Dưỡng can tán – Trị chứng can hư, điều hoà cơ thể

Dưỡng can tán - Trị chứng can hư, điều hoà cơ thể 1

Một vị bác sĩ chia sẻ rằng sau khi điều tiết được cơ thể, nhiều chị em đã hỏi ông ấy sau này cần chú ý những gì, có nên dùng thực phẩm chức năng hay dược thiện, thực liệu để duy trì hiệu quả không. Cách đây không lâu, một bệnh nhân ngoài bốn mươi tuổi cũng tới gặp ông ấy do mắt khô, thường xuyên đau đầu, kinh nguyệt ra ít, chán ăn, cô lo mình tiền mãn kinh sớm. Kết quả bác sĩ thấy mạch cô ấy khá yếu, lưỡi có rêu trắng, da mặt nhợt nhạt, xanh xao, kết hợp với lời kê của bệnh nhân, ông ấy chẩn đoán đây là triệu chứng can huyết hư, tỳ hư, can khí uất kết. Đối với những trường hợp như vậy, sau khi điều hòa cơ thể và loại bỏ những triệu chứng, bác sĩ đã giới thiệu cho họ Dưỡng Can Tán để điều tiết cơ thể hằng ngày.

Dưỡng can tán - Trị chứng can hư, điều hoà cơ thể 3

Dưỡng can tán là một bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng dưỡng âm giúp cân bằng năng lượng âm trong cơ thể, hỗ trợ sức khỏe và tăng cường năng lượng, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc. Bài thuốc thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh do can âm hư, can nhiệt, như:

  • Mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt
  • Nhức đầu, mất ngủ
  • Chán ăn, khô miệng, táo bón
  • Rụng tóc, mụn nhọt
  • Da khô, vàng da
  • Viêm gan, xơ gan

Các vị thuốc trong bài thuốc này bao gồm: đương quy, bạch thược, sài hồ và bạch biển đậu (đậu ván trắng). Chắc mọi người đã không còn xa lạ với đương quy, bạch thược và sài hồ. Sài hồ là vị thuốc nổi tiếng để sơ can lý khí giúp tăng cường sự thông thoáng của khí huyết và năng lượng trong cơ thể; bạch thược có tác dụng dưỡng gan, bổ máu; đương quy thì bổ máu và hoạt huyết, là vị thuốc không thể thiếu trong phụ khoa. Ngoài ra, bài thuốc này còn dùng tới một nguyên liệu khác – bạch biển đậu.

Dưỡng can tán - Trị chứng can hư, điều hoà cơ thể 5

Lý Thời Trân, danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh, từng nói bạch biển đậu “khí hăng thơm, tính ôn bình, có công dụng ôn hòa, ngũ cốc của tỳ”, chính là do công dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể giải trừ các độc tố tích tụ trong cơ thể, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật, bổ tỳ, kiên vị, giúp kiện tỳ vị, tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon, ngủ ngon, da dẻ hồng hào. Trị các chứng bệnh do nhiệt độc gây ra, như:

  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt
  • Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Viêm gan, xơ gan
  • Rụng tóc, mụn nhọt
  • Mẩn ngứa, dị ứng

Bạch biển đậu được sử dụng trong bài thuốc này là loại đã được rang lên. Sau khi rửa sạch, rang bạch biển đậu cho tới khi hơi ngả sang màu vàng; mọi người cũng có thể mua bạch biển đậu rang sẵn. Bạch biển đậu khi đã rang sẽ có công dụng thu sáp, bổ tỳ, cầm tiêu chảy tốt hơn bạch biển đậu chưa rang; bạch biển đậu sống trừ thấp tốt hơn, tuy nhiên lại chứa nhiều hàn khí hơn loại đã rang, nên nếu sử dụng trong thời gian dài dễ làm tổn thương tỳ vị. Dưỡng Can Tán sử dụng bạch biển đậu đã rang, vì vậy phù hợp cho việc dưỡng gan hằng ngày của chị em phụ nữ, đặc biệt là những người ngoài ba mươi tuổi.

Vậy công thức nào hợp lý cho bài thuốc này? Đầu tiên lấy bốn nguyên liệu theo tỷ lệ: nếu bạn có 500g đương quy, thì lượng bạch thược, sài hồ và bạch biển đậu cũng là 500g mỗi loại. Thái thành từng miếng nhỏ hoặc cắt lát mỏng, sau đó lần lượt cho vào máy xay thành bột, dùng thìa trộn đều, cho vào hộp bảo quản. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy 3g hỗn hợp này pha với nước nóng rồi uống . Nếu cảm thấy khó uống bạn có thể cho thêm một chút mật ong để tăng mùi vị, nhưng tốt nhất không nên thêm đường.

Những điều cần ghi nhớ:

  • Dưỡng Can Tán là bài thuốc phù hợp để điều tiết cơ thể hằng ngày, gồm bốn vị thuốc: đương quy, bạch thược, sài hồ và bạch biển đậu.
  • Pha đúng tỉ lệ và uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

Vàng da có phải là do tuổi già?

