Viêm da cơ địa: Những điều bạn cần biết

Viêm da cơ địa: Những điều bạn cần biết 1

Viêm da cơ địa là một bệnh lý về da mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.

Viêm da cơ địa: Những điều bạn cần biết 3

Hình ảnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng, chàm sữa hay lác sữa ở trẻ em. Bệnh có đặc trưng xuất hiện các mảng da viêm đỏ, bong vảy, hoặc  da  viêm đỏ rỉ dịch, ngứa dữ dội. Nếu càng gãi (để giảm ngứa) thì càng làm da bị chấn thương, trầy xước gây nhiễm trùng da. Đây là bệnh mạn tính, dễ tái phát. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ, bệnh sẽ phát triển lên thành viêm da cơ địa bội nhiễm.

Bệnh viêm da cơ địa là một dạng bệnh đặc biệt của bệnh chàm, thuật ngữ bệnh chàm dùng để chỉ nhiều loại viêm da có đặc điểm khá giống nhau như: 

  • Viêm da cơ ở tay: Chỉ xuất hiện tổn thương ở tay, do tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất gây kích ứng. 
  • Viêm da tiếp xúc (do dị ứng hoặc kích ứng): Là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với một số hóa chất. 
  • Bệnh tổ đỉa: Bệnh chàm với nhiều mụn nước, chỉ phát triển ở ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân, ngứa nhiều.
  • Viêm da thần kinh: Đặc trưng bởi các mảng da dày lên do bị cọ xát hoặc gãi nhiều lần. 
  • Viêm da ứ nước: Một loại kích ứng da ở người có hệ tuần hoàn kém, chủ yếu ở vùng cẳng chân. 
  • Nứt nẻ da chân, da tay: Là một dạng bệnh mạn tính của bệnh chàm, da phản ứng bằng cách tăng sừng quá mức gây những đường nứt da, chảy máu và đau nhiều.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da mãn tĩnh, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như da khô, ngứa ngáy dữ dội, mẩn đỏ, bong vảy.

Nguyên nhân chính xác dẫn đến bị viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền: Viêm da cơ địa có tính di truyền cao, nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Yếu tố miễn dịch: Trong cơ thể người mắc viêm da cơ địa, hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân kích thích bên ngoài, dẫn đến tình trạng viêm da.
  • Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như thời tiết khô, nóng, lạnh, tiếp xúc với lông động vật, chất kích thích da,… có thể làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Triệu chứng của viêm da cơ địa

Triệu chứng của viêm da cơ địa thường xuất hiện sớm trong giai đoạn sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như da khô, ngứa ngáy dữ dội, mẩn đỏ, bong vảy.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Một số triệu chứng thường gặp ở bé bị viêm da cơ địa:

  • Da khô, ngứa và có vảy, đặc biệt là ở mặt, da đầu và nếp gấp da.
  • Phát ban trên da đầu hoặc má, có thể gây bong vảy và chảy dịch.
  • Khó ngủ do ngứa da.
  • Nhiễm trùng da do gãi.
Viêm da cơ địa: Những điều bạn cần biết 5

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em

Trẻ bị viêm da cơ địa thường có các triệu chứng :

  • Phát ban ở các nếp gấp của khuỷu tay, đầu gối hoặc cả hai.
  • Các mảng da có vảy tại vị trí phát ban.
  • Đốm da sáng hoặc tối.
  • Da trở nên dày và cứng.
  • Da khô và có vảy.
  • Phát ban trên cổ và mặt, đặc biệt là quanh mắt.

Triệu chứng thường gặp ở người lớn

Người lớn bị viêm da cơ địa từ khi còn nhỏ có thể có các mảng da bị đổi màu hoặc sần sùi, dễ bị kích ứng. Một số triệu chứng xuất hiện ở người lớn:

  • Da khô và có vảy, đặc biệt là ở các nếp gấp da.
  • Ngứa ngáy dữ dội, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Phát ban ở các nếp gấp của khuỷu tay, đầu gối hoặc cả hai.
  • Sau gáy.
  • Trên mặt.
  • Người lớn cũng có nhiều khả năng có các triệu chứng quanh mắt.

