuất Metanol thô của lá có hoạt tính kháng E.coli mạnh, chống viêm đáng kể với tình trạng giảm trương lực và cảm ứng nhiệt; dịch chiết trong một số dung môi khác có đặc tính độc tế bào từ nhẹ đến trung bình.

CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG - VỊ THUỐC QUÝ TRONG NGÀNH DƯỢC LIỆU 5

CÂY VÀ LÁ TRINH NỮ HOÀNG CUNG TRỊ BỆNH GÌ?

Trong dân gian, cây này được dùng để chữa u xơ, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Cũng có người dùng dược liệu này để điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.

Ở các tỉnh phía nam, cây được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu. Nó còn được khuyến khích dùng trong thời kỳ mãn kinh để giảm những cơn bốc hỏa, tăng sức khỏe tử cung, hạn chế đau bụng kinh ở phụ nữ trẻ

Lá trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì? Lá và thân hành giã nát, hơ nóng dùng xoa bóp ngoài da để làm sung huyết da chữa tê thấp, nhức.

Ở Ấn Độ, người dân dùng thân hành của cây xào nóng, giã rồi đắp để trị thấp khớp, mụn nhọt hay áp xe. Dịch ép từ lá làm thuốc nhỏ tai chữa đau tai. Củ rang bôi ngoài da giúp giảm đau trong bệnh thấp khớp. Một số bộ lạc của đất nước này dùng nước ép củ để làm thuốc chống viêm ruột.

LIỀU DÙNG TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Liều dùng trinh nữ hoàng cung có thể thay đổi tùy theo đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Liều dùng thông thường của trinh nữ hoàng cung như sau:

  • Cách dùng trinh nữ hoàng cung tươi: Dùng 3-5 lá trinh nữ hoàng cung thái nhỏ mỗi ngày, sao vàng sắc lấy nước uống.
  • Cách dùng trinh nữ hoàng cung khô: Dùng 200g lá khô sắc uống tương tự như khi dùng lá tươi.

Liều dùng cụ thể cho từng mục đích sử dụng như sau:

  • Giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm: Dùng thân hành của cây trinh nữ hoàng cung đem nướng cho nóng, giã dập ra và đắp ngay vào nơi bị sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2–3 lần.
  • Chữa viêm loét dạ dày, u vú: Hái 3 lá tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày.
  • Điều trị viêm phế quản, ho: Lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì mỗi vị 20g, ô phiến 10g và cam thảo dây 6g. Đem sắc còn 200ml nước, chia làm 3 lần uống.
  • Trị viêm họng hạt: Kết hợp 1/3 lá trinh nữ hoàng cung tươi và 3g rễ cây dằng xay. Đem rửa và ngâm qua nước muối pha sẵn cho sạch. Khi bị viêm họng hạt lấy nhai với vài hạt muối ăn, nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng, bỏ bã.
  • U xơ tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi: Sắc 20g lá uống làm 2–3 lần trong ngày.
  • U xơ tử cung, rong kinh, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới: Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung tươi sắc uống vài lần trong ngày cho hết.
  • Trị mụn nhọt: Lấy một ít lá hoặc củ của cây trinh nữ hoàng cung, giã nát rồi đắp vào khu vực bị mụn nhọt.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung: Lá trinh nữ hoàng cung và nga truật mỗi vị 20g, lá đu đủ (phơi khô) 50g, xuyên điền thất 10g. Cho thuốc vào siêu, thêm 3 chén nước sắc lấy 1 chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau các bữa ăn chính.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung:

  • Không tự ý dùng trinh nữ hoàng cung khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, tuy nhiên cần được sử dụng đúng cách và liều lượng phù hợp để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng trinh nữ hoàng cung. Trinh nữ hoàng cung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Người bị suy giảm chức năng gan thận cũng không nên dùng trinh nữ hoàng cung. Trinh nữ hoàng cung có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng trinh nữ hoàng cung. Trinh nữ hoàng cung có thể tương tác với các loại thuốc khác, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Kiêng ăn rau muống, đậu xanh trong quá trình sử dụng trinh nữ hoàng cung. Rau muống và đậu xanh có thể làm giảm tác dụng của trinh nữ hoàng cung.

Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần được sử dụng đúng cách và thận trọng để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

15 DẤU HIỆU UNG THƯ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

15 DẤU HIỆU UNG THƯ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA 7

Ung thư thường không có triệu chứng cụ thể, vì vậy để phòng bệnh và phát hiện sớm, người dân cần hạn chế các yếu tố nguy cơ và thực hiện biện pháp sàng lọc ung thư phù hợp. Ngoài tầm soát, việc hiểu và nhận biết các triệu chứng do bệnh ung thư gây ra sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời và có hướng điều trị thích hợp. Dưới đây là những dấu hiệu bị ung thư thường gặp mà mỗi người cần chú ý để thăm khám kịp thời.

15 DẤU HIỆU UNG THƯ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA 9

DẤU HIỆU UNG THƯ

SỤT CÂN

Sụt cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý ung thư, bao gồm ung thư tụy, dạ dày, thực quản, phổi,…

Nếu bạn nhận thấy mình sụt cân từ 5kg trở lên trong vòng 6 tháng mà không có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như chế độ ăn uống, tập luyện không thay đổi, thì hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

MỆT MỎI KÉO DÀI

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý, bao gồm cả ung thư. Người bị ung thư thường cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, không còn sức sống. Nguyên nhân là do các khối ung thư vừa “hút” chất dinh dưỡng trong cơ thể, vừa tiết ra những chất làm rối loạn các hoạt động của cơ quan. Ngoài ra, mệt mỏi này cũng xuất phát từ việc người bệnh chán ăn, mất ngủ, thường xuyên bị đau nhức.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài, không khỏi sau khi nghỉ ngơi, thì hãy đi khám bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân.

SỐT

Sốt là một phản ứng của cơ thể khi chống lại tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bị sốt cao, liên tục trong một thời gian (chiều, ban đêm,…) trong ngày thì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư.

Một số loại ung thư có thể gây sốt như ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết, bệnh ung thư phổi,…

DẤU HIỆU THAY ĐỔI TRÊN DA

Trên da xuất hiện nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc thì đây có thể là dấu hiệu triệu chứng ung thư da.

Dưới đây là các dấu hiệu thay đổi trên da có thể là biểu hiện ung thư da:

  • Nốt ruồi mới: Hãy chú ý đến bất kỳ nốt ruồi mới nào xuất hiện trên da của bạn, đặc biệt nếu chúng có kích thước lớn hơn 6mm hoặc có các đặc điểm bất thường khác có thể là dấu hiệu ung thư da.
  • Nốt ruồi thay đổi: Các nốt ruồi hiện có có thể thay đổi theo thời gian, nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào, chẳng hạn như kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc độ dày, thì hãy đi khám bác sĩ.
  • Nốt ruồi có bất thường: Nốt ruồi có bất thường là một dấu hiệu cảnh báo ung thư da.

SƯNG HẠCH BẠCH HUYẾT

Thông thường, khi bị nhiễm trùng, các hạch bạch huyết sẽ to ra, biểu hiện cho việc cơ thể đang chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc viêm họng. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý ung thư như lymphoma, bệnh bạch cầu hoặc ung thư từ vị trí khác di căn đến hạch bạch huyết cũng có thể gây ra tình trạng này. Đây cũng có thể là dấu hiệu dấu hiệu ung thư hạch.

HO DAI DẲNG 

Ho dai dẳng thường xảy ra khi người bệnh mắc phải hội chứng chảy dịch mũi sau (Postnasal Drip), hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản hoặc nhiễm trùng. Nhưng nếu ho kèm cả máu, kéo dài (đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc) thì hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe, để xét nghiệm, chụp X-quang ngực hoặc CT scan phổi liều thấp bởi đây có thể là biểu hiện ung thư phổi và dấu hiệu ung thư thanh quản hay là dấu hiệu ung thư vòng họng.

THƯỜNG XUYÊN ĐẦY BỤNG

Bình thường, bạn cũng có thể bị đầy bụng do chế độ ăn hoặc căng thẳng. Nhưng nếu các triệu chứng này không tự biến mất hoặc bạn cảm thấy mệt mỏi kèm với các triệu chứng khác như sụt cân không rõ lý do, đau lưng thì hãy đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân.

