SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 1

Suy hô hấp là một trong những tình trạng nguy hiểm và khó lường nhất hiện nay. Chúng có thể xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước nhưng cũng có khi nó xảy ra một cách từ từ nên nhiều người bệnh chủ quan cho đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn.

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 3

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ?

Suy hô hấp là một tình trạng y tế mà trong đó sự hoạt động của hệ thống hô hấp – bao gồm phổi, phế quản, và các cơ quan liên quan khác – bị suy giảm. Điều này có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm nhiễm, tổn thương, hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.

DẤU HIỆU SUY HÔ HẤP

Triệu chứng m suy hô hấp diễn ra nhanh, nguy hiểm, mức độ cũng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương phổi và cơ quan liên quan. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

TRIỆU CHỨNG Ở NHỊP THỞ

  • Thở nhanh hơn do tăng CO2 và giảm Oxy trong máu.
  •  Sự co bóp của cơ hô hấp, thấy rõ hõm trên xương ức và khoảng không giữa sườn.
  •  Ở trẻ nhỏ có thể thấy cánh mũi phập phồng.
  •  Trường hợp suy hô hấp do liệt thì tần số thở thường giảm, biên độ hô hấp yếu.

TRIỆU CHỨNG TUẦN HOÀN

  •   Mạch nhanh.
  •   Tăng cung lượng tim.
  •    Các cơn tăng huyết áp, có thể loạn nhịp trên thất.

TRIỆU CHỨNG TÍM TÁI

  •  Xuất hiện ở mặt, môi, chân, đầu ngón tay hoặc toàn thân.
  •  Tím tái kết hợp với tăng carbonic trong máu, giãn mạch đầu chi, và vã mồ hôi.

TRIỆU CHỨNG SUY TIM

  • Trong các đợt cấp của suy hô hấp mạn tính, xuất hiện dấu hiệu gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương, tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên.

TRIỆU CHỨNG THẦN KINH

  • Chỉ xuất hiện trong suy hô hấp nặng.
  •  Bao gồm vật vã, kích thích, rối loạn tri giác, hôn mê, lơ mơ.

Các triệu chứng này cần được nhận biết và điều trị kịp thời để ngăn chặn tình trạng suy hô hấp tiến triển và nguy hiểm cho sức khỏe.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP

Nguyên nhân gây ra hội chứng suy hô hấp có thể phân chia thành hai nhóm chính là nguyên nhân tại phổi và nguyên nhân bên ngoài phổi.

NGUYÊN NHÂN TẠI PHỔI

  • Viêm phổi nặng: Thường gặp nhất, do vi khuẩn (như liên cầu, phế cầu Haemophilus Influenzae) hoặc virus (như SARS, cúm A H5N1).
  • Ngạt nước: Gây tổn thương màng surfactant và giảm khả năng hô hấp ở phổi.
  • Sử dụng ma túy: Tiêm, hít heroin hoặc sử dụng dạng ma túy khác.
  • Trào ngược dịch dạ dày: Xảy ra ở bệnh nhân say rượu, hôn mê, dịch dạ dày chứa acid trào lên phổi gây tổn thương.
  • Chấn thương lồng ngực nặng: Đụng hoặc đập phổi.
  • Phù phổi: Do tái tạo máu sau ghép phổi hoặc lấy huyết khối mạch phổi.

NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI PHỔI

  • Chấn thương khác: Gãy xương nhiều, bỏng nặng, chấn thương đầu.
  • Truyền máu lượng lớn.
  • Nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn.
  • Thông nối tim phổi.
  • Dùng thuốc quá liều.
  • Viêm tụy cấp nặng.
  • Đông máu nội mạch lan tỏa.

Các nguyên nhân này làm cho hệ thống hô hấp bị suy yếu, gây ra các triệu chứng suy hô hấp và cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 5

ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP CẤP NHƯ THẾ NÀO?

Đối với bệnh nhân suy hô hấp, cần được cấp cứu và thực hiện các biện pháp hồi sức hô hấp ngay lập tức, càng khẩn trương thì cơ hội sống bệnh nhân càng cao.

DẪN LƯU MÀNG PHỔI

Được chỉ định trong các hội chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất và tràn máu, tràn dịch màng phổi. Trường hợp vỡ, rách phế quản, có tràn khí màng phổi lớn, dẫn lưu không có hiệu quả thì phải cấp tốc can thiệp phẫu thuật và đặt ống Carlens hoặc nội phế quản để mổ.

KHAI THÔNG ĐƯỜNG DẪN KHÍ

Các thủ thuật gồm móc mồm, mũi, họng, lau sạch, hút sạch đất, cát, bùn, thức ăn, máu v.v… Nâng hàm, đặt canuyn Mayo để nâng lưỡi, đặt đầu thật ngửa ra đằng sau hoặc kéo lưỡi ra ngoài khi lưỡi bị tụt. Luồn dây polyten qua màng giáp nhẫn. Hút đờm rãi, máu mủ trong khí – phế quản. Đặt nội khí quản, mở khí quản.

MỞ KHÍ QUẢN

Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có trở ngại ở đường hô hấp trên mà các phương pháp trên không giải quyết được hoặc phải thở máy dài ngày.

ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

Có 2 phương pháp đặt nội khí quản: qua mồm và qua mũi. Phương pháp qua mồm dễ đặt và nhanh, nhưng phải dùng đèn soi thanh quản. Đặt qua mũi có thể làm mà không cần đèn soi, có thể để lâu hơn.

HỖ TRỢ HÔ HẤP, HÔ HẤP NHÂN TẠO

Được thực hiện trên những bệnh nhân bị giảm thông khí. Có nhiều phương pháp như thổi ngạt và thở máy.

OXY LIỆU PHÁP

Sử dụng các phương pháp thở oxy như qua mặt nạ, qua lỗ thông đặt ở mũi, trong lều hoặc lồng ấp và thở oxy cao áp. Đây là phương pháp phổ biến và hữu dụng nhất trong giai đoạn đầu của suy hô hấp.

RỬA PHẾ QUẢN

Thực hiện để làm sạch phế quản và giúp loại bỏ đờm hoặc dịch nhầy trong đường hô hấp. Phương pháp này thường được kết hợp với tẩm quất vùng ngực và các biện pháp khác để hỗ trợ loại bỏ đờm một cách hiệu quả.

CHỐNG NHIỄM TOAN

Sử dụng các dung dịch kiềm như natri bicacbonat hoặc THAM để chống nhiễm toan trong trường hợp cần thiết

CÁC THUỐC KÍCH THÍCH HÔ HẤP

Chỉ được chỉ định sau khi đường hô hấp của bệnh nhân được thông suốt và bệnh nhân phải được thở oxy.

SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH

Thuốc kháng sinh được sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp COPD có bằng chứng nhiễm khuẩn. Điều này giúp điều trị và ngăn ngừa sự lan rộng của vi khuẩn, cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

PHÒNG TRÁNH SUY HÔ HẤP

Để phòng tránh suy hô hấp cấp tính, có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế hút thuốc lá: Khói thuốc lá có thể gây tổn thương cho phổi và làm tăng nguy cơ mắc suy hô hấp cấp tính. Việc ngừng hút thuốc hoặc giảm cường độ hút thuốc là cách hiệu quả nhất để bảo vệ phổi.
  • Sớm điều trị nhiễm trùng đường hô hấp: Khi xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, ho, và tăng tiết dịch nhầy, nên thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ điều trị: Nếu đã được chẩn đoán mắc suy hô hấp cấp tính, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn. Việc tuân thủ điều trị giúp duy trì sức khỏe của tim và phổi.
  • Duy trì hoạt động thể chất: Thực hiện các hoạt động vận động thể chất thích hợp như tập thể dục định kỳ và đi bộ hàng ngày để tăng cường chức năng phổi và duy trì sức khỏe toàn diện.

Việc thực hiện những biện pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc suy hô hấp cấp tính và bảo vệ sức khỏe của phổi.

Nếu được điều trị tốt, sau vài ngày, sức khỏe của bệnh nhân sẽ tiến triển tốt, mạch, huyết áp ổn định cùng với sắc mặt hồng hào. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi và điều trị nguyên nhân, tránh hội chứng suy hô hấp tái phát gây nguy hiểm.

ĐỤC THỦY TINH THỂ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

ĐỤC THỦY TINH THỂ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 7

Đục thủy tinh thể đứng đầu trong số các nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa trên toàn cầu, và tình trạng này không ngoại lệ tại Việt Nam. Mặc dù có thể phát sinh ở mọi độ tuổi, nhưng đây thường là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở những người trưởng thành, đặc biệt là người trên 50 tuổi.

ĐỤC THỦY TINH THỂ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 9

ĐỤC THỦY TINH THỂ LÀ GÌ?

Đục thủy tinh thể là một bệnh lý mắt phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi. Bệnh gây ra bởi sự thay đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể, khiến thủy tinh thể bị mờ đục, cản trở ánh sáng đi qua. Từ đó dẫn đến suy giảm thị lực, người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày như lái xe, đọc sách báo,… thậm chí có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỤC THỦY TINH THỂ

Nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, các protein trong thủy tinh thể sẽ bị phân hủy và kết tụ lại, tạo thành các đám mờ đục. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể, bao gồm:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc đục thủy tinh thể càng cao.
  • Gia đình có tiền sử đục thủy tinh thể: Nếu gia đình có người thân bị đục thủy tinh thể, nguy cơ bạn mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.
  • Tiếp xúc với tia cực tím: Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể và làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể.

Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp,… cũng làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể.

TRIỆU CHỨNG CỦA ĐỤC THỦY TINH THỂ

Triệu chứng của đục thủy tinh thể thường khởi phát từ từ, ban đầu chỉ là mờ nhòe, nhìn kém khi trời tối hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Nhìn mờ, nhìn hai bóng hoặc nhìn hình ảnh bị biến dạng.
  • Khó nhìn rõ màu sắc.
  • Khó nhìn trong điều kiện thiếu ánh sáng.
  • Nhìn lóa, quầng sáng xung quanh đèn.
  • Khó đọc sách báo, xem tivi.
  • Khó lái xe.

