CHÀM SỮA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

CHÀM SỮA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 1

Bệnh chàm sữa là tổn thương trên da mãn tính thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu như không chăm sóc và điều trị đúng cách. 

BỆNH CHÀM SỮA LÀ GÌ?

CHÀM SỮA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 3

Bệnh chàm sữa, hay còn được biết đến là lác sữa, là một dạng của bệnh chàm thể tạng, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ khoảng 2 tháng tuổi. Đây là một tình trạng viêm da mãn tính, không có tính chất lây nhiễm, phát sinh do trẻ có cơ địa dị ứng hoặc do yếu tố di truyền. Bệnh có thể kéo dài cho đến khi trẻ đạt 2 tuổi, và có những tổn thương điển hình xuất hiện ở cả hai bên má.

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường được phân loại thành ba cấp độ chính:

  • Cấp tính: Vùng da bị tổn thương thường xuất hiện những mụn nước màu đỏ hồng, chứa dịch và gây ngứa.
  • Mãn tính: Vùng da bị tổn thương trở nên khô rát, dày, tróc vảy và có sự thay đổi về sắc tố da sau khi bị viêm.
  • Bán cấp: Tình trạng tổn thương ở giai đoạn trung gian giữa cấp tính và mãn tính.

VÌ SAO TRẺ SƠ SINH HAY BỊ BỆNH CHÀM SỮA?

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố được coi là nguy cơ có thể góp phần khởi phát bệnh và làm tăng độ nặng của bệnh. Các yếu tố này bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ của trẻ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, có thể tăng khả năng xuất hiện bệnh chàm sữa ở trẻ.
  • Cơ địa dị ứng: Một cơ thể có cơ địa dị ứng cao hơn có thể dễ phản ứng mạnh mẽ hơn với các yếu tố gây kích thích, góp phần vào sự xuất hiện của bệnh chàm sữa.
  • Môi trường ô nhiễm và tiếp xúc với chất gây dị ứng: Sống trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng như lông vật nuôi, khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa có thể làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh chàm sữa.
  • Dị ứng thực phẩm: Dị ứng với một số thực phẩm như trứng, sữa cũng được xem xét là một yếu tố có thể gây ra bệnh chàm sữa.
  • Dị ứng thời tiết và khí hậu: Sự thay đổi về thời tiết, khí hậu lạnh, nóng, hay khô cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh chàm sữa.
  • Da khô và mất cân bằng độ ẩm: Da khô, thiếu độ ẩm và việc tắm rửa quá mức có thể góp phần vào sự xuất hiện của bệnh chàm sữa.
  • Nhiễm vi khuẩn và virus: Nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên da cũng được xem xét là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh chàm sữa.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ BIẾN CHỨNG

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau đây:

  • Vị trí xuất hiện: Bệnh thường xuất hiện ở hai bên má, trên mặt, và có thể lan rộng ra ở các vùng như chân, tay, thậm chí trên toàn thân.
  • Thương tổn ban đầu: Da bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nhỏ li ti, sau đó phát triển thành các mụn nước.
  • Mụn nước và ngứa ngáy: Các mụn nước gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Khi bị trầy xước và vỡ, mụn nước có thể tiết dịch và tiến triển thành các vùng da đóng vảy.
  • Da khô và đóng vảy: Khi sờ vào vùng da bị ảnh hưởng, trẻ sơ sinh sẽ cảm nhận được sự thô ráp, khô và căng. Da có thể bắt đầu đóng vảy và trở nên không mềm mại.
  • Dấu hiệu kèm theo: Bệnh chàm sữa có thể đi kèm với các dấu hiệu khác như dị ứng, viêm mũi, và có trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa cũng phát triển hen suyễn.

