Vàng da có phải là do tuổi già?

Vàng da có phải là do tuổi già? 1

“Vàng da” “da vàng”hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mặc dù chúng ta là người da vàng, nhưng chắc chắn nước da hồng hào, căng tràn sức sống khi còn trẻ sẽ khác làn da vàng sạm “úa màu” khi bước sang tuổi trung niên.

Vàng da có phải là do tuổi già? 3

Rất nhiều chị em cho rằng qua thời gian, nhan sắc suy giảm đó là lẽ thường tình. Khi đó làn da không còn tươi tắn, mềm mại, mà trở nên khô khan và nhạt nhòa như cây cỏ khô héo. Điều này thường được nhìn nhận là một hiện tượng tất yếu của sự lão hóa, tương tự như việc viên ngọc lâu năm mất đi độ sáng của mình. Chúng ta liệu có vui vẻ với điều đó? Tất nhiên là “KHÔNG”.

Bởi vậy từ xưa đến nay, biết bao nhà y học, nhà khoa học đã miệt mài nghiên cứu để tìm ra bí quyết duy trì và cải thiện nhan sắc cũng như sức khỏe tổng thể của cơ thể, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình lão hóa của làn da theo dòng chảy thời gian. Họ chứng minh được rằng sự suy giảm nhan sắc không nhất thiết phải là một kết quả không tránh khỏi.

Quả thật chúng ta đã thành công phần nào trên hành trình níu giữ sắc đẹp. Xung quanh tôi có những cụ già bảy, tám mươi tuổi tóc bạc trắng, khuôn mặt đầy nếp nhăn, song sắc mặt trông vẫn rạng rỡ, khiến chúng ta nhớ tới câu “hạc phát đồng nhan” – tuy tóc đã bạc phơ nhưng khuôn mặt tựa trẻ nhỏ, trông vô cùng khỏe mạnh và phấn chấn.

Tuy nhiên, tôi cũng từng gặp khá nhiều cô gái tuổi đôi mươi mà làn da đã chuyển màu vàng sạm, mặt mũi xanh xao, phờ phạc.Vậy nguyên nhân do đâu?

Sau khi khám bệnh, nhận thấy họ hay bị đau bụng kinh dữ dội, thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy đuối sức. Đó là dấu hiệu của sự suy nhược nghiêm trọng trong hệ thống khí huyết, đặc biệt có liên quan đến gan.

Tất nhiên không phải lúc nào nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng da cũng liên quan đến gan, mà nó có thể do tỳ hư, huyết hư hoặc thận hư gây ra, hoặc do can khí uất kết, can huyết không đủ.

Vì vậy, quan điểm cần được thay đổi, đó cũng chính là điều tôi muốn nói. Vàng da chưa chắc đã liên quan đến tuổi tác, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các cơ quan nội tạng, trong đó có gan. Chúng ta không thể chủ quan phớt lờ mà nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ để làm rõ vấn đề, xem bản thân có cần bồi bổ gan không và nên bồi bổ thế nào, giúp làn da sớm lấy lại vẻ căng bóng, sáng mịn. Có vậy thể chất và tinh thần mới thoải mái, vui vẻ được.

Vàng da có phải là do tuổi già? 5

Tôi thường nghe bác sĩ nói với bệnh nhân rằng: “Bạn phải chăm sóc gan của mình thật tốt.” và bệnh nhân trả lời: “Tôi thấy gan của tôi tốt mà, không có vấn đề gì bất thường cả.” Nhưng các cụ có câu: “Dạ dày là cái loa, gan là thằng câm.” Dạ dày chỉ cần hơi khó chịu một chút, bạn sẽ cảm thấy đau ngay và lập tức chú ý tới nó. Nhưng gan thì khác, nó sẽ âm thầm chịu đựng mọi thứ, cho tới khi không thể chịu được nữa; lúc đó bạn sẽ thấy vùng gan đau nhói, đồng nghĩa với việc bệnh đã trở nên nghiêm trọng.

Vì vậy, chúng ta cần xây dựng ý thức chăm sóc và bảo vệ gan. Khi thấy da có dấu hiệu thay đổi, đừng nghĩ đó chỉ là biểu hiện của tuổi già, hãy tự hỏi: Phải chăng cơ quan nào đó trong cơ thể đang gặp vấn đề? Cần điều chỉnh và chăm sóc như thế nào đây? Khi bạn nhận thức được điều này và chăm sóc tốt cho lá gan của mình, chẳng cần quá tốn công chăm chút, sắc đẹp cũng sẽ tự tới tìm bạn.

 Những điều cần ghi nhớ:

Da xuống sắc chưa chắc đã là hiện tượng tất yếu theo thời gian, nó có thể liên quan đến gan, tỳ hoặc thận. Đừng chủ quan, hãy tìm hiểu nguyên nhân và bồi bổ gan khi cần thiết để giúp làn da mau chóng sáng mịn trở lại.