PHÂN LOẠI ĐỤC THỦY TINH THỂ

PHÂN LOẠI ĐỤC THỦY TINH THỂ THEO HÌNH THÁI, VỊ TRÍ

Dựa vào hình thái, vị trí của đám mờ đục trong thủy tinh thể, đục thủy tinh thể được chia thành 3 loại chính:

  • Đục nhân: Là loại đục phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% các trường hợp đục thủy tinh thể. Đục nhân thường xuất hiện ở vùng trung tâm của thủy tinh thể, khiến người bệnh nhìn mờ, nhìn xa mờ, nhìn hai bóng,…
  • Đục vỏ: Là loại đục thường gặp ở người cao tuổi, chiếm khoảng 20% các trường hợp đục thủy tinh thể. Đục vỏ thường xuất hiện ở vùng vỏ của thủy tinh thể, khiến người bệnh nhìn mờ, nhìn loá,…
  • Đục bao: Là loại đục ít gặp nhất, chiếm khoảng 10% các trường hợp đục thủy tinh thể. Đục bao thường xuất hiện ở vùng bao của thủy tinh thể, khiến người bệnh nhìn mờ, nhìn lóa,…

PHÂN LOẠI ĐỤC THỦY TINH THỂ THEO MỨC ĐỘ

Dựa vào mức độ đục của thủy tinh thể, đục thủy tinh thể được chia thành 4 mức độ:

  • Đục bắt đầu: Thủy tinh thể chỉ có một vài vùng mờ đục nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến thị lực.
  • Đục tiến triển: Thủy tinh thể có nhiều vùng mờ đục hơn, thị lực giảm dần.
  • Đục gần hoàn toàn: Thủy tinh thể bị đục gần như hoàn toàn, thị lực giảm nặng.
  • Đục hoàn toàn: Thủy tinh thể bị đục hoàn toàn, thị lực chỉ còn tối mờ.

BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

ĐỤC THỦY TINH THỂ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 11

Nếu để lâu ngày, tình trạng đục thủy tinh thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

TĂNG NHÃN ÁP

Tình trạng đục thủy tinh thể ngày càng nặng sẽ dẫn tới tăng nhãn áp, gây vỡ bao và phản ứng viêm màng bồ đào, mắt không thể điều tiết dịch khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội.

VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO

Viêm màng bồ đào là một bệnh lý viêm nhiễm ở màng bồ đào, lớp màng mỏng bao quanh phía sau nhãn cầu. Viêm màng bồ đào có thể gây đau nhức, đỏ mắt, nhìn mờ,…

TEO THẦN KINH MẮT

Kéo dài tình trạng tăng nhãn áp có thể làm teo thần kinh mắt và rất khó để phục hồi trở lại dù có phẫu thuật. Khả năng phục hồi của bệnh nhân sẽ rất kém và thậm chí có nhiều trường hợp dẫn tới mù lòa.

MÙ LÒA

Nếu không được điều trị kịp thời, đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa.

CHẨN ĐOÁN BỆNH

Để xác định xem thủy tinh thể bị đục hay không, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử về các bệnh lý và thực hiện kiểm tra mắt. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định:

  • Kiểm tra thị lực: Bạn sẽ được kiểm tra lần lượt cả hai mắt thông qua biểu đồ hoặc thiết bị chuyên dụng với bảng chữ cái nhỏ dần. Dựa vào những thông số đó, bác sĩ sẽ đánh giá thị lực của bạn.
  • Kiểm tra mắt bằng kính hiển vi: Kính sẽ phóng đại các cấu trúc ở phía trước của mắt, giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện ra những bất thường bên trong mắt.

ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ

Hiện tại, phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả nhất là phẫu thuật. Trong đó, phương pháp PHACO được cho là phổ biến nhất. Phương pháp này sử dụng năng lượng sóng siêu âm để tán và tách phần tinh thể bị đục thành các mảnh nhỏ sau đó hút ra ngoài qua một vết mổ rất nhỏ, đồng thời thay vào đó một thủy tinh thể nhân tạo.

Phương pháp PHACO có nhiều ưu điểm như:

  • Vết mổ nhỏ, thời gian phẫu thuật nhanh chóng, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày.
  • Thị lực của người bệnh sẽ được phục hồi rất nhanh chóng.
  • Hầu như không gây chảy máu, không gây đau hoặc đau rất ít cho người bệnh.
  • Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể cải thiện thị lực và sinh hoạt bình thường, có thể di chuyển, lái xe, đọc sách, xem tivi,… nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, phẫu thuật đục thủy tinh thể cũng có một số rủi ro, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu
  • Loạn thị
  • Phản ứng với thuốc gây mê

Do đó, người bệnh cần được tư vấn kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Hiện nay, chưa có biện pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Đi khám mắt định kỳ
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho mắt, đặc biệt là vitamin A, C, E, lutein, zeaxanthin
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm
  • Không hút thuốc lá
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp

Tóm lại, đục thủy tinh thể là một bệnh lý mắt phổ biến, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần đi khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị hiệu quả.