Các dấu hiệu khác

Ngoài các triệu chứng trên, viêm da cơ địa có thể gây ra một số dấu hiệu khác, bao gồm:

  • Mụn nước: Mụn nước có thể xuất hiện ở các vùng da bị viêm da cơ địa.
  • Vết nứt da: Vết nứt da có thể xuất hiện ở các vùng da bị viêm da cơ địa, đặc biệt là ở các nếp gấp da.
  • Thay đổi sắc tố da: Viêm da cơ địa có thể khiến da bị đổi màu, có thể là tối hơn hoặc sáng hơn.
  • Sẹo: Sẹo có thể xuất hiện ở các vùng da bị viêm da cơ địa, đặc biệt là ở các vùng da bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường xuất hiện theo từng đợt, thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, rồi tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần, và thường nặng hơn theo thời gian.

Biến chứng của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Viêm nhiễm da: Da bị viêm da cơ địa thường dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
  • Viêm da tiếp xúc: Tiếp xúc với các chất kích thích da như xà phòng, chất tẩy rửa,… có thể làm nặng thêm các triệu chứng của viêm da cơ địa.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn khác: Người mắc viêm da cơ địa có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm khớp dạng thấp,…

Cách chữa viêm da cơ địa

Hiện nay, chưa có thuốc trị viêm da cơ địa hoàn toàn, nhưng có thể điều trị để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Thuốc bôi viêm da cơ địa là phương pháp điều trị thường được sử dụng nhất hiện nay. Để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả, bạn có thể thực hiện các cách trị viêm da cơ địa sau đây:

Sử dụng kem chống ngứa

  • Kem chống ngứa là kem bôi viêm da cơ địa thường được bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Nếu ngứa quá nặng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamine đường uống, thường được sử dụng buổi tối để giảm ngứa và giúp ngủ.

Dùng kem dưỡng ẩm

  • Kết hợp kem dưỡng ẩm để giảm triệu chứng khó chịu và duy trì độ ẩm cho da.
  • Dưỡng ẩm đều đặn, đặc biệt là trong thời tiết lạnh và khô, để tránh da nứt nẻ.

Kem kháng viêm

Hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Tuy nhiên, nên hạn chế bôi kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc khác như làm ẩm da, mềm da cũng giúp kiểm soát viêm da cơ địa mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc. Vì nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tùy vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê dạng hoạt chất từ nhẹ đến nặng.

Kháng sinh

  • Trong trường hợp nhiễm trùng da, bác sĩ có thể kê kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
  • Đảm bảo vệ sinh vùng bị tổn thương và thay băng đều để tránh nhiễm trùng.

Hạn chế yếu tố kích thích

  • Tránh thức ăn gây dị ứng, giữ vệ sinh nhà cửa, giặt giũ đồ giường và nệm thường xuyên.
  • Tránh khói thuốc lá và môi trường bụi bặm.

Chăm sóc da hằng ngày

  • Tắm ngắn, sử dụng nước ấm thay vì nước nóng.
  • Chọn các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng và không kích thích.
  • Hạn chế gãi da và giữ móng tay ngắn.

Duy trì độ ẩm và ăn uống lành mạnh

  • Sử dụng kem giữ ẩm khi trời lạnh.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da từ bên trong.

Phương pháp điều trị khác

Liệu pháp miễn dịch và quang tuyến trị liệu có thể được xem xét dưới sự giám sát của bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng và độ nặng của bệnh.

Cách phòng ngừa viêm da cơ địa

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt sau khi đổ nhiều mồ hôi.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm để tránh khô da.
  • Hạn chế tắm nước nóng để tránh kích thích da, gây ngứa và viêm.
  • Sử dụng cố định loại nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng tắm gội dịu nhẹ, phù hợp với da.
  • Bạn phải đọc kỹ thành phần để tránh gây kích ứng cho da.
  • Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia, không hút thuốc lá,… có thể kích thích dị ứng, gây ngứa ngáy.
  • Không tự ý mua thuốc chống dị ứng, cần uống theo toa của bác sĩ.
  • Mặc áo thoáng mát, vải mềm, mỏng trong thời tiết nóng.
  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Một số câu hỏi thường gặp

Có thể chữa trị hoàn toàn bệnh viêm da cơ địa hay không?

Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh lý mạn tính, không thể chữa trị hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được bằng cách sử dụng nhiều biện pháp. Tình trạng này tương tự như viêm mũi dị ứng, không thể chữa khỏi nhưng có thể được phòng ngừa và kiểm soát.

