HỞ VAN 2 LÁ LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

HỞ VAN 2 LÁ LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 1

Trong tim có các van tim như van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi giúp đưa máu đi nuôi khắp cơ thể. Nhưng tình trạng hở van 2 lá xảy ra, quy trình vận chuyển máu sẽ gặp khó khăn, tim phải làm việc dưới áp lực lớn, lâu ngày dẫn đến suy tim.

HỞ VAN HAI LÁ LÀ GÌ?

HỞ VAN 2 LÁ LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 3

Hở van hai lá là tình trạng khi hai lá van nối giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái không đóng kín, dẫn đến việc máu có thể trào ngược từ thất trái về nhĩ trái khi tim co bóp. Mặc dù lượng máu trào ngược này có thể kết hợp với lượng máu bình thường từ phổi đổ về, tăng lưu lượng máu ở tim trái. Kết quả là, nếu hở van nặng và kéo dài, có thể gây ra sự giãn lớn ở nhĩ trái và thất trái.

Tim người bình thường được chia thành 4 ngăn, với 2 tâm nhĩ ở phía trên và 4 tâm thất ở phía dưới, được ngăn cách bởi van 3 lá ở bên phải và van 2 lá ở bên trái. Van hai lá, cụ thể là van nối giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, bao gồm hai lá áp vào nhau để đóng mở. Chức năng của van hai lá là đảm bảo máu chuyển động theo một hướng duy nhất, từ nhĩ trái xuống thất trái.

HỞ VAN TIM 2 LÁ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Hở van hai lá được đánh giá theo mức độ khác nhau thông qua kỹ thuật siêu âm tim và chụp cản quang buồng tim (thông tim). Đánh giá thường chia thành 4 độ dựa vào siêu âm tim:

  • Hở 2 lá 1/4: Đây là mức độ hở van nhẹ hoặc rất nhẹ
  • Hở 2 lá 2/4: Mức độ hở van trung bình
  • Hở 2 lá 3/4: Mức độ hở van nặng
  • Hở 2 lá 4/4: Mức độ hở van rất nặng.

Theo nghiên cứu Framingham Heart Study của Mỹ, ở người bình thường, khoảng 75–80% có mức độ hở van nhẹ (1/4); khoảng 19% có mức độ trung bình đến nặng (2/4 – 3/4), và chỉ có khoảng 3,5% có mức độ hở nặng đến rất nặng (3/4 – 4/4). Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần khi người ta già đi.

Đối với bệnh nhân có hở van hai lá nặng nhưng chưa có triệu chứng, theo diễn tiến tự nhiên, có 50% sẽ xuất hiện triệu chứng trong vòng 5 năm. Đối với bệnh nhân hở 2 lá nặng và có chỉ định phẫu thuật nhưng không thực hiện, chỉ điều trị nội khoa, tỷ lệ còn sống sau 5 năm chỉ là 30%.

NGUYÊN NHÂN GÂY HỞ VAN HAI LÁ

Bộ máy của van hai lá bao gồm vòng van, lá van, dây chằng và cơ trụ. Bất kỳ tổn thương nào trong các thành phần này đều có thể gây ra hở van hai lá và dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Các nguyên nhân thường gặp của hở van hai lá bao gồm:

  • Hở van hai lá hậu thấp: Thường xuất hiện ở Việt Nam, có thể do bệnh thấp tim ở độ tuổi thanh thiếu niên để lại di chứng hở van tiến triển sau này. Thường kèm theo hẹp van hai lá hoặc hẹp, hở van tim khác. Độ tuổi nặng của hở van thường là từ 30 – 60 tuổi.
  • Thoái hóa nhầy: Phổ biến ở người trung niên đến cao tuổi, có thể do lá van trở nên dày và lùng nhùng, gây sa lá van hoặc đứt dây chằng làm lá van lật vào trong lòng nhĩ trái, gây hở van nặng.
  • Thoái hóa vôi: Thường gặp ở người cao tuổi, có bệnh tim mạch do xơ vữa. Vòng van và lá van vôi hóa, hạn chế cử động lá van, làm van đóng không kín.
  • Bẩm sinh: Do bất thường bẩm sinh của van 2 lá, như van bị sa, van bị chẻ giữa lá van, hay dây chằng van ngắn bất thường. Thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
  • Nhiễm trùng trên van tim (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng): Vi trùng tấn công lá van có thể làm thủng rách van, đứt dây chằng hoặc tạo cục sùi to trên lá van, cản trở hoạt động đóng mở van.
  • Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim: Do thành tim co bóp bất thường, đứt cơ trụ, dây chằng do thiếu máu nuôi, giãn thất trái sau nhồi máu.
  • Bệnh cơ tim giãn nở, bệnh cơ tim phì đại: Do giãn vòng van, bất thường co bóp của tâm thất trái hoặc bất thường áp lực trong buồng tim.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH HỞ VAN 2 LÁ