Vàng da có phải là do tuổi già? 7

“Vàng da” “da vàng”hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mặc dù chúng ta là người da vàng, nhưng chắc chắn nước da hồng hào, căng tràn sức sống khi còn trẻ sẽ khác làn da vàng sạm “úa màu” khi bước sang tuổi trung niên.

Vàng da có phải là do tuổi già? 9

Rất nhiều chị em cho rằng qua thời gian, nhan sắc suy giảm đó là lẽ thường tình. Khi đó làn da không còn tươi tắn, mềm mại, mà trở nên khô khan và nhạt nhòa như cây cỏ khô héo. Điều này thường được nhìn nhận là một hiện tượng tất yếu của sự lão hóa, tương tự như việc viên ngọc lâu năm mất đi độ sáng của mình. Chúng ta liệu có vui vẻ với điều đó? Tất nhiên là “KHÔNG”.

Bởi vậy từ xưa đến nay, biết bao nhà y học, nhà khoa học đã miệt mài nghiên cứu để tìm ra bí quyết duy trì và cải thiện nhan sắc cũng như sức khỏe tổng thể của cơ thể, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình lão hóa của làn da theo dòng chảy thời gian. Họ chứng minh được rằng sự suy giảm nhan sắc không nhất thiết phải là một kết quả không tránh khỏi.

Quả thật chúng ta đã thành công phần nào trên hành trình níu giữ sắc đẹp. Xung quanh tôi có những cụ già bảy, tám mươi tuổi tóc bạc trắng, khuôn mặt đầy nếp nhăn, song sắc mặt trông vẫn rạng rỡ, khiến chúng ta nhớ tới câu “hạc phát đồng nhan” – tuy tóc đã bạc phơ nhưng khuôn mặt tựa trẻ nhỏ, trông vô cùng khỏe mạnh và phấn chấn.

Tuy nhiên, tôi cũng từng gặp khá nhiều cô gái tuổi đôi mươi mà làn da đã chuyển màu vàng sạm, mặt mũi xanh xao, phờ phạc.Vậy nguyên nhân do đâu?

Sau khi khám bệnh, nhận thấy họ hay bị đau bụng kinh dữ dội, thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy đuối sức. Đó là dấu hiệu của sự suy nhược nghiêm trọng trong hệ thống khí huyết, đặc biệt có liên quan đến gan.

Tất nhiên không phải lúc nào nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng da cũng liên quan đến gan, mà nó có thể do tỳ hư, huyết hư hoặc thận hư gây ra, hoặc do can khí uất kết, can huyết không đủ.

Vì vậy, quan điểm cần được thay đổi, đó cũng chính là điều tôi muốn nói. Vàng da chưa chắc đã liên quan đến tuổi tác, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các cơ quan nội tạng, trong đó có gan. Chúng ta không thể chủ quan phớt lờ mà nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ để làm rõ vấn đề, xem bản thân có cần bồi bổ gan không và nên bồi bổ thế nào, giúp làn da sớm lấy lại vẻ căng bóng, sáng mịn. Có vậy thể chất và tinh thần mới thoải mái, vui vẻ được.

Vàng da có phải là do tuổi già? 11

Tôi thường nghe bác sĩ nói với bệnh nhân rằng: “Bạn phải chăm sóc gan của mình thật tốt.” và bệnh nhân trả lời: “Tôi thấy gan của tôi tốt mà, không có vấn đề gì bất thường cả.” Nhưng các cụ có câu: “Dạ dày là cái loa, gan là thằng câm.” Dạ dày chỉ cần hơi khó chịu một chút, bạn sẽ cảm thấy đau ngay và lập tức chú ý tới nó. Nhưng gan thì khác, nó sẽ âm thầm chịu đựng mọi thứ, cho tới khi không thể chịu được nữa; lúc đó bạn sẽ thấy vùng gan đau nhói, đồng nghĩa với việc bệnh đã trở nên nghiêm trọng.

Vì vậy, chúng ta cần xây dựng ý thức chăm sóc và bảo vệ gan. Khi thấy da có dấu hiệu thay đổi, đừng nghĩ đó chỉ là biểu hiện của tuổi già, hãy tự hỏi: Phải chăng cơ quan nào đó trong cơ thể đang gặp vấn đề? Cần điều chỉnh và chăm sóc như thế nào đây? Khi bạn nhận thức được điều này và chăm sóc tốt cho lá gan của mình, chẳng cần quá tốn công chăm chút, sắc đẹp cũng sẽ tự tới tìm bạn.

 Những điều cần ghi nhớ:

Da xuống sắc chưa chắc đã là hiện tượng tất yếu theo thời gian, nó có thể liên quan đến gan, tỳ hoặc thận. Đừng chủ quan, hãy tìm hiểu nguyên nhân và bồi bổ gan khi cần thiết để giúp làn da mau chóng sáng mịn trở lại.