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Người mắc viêm da cơ địa có thể hợp nhất với chế độ ăn uống bao gồm:

  • Cá giàu omega như cá ngừ, cá thu, cá hồi.
  • Thực phẩm probiotic như sản phẩm lên men.
  • Rau củ và trái cây chứa flavonoid kháng viêm như dâu, sơ ri, táo, cải bó xôi.
  • Nên tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu nành, cà chua, và các thực phẩm chứa nhiều niken.

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa không đe dọa đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ngứa nhiều gây mất ngủ, giảm tập trung, và tăng nguy cơ trầm cảm. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm da thần kinh, viêm da cơ địa bội nhiễm, và sốt cao.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da cơ địa?

Trẻ em đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra, người có hệ miễn dịch yếu, dị ứng, hoặc có tiền sử gia đình với bệnh lý này cũng có nguy cơ cao.

Khi nào nên thăm bác sĩ về bệnh viêm da cơ địa?

Ngay khi xuất hiện dấu hiệu viêm da cơ địa, việc thăm bác sĩ là quan trọng để có phác đồ điều trị phù hợp. Đối với các biểu hiện nghiêm trọng như sưng đỏ, có mụn mủ, đau, sốt, cần đến bác sĩ ngay để tránh biến chứng nặng nề.

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, mẩn đỏ, bong vảy,… và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Viêm da cơ địa có lây không?

Theo các nghiên cứu khoa học, viêm da cơ địa không có tính lây lan. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các mụn nước hoặc dịch tiết, máu từ thương tổn do gãi hoặc trầy xước trên da không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, viêm da cơ địa có thể có yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột của bạn bị viêm da cơ địa, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Trẻ em bị viêm da cơ địa tắm lá gì?

Theo kinh nghiệm dân gian, có một số loại lá có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em, bao gồm:

  • Lá khế: Lá khế có chứa các chất flavonoid, triterpene, steroid, có tác dụng kháng viêm, làm lành vết thương. 
  • Lá chè xanh: Lá chè xanh có chứa các chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa.

Hiện nay, chưa có thuốc trị viêm da cơ địa hoàn toàn, nhưng có thể điều trị để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ cho trẻ em

Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ cho trẻ em 7

Đau mắt đỏ khiến trẻ ngứa ngáy, cộm mắt, mắt có gỉ khi ngủ dậy… Trẻ bị đau mắt đỏ cần được điều trị kịp thời, đúng cách để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc, là một hội chứng phổ biến, đặc biệt là trong các giai đoạn chuyển mùa, nơi mà nó có khả năng lây lan một cách dễ dàng và hầu hết các trường hợp đều mang tính chất không nguy hiểm. Trẻ em thường là nhóm dễ mắc bệnh này do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ và vệ sinh cá nhân thường kém.

Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ cho trẻ em 9

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ có thể xuất phát từ vi khuẩn, virus, hoặc các phản ứng dị ứng, kích ứng với thành phần trong thuốc nhỏ mắt, bụi bẩn, phấn hoa và các nguyên nhân khác. Ở Việt Nam, nhiều trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu là do virus, với Enterovirus và Adenovirus là phổ biến, trong khi Herpes Simplex Virus, Coronavirus, Varicella Zoster Virus xuất hiện ít hơn.

Bệnh nhân nhiễm virus thường có những biểu hiện như ngứa mắt, chảy nước mắt, tiết dịch mắt loãng, có nang kết dưới mí mắt và có khả năng xuất hiện hạch trước tai. Trong trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, triệu chứng thường không kéo dài quá 14 ngày, bao gồm cảm giác có vật thể lạ trong mắt, cộm mắt, mờ mắt vào buổi sáng, chảy mủ và có thể xuất hiện u nhú kết mạc.

Lưu ý rằng tình trạng đau mắt đỏ có tốc độ lây nhiễm nhanh, thậm chí bắt đầu lây lan trước khi bệnh nhân thể hiện bất kỳ biểu hiện nào bên ngoài. Con đường chính của việc lây nhiễm chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng của người nhiễm bệnh. Do đó, trẻ em thường dễ nhiễm đau mắt đỏ khi ở trong môi trường trường học.

Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách và kịp thời, đau mắt đỏ ở trẻ em có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm loét giác mạc, có thể dẫn đến mất khả năng nhìn.

Thuốc đau mắt đỏ cho trẻ em

Nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%) là một giải pháp đơn giản và an toàn để trị đau mắt đỏ ở trẻ em. Nước muối sinh lý 0,9% giúp làm mềm những chất nhầy trên mắt sau khi thức dậy, ngăn chặn tình trạng mắt khô và giảm lượng virus. Liều lượng thường được khuyến khích là khoảng 2 giọt mỗi bên mắt mỗi 2 giờ.

Các loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị đau mắt đỏ. Tobramycin (tobrex) thường được bác sĩ kê đơn, đặc biệt trong trường hợp nhiễm khuẩn. Ngoài ra, còn có các loại kháng sinh khác như ciprofloxacin, ofloxacin, dyomicin, neomycin. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này cần theo đúng chỉ định của bác sĩ và không nên tự y áp dụng.

Các loại thuốc nhỏ mắt chứa corticoid kháng viêm như dexamethason, hydrocortison, fluoromethason, prednisolon cũng được sử dụng để giảm viêm và làm giảm lượng dịch nhầy trên mắt. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng thuốc nhỏ mắt có corticoid (như Tobradex) khi trẻ có viêm loét giác mạc, vì có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sự sử dụng corticoid nên được hướng dẫn và giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ cho trẻ em 11

Nước mắt nhân tạo cũng là một lựa chọn để duy trì độ ẩm và tăng cường nước nhầy trên mắt, ngăn chặn tình trạng khô mắt. Tuy nhiên, việc sử dụng nước mắt nhân tạo cần được bác sĩ đánh giá và kê đơn theo tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ.

Cách dùng thuốc trị đau mắt đỏ cho trẻ

Để đảm bảo an toàn khi điều trị đau mắt đỏ ở trẻ, các bậc cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây

  • Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tránh tự y áp dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ sử dụng thuốc được kê đơn và tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng được hướng dẫn.
  • Không sử dụng thuốc cũ hoặc thuốc của người khác: Tránh việc sử dụng thuốc từ các lọ thuốc cũ hoặc thuốc của người khác, vì điều này có thể gây nguy hiểm và không phù hợp với tình trạng cụ thể của trẻ.
  • Không áp dụng phương pháp dân gian không đảm bảo: Tránh những biện pháp không chính thức như việc nhỏ sữa non vào mắt trẻ sơ sinh để điều trị đau mắt đỏ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Theo dõi và báo cáo triệu chứng bất thường: Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào không bình thường hoặc tình trạng không cải thiện sau khi sử dụng thuốc, cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc cách sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tuân thủ theo dõi của bác sĩ: Nếu bác sĩ yêu cầu theo dõi tình trạng trẻ sau khi sử dụng thuốc, cha mẹ cần đảm bảo tuân thủ theo dõi đúng như hướng dẫn. Thông báo ngay cho bác sĩ về mọi thay đổi hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc.

Chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đỏ

Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ đúng cách không chỉ giúp giảm khó chịu cho trẻ mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Dưới đây là những biện pháp cha mẹ nên thực hiện:

Hạn chế đi học

Không nên cho trẻ đi học cho đến khi bệnh tình cải thiện. Điều này giúp giảm rủi ro lây nhiễm cho các bạn học và giáo viên, đồng thời giúp trẻ có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.

Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ cho trẻ em 13

Hạn chế tiếp xúc và biện pháp phòng ngừa

  • Tránh để trẻ tiếp xúc nhiều với người khác để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
  • Trong trường hợp cần thiết phải ra khỏi nhà hoặc đi đến nơi công cộng, đảm bảo thực hiện biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, đeo kính chắn bọt, rửa tay sạch sẽ với xà phòng khử khuẩn.

Vệ sinh mắt

  • Sử dụng miếng gạc hoặc khăn sạch và đã được khử khuẩn để lau sạch mắt, đặc biệt là loại bỏ gỉ mắt.
  • Có thể thực hiện rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi

  • Đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ dưỡng chất và duy trì sự đủ nước.
  • Hạn chế thời gian trẻ xem tivi và sử dụng các thiết bị điện tử khác.
  • Tăng cường thời gian nghỉ ngơi giúp cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ hồi phục mạnh mẽ hơn.