Tứ nghịch tán – Bài thuốc cổ cho căn bệnh can uất Kết

Tứ nghịch tán - Bài thuốc cổ cho căn bệnh can uất Kết 7

Lá Gan của chúng ta thuộc mộc, được ví như mùa xuân, luôn mong muốn được phát triển. Tựa như cây cối muốn sinh sôi phát triển cần có đủ không gian để vươn lên. Chính vì vậy, gan thích được “điều đạt”, một trạng thái mà tâm hồn có thể trải nghiệm vui vẻ và thoải mái. Trong hành trình chữa trị can khí uất kết, chúng ta như đang mở rộng lối đi cho khí, tạo ra điều kiện cho sự thông thuận, được gọi là “sơ can”. 

Tứ nghịch tán - Bài thuốc cổ cho căn bệnh can uất Kết 9

Đối với người mắc chứng can khí uất kết đơn thuần, phương thuốc điển hình nhất chính là Tứ Nghịch Tán được hợp thành từ bốn loại thảo dược: sài hồ, bạch thược, chỉ thực và cam thảo (nướng). Công thức cụ thể là mỗi loại thảo dược lấy 6g, sắc với lượng nước vừa đủ, ngày hai lần, mỗi lần khoảng một lít, uống lúc còn ấm nóng.

Sài hồ – loại thảo dược đầu tiên được nhắc đến trong bài thuốc này, nổi tiếng với công dụng giúp lưu thông khí huyết, đào thải chất độc, và kích thích quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Vị thuốc này vô cùng quan trọng, là lựa chọn đầu tiên để chữa trị chứng uất kết thông thường. Bên cạnh đó với những công dụng mà nó mang lại, cần sử dụng một cách cẩn thận. Đối với bệnh trầm cảm lâu ngày, không nên sử dụng quá nhiều sài hồ, phải để nó từ từ đẩy nhưng luồng khí tiêu cực ra khỏi cơ thể.

Bạch dược được xem như là thần dược trong bài thuốc, với vai trò quan trọng trong việc dưỡng huyết liêm âm và trung hòa tác động của sài hồ để không làm tổn thương yếu tố âm trong cơ thể.

Về thực tế, loại thảo dược này thường được dùng vỏ vì nó có khả năng phá khí rất mạnh. Nếu khí uất kết quá nghiêm trọng, giống như chúng đang cuộn vào nhau thành cục trong cơ thể, lúc này chỉ thực sẽ phá vỡ được liên kết này.

Cuối cùng là cam thảo (nướng), giống như một “lão tướng” văn võ song toàn, nó có tác dụng điều hòa dược tính của các loại thuốc khác, giúp chúng trở nên ôn hòa hơn và không gây ra phản ứng phụ trong cơ thể.

Tứ nghịch tán - Bài thuốc cổ cho căn bệnh can uất Kết 11

Mặc dù  phương thuốc này có nguồn gốc từ y học cổ truyền, đến ngày nay vẫn được áp dụng rộng rãi bởi tính toàn diện, sử dụng được cho nhiều đối tượng, phù hợp với các bệnh nhân đang mắc chứng can khí uất kết thông thường.

Bài thuốc dùng trên lâm sàng chữa chứng Can uất chân tay quyết nghịch hoặc can tỳ bất hòa gây nên bụng sườn đau hoặc nôn hoặc bụng đầy ợ hơi, mạch “huyền” có lực. Trong trường hợp có thực tích gia Mạch nha và Kê nội kim, có thể sử dụng để tiêu thực; nếu có huyết ứ gia Đơn sâm, Bồ hoàng, và Ngũ linh chi có thể được sử dụng để tán ứ chỉ thống; nếu có Hoàng đản gia, Nhân trần cao, và Uất kim có thể được sử dụng để thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng và giảm khí trệ nặng. Nếu xuất hiện triệu chứng đau bao tử thuộc chứng Can vị bất hòa, có thể áp dụng bài Tứ nghịch tán.

Trong trường hợp vùng thượng vị đau đầy, mồm đắng và ợ chua, có thể sử dụng Tả kim hoàn để hạ khí giáng nghịch và giải tả nhiệt khai uất.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với những phương thuốc Đông Y đòi hỏi sự chẩn đoán chính xác đúng liều lượng dựa trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân và hơn hết đó là đúng người, đúng bệnh. Khi bạn không thể chắc chắn chẩn đoán chính xác triệu chứng bệnh của mình thì đừng tự ý dùng thuốc một cách tùy tiện. Bởi vì nếu can khí uất kết lâu và có dấu hiệu hóa hỏa, bạn cần dùng Đan Chi Tiêu Dao Hoàn; nếu khí trệ, huyết ứ có thể phải dùng Sài Hồ Sơ Can Tán chứ không phải Tứ Nghịch Tán.

*Những điều cần ghi nhớ:

Phương thuốc chính để chữa trị chứng can khí uất kết là Tứ Nghịch Tán, với thành phần chủ yếu là sài hồ, bạch thược, chỉ thực và cam thảo (nướng). Liều lượng cụ thể là 6g cho mỗi loại thảo dược, sắc với lượng nước vừa đủ. Uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng một lít, khi nước còn ấm nóng.

Trong Đông y, việc chú trọng vào việc đúng bệnh, đúng người và điều chỉnh phương thuốc để phù hợp với từng trường hợp cụ thể là quan trọng. Nếu không thể tự chẩn đoán triệu chứng của mình một cách chính xác, hạn chế việc sử dụng thuốc tùy tiện