Quầng thâm mắt không đơn giản là do thiếu ngủ

Quầng thâm mắt không đơn giản là do thiếu ngủ 1

Quầng thâm mắt là tình trạng vùng da dưới mắt bị sẫm màu hơn bình thường, thường có màu tím, xanh hoặc nâu. Quầng thâm mắt có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mắt, và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ người nào, ở mọi lứa tuổi. Nó khiến chúng ta trông ủ rũ và phờ phạc. 

Quầng thâm mắt không đơn giản là do thiếu ngủ 3

Nguyên nhân gây ra quầng thâm mắt chúng ta thường nghĩ đơn giản là do thức đêm hoặc ngủ không ngon giấc. Nhưng thật ra nó đến từ nhiều lý do khác nhau.

  • Thiếu ngủ: Khi bạn thiếu ngủ, máu không lưu thông tốt, làn da không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy, làm cho mắt trở nên thâm quầng.
  •  Stress và mệt mỏi: Stress và mệt mỏi không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn làm máu khó lưu thông, làn da trở nên sạm màu và có thể xuất hiện thâm quầng mắt.
  •  Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể làm tăng sản xuất melanin, làm cho da sạm màu và thâm quầng mắt nổi bật hơn.
  •  Dị ứng: Những dạng dị ứng như phấn hoa, lông thú có thể gây viêm và sưng ở vùng dưới mắt, dẫn đến tình trạng thâm quầng.
  •  Thói quen xấu: Việc dụi mắt, thức khuya, sử dụng điện thoại, máy tính nhiều, hút thuốc lá, uống rượu bia cũng có thể làm gia tăng tình trạng thâm quầng mắt.

Những thay đổi nhỏ trong lối sống và chăm sóc bản thân có thể giúp giảm thiểu tình trạng thâm quầng mắt.

Tuy nhiên, nếu quầng thâm mắt tồn tại trong thời gian dài chứ không biến mất sau một vài giấc ngủ đầy đủ thì bạn cần hết sức chú ý, lúc này nó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Nguyên nhân gây ra thâm quầng mắt có thể xuất phát từ những vấn đề nội tại trong cơ thể:

Quầng thâm mắt không đơn giản là do thiếu ngủ 5
  •  Thiếu máu: Khi cơ thể thiếu máu, làn da không nhận được đủ dưỡng chất và oxy, dẫn đến trạng thái nhợt nhạt và xuất hiện thâm quầng ở vùng mắt.
  •  Các bệnh lý về mắt: Những vấn đề như viêm kết mạc, viêm giác mạc, hay viêm xoang có thể góp phần tạo ra tình trạng thâm quầng mắt.
  •  Các bệnh lý về nội khoa: Thông qua khám lâm sàng, người ta thấy rằng khoảng 20% bệnh nhân viêm gan mãn tính sẽ xuất hiện quầng thâm dai dẳng. Gan là cơ quan thải độc, khi gan gặp vấn đề, các độc tố tồn đọng trong cơ thể dẫn đến tình trạng tích tụ sắc tố dưới da. Vùng da quanh mắt lại mỏng và có kết cấu lỏng lẻo nên dễ xuất hiện quầng thâm. Ngoài ra suy thận, bệnh tim mạch… cũng có thể gây thâm quầng mắt.

Việc hiểu rõ nguyên nhân bên trong giúp chúng ta đưa ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả, từ việc điều trị các bệnh lý cụ thể đến việc duy trì một lối sống lành mạnh để ngăn chặn tình trạng thâm quầng mắt từ bên trong cơ thể.

Những điều cần ghi nhớ:

Để cải thiện tình trạng thâm mắt, quan trọng nhất là xác định nguyên nhân gây ra để có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những biện pháp bạn có thể thực hiện nếu thâm mắt là kết quả của nguyên nhân bên ngoài:

Quầng thâm mắt không đơn giản là do thiếu ngủ 7
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo bạn có thời gian ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm để giúp cơ thể hồi phục và làm giảm tình trạng thâm mắt.
  •  Hạn chế căng thẳng và mệt mỏi: Thực hiện các phương pháp giảm stress như thiền, yoga, hoặc các hoạt động giải trí để giảm áp lực và mệt mỏi.
  •  Sử dụng kem dưỡng mắt: Chọn kem dưỡng mắt chứa các thành phần làm sáng da và giảm thâm quầng. Sản phẩm này giúp làm dịu và tái tạo da vùng mắt.
  •  Bảo vệ da dưới mắt khỏi tác động của ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng và đeo kính râm để bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của tia UV.
  • Tránh các thói quen xấu: Hạn chế việc dụi mắt, thức khuya, và sử dụng điện thoại, máy tính quá mức để giảm áp lực cho đôi mắt.

Vàng da có phải là do tuổi già?