Bệnh hở van hai lá trải qua 4 giai đoạn theo diễn tiến từ nhẹ đến nặng:

GIAI ĐOẠN A 

Bệnh nhân ở đây có nguy cơ mắc hở van hai lá, thường liên quan đến các yếu tố như sa van hai lá, tăng huyết áp, hoặc bệnh động mạch vành mạn tính. Siêu âm tim cho thấy hở van 2 lá nhẹ, các buồng tim không giãn, và chức năng tim vẫn tốt. Bệnh nhân thường không có triệu chứng của bệnh.

GIAI ĐOẠN B 

Bệnh tiến triển tăng lên, thường xuất hiện ở những người có bệnh van hậu thấp, bệnh cơ tim, hoặc sa van 2 lá. Siêu âm tim chỉ ra hở van mức độ trung bình trở lên, các buồng tim giãn nhẹ, chức năng tim vẫn tốt và bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh hở 2 lá.

GIAI ĐOẠN C

Bệnh ở mức độ nặng, nhưng bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh. Siêu âm tim cho thấy hở van 3/4 – 4/4, giãn lớn thất trái, nhĩ trái, áp lực động mạch phổi bình thường hoặc tăng, và chức năng tim bắt đầu thay đổi.

GIAI ĐOẠN D 

Hở van tim 2 lá ở mức độ nặng, và bệnh nhân có triệu chứng suy tim, giảm khả năng gắng sức và khó thở. Siêu âm tim chỉ ra hở van mức độ từ 3/4 trở lên, giãn lớn thất trái, nhĩ trái, tăng áp động mạch phổi, và chức năng co bóp thất trái giảm.

TRIỆU CHỨNG HỞ VAN HAI LÁ

Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào độ nặng của hở van, mức độ tiến triển và nguyên nhân gây hở van. Bệnh nhân có tình trạng bệnh từ nhẹ đến trung bình thường không gây triệu chứng.

Van 2 lá bị hở cấp tính do nhồi máu cơ tim cấp, do đứt dây chằng thường triệu chứng ồ ạt và nặng nề. Người bệnh đột ngột đau ngực, khó thở dữ dội, có khi bị sốc tim. Triệu chứng hở van 2 lá mạn tính thường tiến triển từ từ, các triệu chứng thường gặp khi hở van nặng là:

  • Mệt mỏi mãn tính, giảm khả năng gắng sức
  • Nhói ngực, hồi hộp, thở hụt hơi thường gặp ở người hở van 2 lá do sa van
  • Đau thắt ngực nếu hở 2 lá do thiếu máu cục bộ cơ tim
  • Khó thở khi làm việc nhẹ, thở khò khè, diễn tiến nặng dần đến khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát ban đêm khi nằm ngủ đột ngột khó thở phải ngồi dậy mở cửa sổ, đi lại để thở
  • Ho khan, ho ra máu hoặc khạc đờm có bọt hồng
  • Hồi hộp, tim đập nhanh, không đều do tim bị rung nhĩ
  • Phù chân.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN HỞ VAN 2 LÁ

HỞ VAN 2 LÁ LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 5

Khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của hở van hai lá, việc tìm kiếm sự chẩn đoán và điều trị chính xác là rất quan trọng. Người bệnh cần thăm bác sĩ để được đánh giá và chẩn đoán bệnh. Quá trình chẩn đoán thường bao gồm các bước như:

  • Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh và tiền sử y tế của người bệnh bao gồm các yếu tố như: Thấp tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Khám tim: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tim, nghe có tiếng thổi bất thường trước tim, và kiểm tra những biểu hiện về suy tim.
  • Siêu âm tim: Phương pháp siêu âm tim giúp chẩn đoán xác định, đánh giá độ nặng và xác định nguyên nhân của hở van trong đa số các trường hợp.
  • Đo điện tim: Phát hiện các biểu hiện của rung nhĩ và giãn các buồng tim thông qua quá trình đo điện tim.
  • X-quang tim phổi: X-quang tim phổi có thể được thực hiện để kiểm tra kích thước tim, giãn nhĩ trái, thất trái, và xác định hình ảnh về sung huyết phổi hoặc dịch trong phổi do suy tim.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như siêu âm tim qua thực quản, kiểm tra nhiễm trùng trên van tim, các xét nghiệm về mạch vành nếu có nghi ngờ về bệnh mạch

vành. Quá trình chẩn đoán sẽ giúp xác định phác đồ điều trị hiệu quả và dựa trên độ nặng và nguyên nhân của hở van hai lá.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH

Bệnh hở van 2 lá có sự tiến triển khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và yếu tố cụ thể của từng bệnh nhân. Dưới đây là mô tả về tiến triển của bệnh:

BỆNH MẠN TÍNH

  • Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có những triệu chứng nhẹ nhàng như giảm khả năng gắng sức và mệt mỏi mãn tính trong nhiều năm.
  • Thời gian từ khi bệnh mạn tính bắt đầu đến khi xuất hiện triệu chứng có thể kéo dài nhiều năm.