THAY ĐỔI VỀ VÚ

Hầu hết các thay đổi vú không phải là ung thư. Tuy nhiên, đối với phụ nữ vẫn phải thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu thay đổi trên vú bằng cách đứng trước gương tự khám. Đến khám tại cơ sở Y tế nếu bạn nhận thấy có bất kỳ u cục, núm vú có tiết dịch, đỏ, dày lên hoặc đau ở ngực bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu.

GẶP VẤN ĐỀ KHI ĐI TIỂU

Nam giới có thể gặp phải các vấn đề về tiết niệu khi càng lớn tuổi như: đi tiểu nhiều hơn; tiểu ngắt quãng hoặc dòng nước tiểu yếu đi. Thông thường, đây là những dấu hiệu của phì đại hoặc dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt hay dấu hiệu ung thư bàng quang. Do đó, bạn cần gặp bác sĩ để khám và thực hiện xét nghiệm định lượng nồng độ PSA toàn phần trong máu để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

KHÓ NUỐT 

Triệu chứng khó nuốt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp thực quản, chèn ép từ ngoài vào thực quản hoặc thậm chí một số loại thuốc cũng có thể khiến bạn khó nuốt. Nhưng nếu triệu chứng này không biến mất sau khi hết bệnh hoặc ngừng các loại thuốc trên thì bạn cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Khó nuốt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng, hoặc thực quản.

CHẢY MÁU ÂM ĐẠO BẤT THƯỜNG

Chảy máu bất thường giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt hay chảy máu ngoài kỳ kinh có thể là biểu hiện của xơ cơ tử cung, do các biện pháp tránh thai, một số bệnh lý phụ khoa khác hoặc thậm chí là ung thư phụ khoa (dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, ung thư nội mạc tử cung, âm đạo,…). Do đó nếu chảy máu bất thường giữa 2 chù kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc không ngừng, bạn cần đến cơ sở Y tế chuyên khoa phụ khoa để khám bệnh. Bác sĩ sẽ khám và thực hiện các xét nghiệm để loại trừ ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo.

XUẤT HIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ Ở MIỆNG

Hầu hết các thay đổi trong miệng (hôi miệng, lở loét niêm mạc miệng, sưng nướu răng,…) đều không nghiêm trọng. Nhưng nếu các vết loét màu trắng hoặc đỏ trong miệng mà không lành sau vài tuần, đặc biệt có kèm theo hút thuốc lá thì thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư hốc miệng. Bên cạnh đó, các dấu hiệu như xuất hiện khối u trong hốc miệng, nướu răng, khó khăn khi nhai hoặc đau miệng kéo dài cũng là các dấu hiệu nghi ngờ cần kiểm tra để loại trừ ung thư hốc miệng.

CÓ MÁU SAU KHI ĐẠI TIỂU TIỆN

Nếu bạn thấy máu sau khi đi đại tiện thì hãy đi khám tại cơ sở Y tế, bởi đây có thể là do bệnh trĩ hoặc dấu hiệu ung thư đại. Nếu xuất hiện máu trong nước tiểu, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu hay ung thư hệ tuyến tiền liệt, thận hoặc dấu hiệu ung thư bàng quang.

THAY ĐỔI VỀ TINH HOÀN

Các dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn mà nam giới có thể nhận thấy như sờ có khối u hoặc sưng. Khối u không đau là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn. Đôi khi, người bệnh có thể chỉ có cảm giác nặng ở bụng dưới hoặc bìu, kích thước lớn hơn so với trước đây.

CHỨNG Ợ NÓNG

Hầu như tất cả mọi người đôi khi sẽ có cảm giác ợ hơi sau khi ăn hoặc do căng thẳng. Tuy nhiên, nếu đã thay đổi lối sống nhưng không có tác dụng và chứng ợ nóng vẫn không biến mất, thì bác sĩ có thể phải cần thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân và xác định xem liệu đây có phải là dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng hay không.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH UNG THƯ

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh ung thư:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có đường.
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ung thư: Không hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (tia UV), hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tầm soát ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.