Vàng da có phải là do tuổi già? 9

“Vàng da” “da vàng”hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mặc dù chúng ta là người da vàng, nhưng chắc chắn nước da hồng hào, căng tràn sức sống khi còn trẻ sẽ khác làn da vàng sạm “úa màu” khi bước sang tuổi trung niên.

Vàng da có phải là do tuổi già? 11

Rất nhiều chị em cho rằng qua thời gian, nhan sắc suy giảm đó là lẽ thường tình. Khi đó làn da không còn tươi tắn, mềm mại, mà trở nên khô khan và nhạt nhòa như cây cỏ khô héo. Điều này thường được nhìn nhận là một hiện tượng tất yếu của sự lão hóa, tương tự như việc viên ngọc lâu năm mất đi độ sáng của mình. Chúng ta liệu có vui vẻ với điều đó? Tất nhiên là “KHÔNG”.

Bởi vậy từ xưa đến nay, biết bao nhà y học, nhà khoa học đã miệt mài nghiên cứu để tìm ra bí quyết duy trì và cải thiện nhan sắc cũng như sức khỏe tổng thể của cơ thể, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình lão hóa của làn da theo dòng chảy thời gian. Họ chứng minh được rằng sự suy giảm nhan sắc không nhất thiết phải là một kết quả không tránh khỏi.

Quả thật chúng ta đã thành công phần nào trên hành trình níu giữ sắc đẹp. Xung quanh tôi có những cụ già bảy, tám mươi tuổi tóc bạc trắng, khuôn mặt đầy nếp nhăn, song sắc mặt trông vẫn rạng rỡ, khiến chúng ta nhớ tới câu “hạc phát đồng nhan” – tuy tóc đã bạc phơ nhưng khuôn mặt tựa trẻ nhỏ, trông vô cùng khỏe mạnh và phấn chấn.

Tuy nhiên, tôi cũng từng gặp khá nhiều cô gái tuổi đôi mươi mà làn da đã chuyển màu vàng sạm, mặt mũi xanh xao, phờ phạc.Vậy nguyên nhân do đâu?

Sau khi khám bệnh, nhận thấy họ hay bị đau bụng kinh dữ dội, thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy đuối sức. Đó là dấu hiệu của sự suy nhược nghiêm trọng trong hệ thống khí huyết, đặc biệt có liên quan đến gan.

Tất nhiên không phải lúc nào nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng da cũng liên quan đến gan, mà nó có thể do tỳ hư, huyết hư hoặc thận hư gây ra, hoặc do can khí uất kết, can huyết không đủ.

Vì vậy, quan điểm cần được thay đổi, đó cũng chính là điều tôi muốn nói. Vàng da chưa chắc đã liên quan đến tuổi tác, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các cơ quan nội tạng, trong đó có gan. Chúng ta không thể chủ quan phớt lờ mà nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ để làm rõ vấn đề, xem bản thân có cần bồi bổ gan không và nên bồi bổ thế nào, giúp làn da sớm lấy lại vẻ căng bóng, sáng mịn. Có vậy thể chất và tinh thần mới thoải mái, vui vẻ được.

Vàng da có phải là do tuổi già? 13

Tôi thường nghe bác sĩ nói với bệnh nhân rằng: “Bạn phải chăm sóc gan của mình thật tốt.” và bệnh nhân trả lời: “Tôi thấy gan của tôi tốt mà, không có vấn đề gì bất thường cả.” Nhưng các cụ có câu: “Dạ dày là cái loa, gan là thằng câm.” Dạ dày chỉ cần hơi khó chịu một chút, bạn sẽ cảm thấy đau ngay và lập tức chú ý tới nó. Nhưng gan thì khác, nó sẽ âm thầm chịu đựng mọi thứ, cho tới khi không thể chịu được nữa; lúc đó bạn sẽ thấy vùng gan đau nhói, đồng nghĩa với việc bệnh đã trở nên nghiêm trọng.

Vì vậy, chúng ta cần xây dựng ý thức chăm sóc và bảo vệ gan. Khi thấy da có dấu hiệu thay đổi, đừng nghĩ đó chỉ là biểu hiện của tuổi già, hãy tự hỏi: Phải chăng cơ quan nào đó trong cơ thể đang gặp vấn đề? Cần điều chỉnh và chăm sóc như thế nào đây? Khi bạn nhận thức được điều này và chăm sóc tốt cho lá gan của mình, chẳng cần quá tốn công chăm chút, sắc đẹp cũng sẽ tự tới tìm bạn.

 Những điều cần ghi nhớ:

Da xuống sắc chưa chắc đã là hiện tượng tất yếu theo thời gian, nó có thể liên quan đến gan, tỳ hoặc thận. Đừng chủ quan, hãy tìm hiểu nguyên nhân và bồi bổ gan khi cần thiết để giúp làn da mau chóng sáng mịn trở lại.