HỞ 2 LÁ HẬU THẤP

  • Bệnh nhân hở 2 lá hậu thấp nặng thường xuất hiện triệu chứng của hở van từ 15 – 20 năm sau đợt thấp tim đầu tiên.
  • Tiến triển của bệnh có thể diễn ra chậm và nhẹ nhàng, nhưng triệu chứng cũng có thể gia tăng dần.

HỞ 2 LÁ DO SA VAN

  • Bệnh nhân có hở 2 lá do sa van có thể trải qua diễn tiến bất ngờ.
  • Có trường hợp hở van không tiến triển sau nhiều năm theo dõi, nhưng cũng có những trường hợp đột ngột hở nặng gây triệu chứng khi xảy ra đứt dây chằng.

MÔ LIÊN KẾT NHƯ HỘI CHỨNG MARFAN

Hở van 2 lá tiến triển nhanh hơn trong các bệnh mô liên kết như hội chứng Marfan so với hở van do thoái hóa nhầy hay hậu thấp.

HỞ VAN NẶNG

  • Bệnh nhân hở van nặng có thể không có triệu chứng diễn tiến đến khi xuất hiện triệu chứng rối loạn chức năng thất trái, tăng áp phổi và rung nhĩ, thường diễn ra khoảng 30% – 50% sau 5 năm.
  • Nếu không được điều trị phẫu thuật và chỉ được điều trị nội khoa, tỷ lệ sống sau 20 năm chỉ khoảng 40%.

BIẾN CHỨNG CỦA HỞ VAN 2 LÁ

Hở van 2 lá nặng, nếu không được điều trị hiệu quả, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là mô tả về các biến chứng tiêu biểu của bệnh:

SUY TIM

  • Suy tim là hậu quả sau cùng của hở van 2 lá nặng, do giãn nhĩ trái và thất trái. Thất trái phải làm việc cật lực để bơm lượng máu tăng gấp đôi bình thường, dẫn đến kiệt sức.
  • Chức năng co bóp giảm nặng khiến người bệnh trải qua triệu chứng như mệt, khó thở. Khi phân suất tống máu < 20%, tiên lượng trở nên xấu và khả năng phẫu thuật giảm.

RUNG NHĨ

  • Rung nhĩ là biến chứng thường gặp, do lá tâm nhĩ trái giãn lớn. Rung nhĩ gây giảm lượng máu đi xuống thất trái, tăng nguy cơ suy tim và làm tim đập không đều.
  • Các cục máu đông có thể hình thành và tạo nguy cơ tắc mạch máu ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể.

ĐỘT TỬ

  • Nguy cơ đột tử tăng cao ở bệnh nhân suy tim nặng và có bệnh mạch vành.
  • Đột tử có thể xảy ra do tắc mạch máu não, tắc mạch ở chân gây liệt hoặc hoại tử chân, đặc biệt là khi bệnh nhân có sa cả 2 lá van và những biến chứng bổ sung.

TỬ VONG

  • Tử vong là kết cục sau cùng, thường do suy tim nặng không hồi phục hoặc đột quỵ thiếu máu não nặng.
  • Nguy cơ tử vong tăng khi hở van 2 lá nặng kèm theo các biến chứng và tình trạng sức khỏe khác.

Bệnh hở van 2 lá không có triệu chứng điển hình khi ở giai đoạn đầu, chỉ khi giai đoạn nặng thì mới có những biểu hiện rõ ràng, nhưng khi đó thì bệnh sẽ vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Hy vọng thông tin ở trên sẽ giúp bệnh nhân hiểu hơn về tình trạng của mình và có phương pháp điều trị hợp lý nhất.

NGUYÊN NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẠN CẦN BIẾT

NGUYÊN NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẠN CẦN BIẾT 7

Tai biến mạch máu não (đột qụy) là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, tử vong tại Việt Nam và trên thế giới. Đây là tình trạng cấp cứu, cần được phát hiện điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thần kinh và vận động. Dưới đây là các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách cấp cứu, điều trị phòng ngừa tai biến mạch máu não.

NGUYÊN NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẠN CẦN BIẾT 9

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO LÀ GÌ?

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng mạch máu não (động mạch, mao mạch hoặc tĩnh mạch) bị tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột mà không do chấn thương sọ não. Khi các mao mạch vỡ, tắc nghẽn thì các tế bào não sẽ thiếu hụt oxy và dưỡng chất nên bắt đầu chết dần. Thời gian càng lâu thì các tế bào não chết đi càng nhiều, khiến người bệnh gặp tổn thương nặng, thậm chí gây tử vong. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh cũng dễ gặp những biến chứng nghiêm trọng như tê liệt tay chân, liệt nửa người, không thể giao tiếp,…

CÁC LOẠI TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Có nhiều cách để phân loại tai biến mạch máu não. Trong đó, cách thường gặp nhất là chia thành 2 nhóm:

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO DO THIẾU MÁU NÃO

Có đến khoảng 80% các ca bệnh tai biến mạch máu não là do thiếu máu cục bộ ở não. Hậu quả là lưu lượng máu lên não bị giảm hoặc tắc khiến không có đủ máu nuôi tế bào não, làm cho các tế bào não bị hoại tử. Trong thời gian 4 tiếng kể từ khi người bệnh có những triệu chứng tai biến đầu tiên, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO DO XUẤT HUYẾT NÃO

Dạng tai biến mạch máu não thứ 2 là xuất huyết não, với tỷ lệ chiếm 20% trên tổng số ca bệnh. Xuất huyết não là tình trạng máu tràn vào mô não, gây phù não và tăng áp lực các mô xung quanh não. Lúc này, các tế bào não sẽ dần chết đi và gây vỡ mạch não.

Chỉ trong vài phút thì người bệnh bị tai biến mạch máu não do xuất huyết não có thể tử vong, đòi hỏi phải cấp cứu nhanh và kịp thời. Chính vì vậy, tỷ lệ người bệnh tử vong do xuất huyết não thường cao hơn rất nhiều so với các trường hợp khác.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tai biến mạch máu não được chia thành 3 giai đoạn tiến triển chính, bao gồm:

GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, chưa xảy ra những biểu hiện nghiêm trọng hoặc không quá đặc trưng, khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác hoặc bỏ qua dấu hiệu bệnh.

Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn khởi đầu của tai biến mạch máu não bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội, đột ngột
  • Chóng mặt, buồn nôn, nôn
  • Yếu hoặc tê liệt nửa người
  • Khó nói, nói ngọng
  • Mất thị lực đột ngột

Nếu thấy người thân có một trong những triệu chứng trên, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH

Sau giai đoạn khởi đầu, tai biến mạch máu não sẽ chuyển qua giai đoạn nặng hơn. Nếu can thiệp ở giai đoạn này thì người bệnh vẫn có khả năng sống sót tuy nhiên sẽ có biến chứng nghiêm trọng như rối loạn thực vật, hôn mê, liệt nửa người,…

Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn quyết định của tai biến mạch máu não bao gồm:

  • Mất kiểm soát cơ thể một bên
  • Khó thở, rối loạn nhịp tim
  • Tăng huyết áp, hạ huyết áp
  • Co giật

GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN

Giai đoạn tiến triển chính là giai đoạn cuối cùng của một người bị tai biến mạch máu não, cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Nếu bỏ qua giai đoạn này thì người bị tai biến sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Các trường hợp cấp cứu, can thiệp trong giai đoạn này cũng khó khăn hơn và tỷ lệ thành công thấp hơn.

Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn tiến triển của tai biến mạch máu não bao gồm:

  • Hôn mê
  • Rối loạn thực vật
  • Liệt nửa người, liệt tứ chi
  • Khó nuốt, khó thở
  • Biến chứng nhiễm trùng

NGUYÊN NHÂN GÂY TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

NGUYÊN NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẠN CẦN BIẾT 11

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU CỤC BỘ

Nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ là do cục máu đông hình thành tại động mạch bị vữa xơ. Xơ vữa động mạch là tình trạng chất béo tích tụ trong trong lòng mạch thành các mảng xơ và cứng, gây hẹp động mạch. Khi mảng xơ vữa vỡ ra tạo điều kiện hình thành cục máu đông lấp kín lòng mạch.

Ngoài ra, thuyên tắc mạch cũng là một nguyên nhân gây tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ. Thuyên tắc mạch là tình trạng cục máu đông hình thành ở một vị trí khác trong hệ tuần hoàn, thường là từ tim, sau đó di chuyển theo dòng máu lên não gây thuyên tắc mạch máu não. Nguyên nhân chính của thuyên tắc thường là do bệnh lý từ tim, viêm nhiễm, ung thư.

Bệnh lý mạch máu não – thường là những động mạch nằm sâu trong não, cũng có thể dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỘT QUỴ XUẤT HUYẾT NÃO

Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não do xuất huyết não bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết não. Khi huyết áp tăng cao, thành mạch máu bị tổn thương, dễ vỡ.
  • Bệnh amyloidosis não: Đây là một bệnh lý hiếm gặp, trong đó các protein amyloid tích tụ trong não, gây tổn thương mạch máu và làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
  • Các bệnh rối loạn đông máu: Các bệnh lý này khiến máu khó đông, dễ gây chảy máu, bao gồm bệnh von Willebrand, bệnh hemophilia, bệnh thiếu máu tan máu,…
  • Điều trị thuốc chống đông máu: Thuốc chống đông máu được sử dụng để điều trị các bệnh lý như huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc động mạch phổi,… Tuy nhiên, thuốc này cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
  • Liệu pháp tiêu sợi huyết: Liệu pháp này được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ thiếu máu não cấp tính. Tuy nhiên, liệu pháp này cũng có thể gây xuất huyết não.
  • Dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch và các dị tật mạch máu khác: Các dị tật này có thể làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu và gây xuất huyết não.
  • Viêm mạch: Tình trạng viêm nhiễm mạch máu có thể làm suy yếu thành mạch, dễ vỡ.
  • Khối tân sinh trong sọ: Khối u não có thể làm tăng áp lực trong sọ, gây vỡ mạch máu và xuất huyết não.

AI CÓ NGUY CƠ BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO?

Nguy cơ bị tai biến mạch máu não tăng lên theo tuổi tác, người từ 55 tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn người trẻ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp người trẻ dưới 30 tuổi cũng bị đột quỵ.

Đàn ông có nguy cơ cao hơn phụ nữ. Ở phụ nữ, phần lớn các trường hợp tai biến mạch máu não xảy ra ở độ tuổi lớn hơn nam giới, nguy cơ tử vong cũng cao hơn nam giới.

Các yếu tố nguy cơ khác của tai biến mạch máu não là:

  • Tăng huyết áp (nguy cơ quan trọng nhất): Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất gây tai biến mạch máu não. Khi huyết áp tăng cao, thành mạch máu bị tổn thương, dễ vỡ.
  • Đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết: Đường huyết cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và xơ vữa động mạch.
  • Rối loạn lipid máu: Mức cholesterol cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và xơ vữa động mạch.
  • Bệnh tim: Suy tim, cơ tim giãn nở, bệnh van tim, rung nhĩ, bệnh tim bẩm sinh.
  • Bệnh lý mạch máu: Xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu.
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua: Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu của xơ vữa động mạch não, có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.
  • Ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ làm tăng huyết áp và nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Bệnh hồng cầu hình liềm là một bệnh di truyền làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và đái tháo đường, từ đó làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormone sau mãn kinh: Thuốc tránh thai và hormone sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ: Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Lối sống: Nghiện rượu, hút thuốc lá, ít hoạt động thể chất, sử dụng ma túy (cocaine, methamphetamine) có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.

ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Cấp cứu sớm và can thiệp chính xác, nhằm hạn chế các biến chứng cũng như giảm tối đa nguy cơ tử vong. Khi thấy người có triệu chứng tai biến nhẹ hay nặng thì cần lập tức gọi xe cấp cứu và hỗ trợ đưa người bệnh đến bệnh viện. Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ cho người bệnh không bị té ngã, đặt người bệnh nằm nghiêng để bảo vệ đường thở.

Trước và trong khi đưa người bệnh đi cấp cứu, tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống gì và không tự ý điều trị bằng các biện pháp như châm cứu, bấm huyệt, đánh gió,… Cũng không nên cho người bị tai biến uống thuốc huyết áp hoặc các loại thuốc khác mà chỉ theo dõi biểu hiện xem người bệnh có nôn mửa, co giật, méo miệng,… hay không.

CÁCH PHÒNG NGỪA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

NGUYÊN NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẠN CẦN BIẾT 13

Để phòng ngừa tai biến mạch máu não, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, uống rượu bia,… sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và rối loạn lipid máu.
  • Thường xuyên vận động thể lực: Vận động thể lực giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và tiểu đường.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.

Để phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát, người bệnh cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, uống rượu bia,… Ngoài ra, người bệnh cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống khoa học, vận động thường xuyên và giữ tinh thần thoải mái.