Khi thăm khám lâm sàng, việc chẩn đoán phân biệt bệnh chàm sữa với các bệnh viêm da khác là quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị chính xác. Dưới đây là các đặc điểm phân biệt giữa bệnh chàm sữa và một số bệnh viêm da khác:

  • Mề đay: Tổn thương trên da mặt là những nốt mẩn và phù. Mẩn có thể xuất hiện rải rác và kéo dài trong thời gian dài.
  • Chốc: Vùng da bị tổn thương do mụn nước hoặc bóng nước. Mụn mủ có thể tiến triển và khi vỡ, tạo thành vảy dày màu vàng.
  • Vảy trắng: Khác với bệnh chàm sữa, bệnh vảy trắng ở trẻ sơ sinh thường là những vùng da bị giảm sắc tố. Các vùng da này có màu trắng, vảy mịn và xuất hiện ở các khu vực như má, tay và nửa thân trên.

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi khi trẻ lớn hơn 1. Tuy nhiên, nếu khi trẻ lớn (sau 4 tuổi trẻ) mà vẫn chưa khỏi, bệnh thường kéo dài và hay tái phát, có thể biến chứng thành chốc, viêm da mụn mủ (giống thủy đậu) và tiến triển thành chàm.

LÀM GÌ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ BỆNH CHÀM SỮA?

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường có khả năng tái phát cao, đặc biệt khi trẻ tiếp xúc và phản ứng với các chất dị ứng từ thực phẩm hoặc thời tiết. Do đó, quá trình điều trị và chăm sóc cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Dưới đây là một số điều cha mẹ cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như lông vật nuôi, bụi, hóa chất, xà phòng có mùi hương mạnh, v.v. Đảm bảo làm sạch đồ chơi và vật dụng xung quanh trẻ để giảm tiếp xúc với vi khuẩn và dị ứng.
  • Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và kê đơn thuốc đúng. Không tự y án thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Không tự ý mua thuốc bôi chữa bệnh chàm sữa cho trẻ, đặc biệt là các loại thuốc chứa corticoid, vì có thể gây ra nhiều vấn đề nếu sử dụng không đúng liều lượng.
  • Tránh sử dụng các phương pháp dân gian như đắp lá mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc đặc biệt. Dưới đây là một số biện pháp và lời khuyên về chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa:

  • Cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu tiên, vì sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác động tốt đối với hệ miễn dịch.
  • Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi trẻ đủ 6 tháng tuổi để giảm nguy cơ gặp vấn đề dị ứng.
  • Hạn chế hoặc tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, trứng, lạc, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Tránh tắm trẻ quá nhiều và quá lâu, sử dụng nước ấm và hạn chế sử dụng hóa chất trong sữa tắm. Chọn áo quần làm từ chất liệu thoáng khí và thấm hút mồ hôi.
  • Giữ cho làn da của trẻ luôn sạch, khô và thoáng mát. Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để giữ cho làn da đủ ẩm mà không làm tăng cảm giác bết và ngứa.
  • Bảo đảm môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng đãng, và có độ ẩm phù hợp.

Ngay khi bé có những triệu chứng của chàm sữa, bạn nên đưa bé đến gặp các bác sĩ Nhi khoa để được khám và tư vấn điều trị sớm, tránh để lâu gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 5

Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài khiến trẻ có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, hay tích tụ độc tố trong cơ thể,… Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón? Làm sao để phòng ngừa và điều trị nếu bé rơi vào tình trạng này? Bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích, đồng thời, giải đáp cho mẹ những thắc mắc về táo bón ở trẻ sơ sinh. 

TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH LÀ BỆNH GÌ?

TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 7

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi đi tiêu hoặc đi tiêu không thường xuyên như bình thường. Tình trạng này không phổ biến nhưng nếu trẻ mắc phải, mẹ cần phát hiện và có biện pháp điều trị sớm.

NGUYÊN NHÂN BÉ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN

Trẻ sơ sinh có thể bị táo bởi mỏi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ cần phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.

BÉ “PHỚT LỜ” NHU CẦU ĐẠI TIỆN

Trong một số trường hợp, bé gặp khó khăn đi đại tiện, đau rát hậu môn khi cố gắng đẩy phân ra ngoài. Điều này khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và có xu hướng cố nhịn đi tiêu khiến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh ngày càng nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn. 

THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Thông thường, trẻ sơ sinh trải qua hiện tượng táo bón khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc khi chuyển từ thức ăn nhuyễn sang thức ăn có độ đặc hơn. Sự thay đổi trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ sơ sinh gây hiệu ứng đặc biệt lên cơ chế nhu động ruột, làm cho ruột của bé không kịp thích ứng, từ đó gây táo bón. Ngoài ra, mất cân bằng dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu chất xơ và chất lỏng cũng có thể đóng góp vào tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, làm tăng độ nghiêm trọng của vấn đề.

Ngay cả trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn cũng có khả năng gặp tình trạng táo bón do sự biến động trong chế độ dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Việc mẹ tiêu thụ thường xuyên các thức ăn cay nóng, khó tiêu, ít chất xơ, giàu đạm hoặc duy trì chế độ ăn không cân đối có thể dẫn đến sự giảm chất lượng của sữa mẹ, và điều này có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng táo bón khi thụ động những chất dinh dưỡng này.

THAY ĐỔI THÓI QUEN

Hầu hết các thay đổi trong thói quen sinh hoạt đều có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột của trẻ sơ sinh, khiến trẻ khó đi tiêu, dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh. Sự thay đổi thói quen này cơ thể là sự thay đổi về thời tiết như thời tiết quá nóng hay quá lạnh, sự thay đổi chỗ ngủ, thay đổi môi trường,…

DỊ ỨNG ĐẠM SỮA CÔNG THỨC

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh thường xuyên xuất hiện hơn khi trẻ sử dụng sữa công thức. Điều này có thể được giải thích bằng việc sữa công thức thường chứa lượng đạm cao, gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa đạm. Nếu đây là nguyên nhân của tình trạng táo bón, mẹ nên xem xét việc chuyển sang sử dụng loại sữa khác và tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì. Đồng thời, hạn chế việc cho trẻ sử dụng quá nhiều các sản phẩm từ sữa như phô mai và váng sữa.

TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 9

Ngoài ra, táo bón ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất phát từ một số vấn đề bệnh lý hiếm gặp, bao gồm vấn đề với các đầu dây thần kinh trong ruột, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, thiếu hụt tuyến giáp, hoặc một số vấn đề liên quan đến tủy sống.

DẤU HIỆU TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH

Khi trẻ sơ sinh gặp tình trạng táo bón, phân của bé thường trở nên khô và cứng hơn so với trạng thái bình thường. Trong trường hợp nặng, phân có thể trở thành viên nhỏ, gây ra cảm giác đau đớn và căng thẳng cho trẻ khi đi tiêu. Trẻ có thể phải thực hiện các động tác như cong lưng, thắt chặt mông, và có thể tạo ra âm thanh khi rặn, cùng với mặt đỏ và thời gian rặn kéo dài. Tình trạng này gây nên nỗi ám ảnh và khó chịu cho trẻ sơ sinh.

Trẻ bị táo bón thường có tần suất đi tiêu ít hơn so với trẻ bình thường, nhưng điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi và chế độ dinh dưỡng. Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, việc không đi tiêu trong vài ngày không nhất thiết là dấu hiệu bất thường, vì mỗi bé có thể có tần suất đi tiêu khác nhau.

Trường hợp táo bón kéo dài, nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời, có thể gây ra các vấn đề khác như kém ăn, không chịu bú mẹ, khó chịu, quấy khóc, ngủ kém, và sụt cân nhanh chóng do lượng thức ăn không được hấp thụ hoặc đào thải ra khỏi cơ thể.

CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN

Các biện pháp điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh thường hướng về điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và rèn luyện cho trẻ các thói quen mới để khắc phục tình trạng này.

LUYỆN TẬP THÓI QUEN VỆ SINH

Rèn luyện thói quen vệ sinh là một biện pháp hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm tốt nhất để thực hiện vệ sinh là sau bữa ăn. Xây dựng thói quen đi vệ sinh của bé nên dựa trên lịch trình thường đi vệ sinh và thời điểm ăn của trẻ để xác định khoảng thời gian lý tưởng để thực hiện thói quen này. Điều này giúp mẹ xác định thời điểm phù hợp để “xi” và rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi khi mẹ phát ra tiếng “xi”.

Ngoài ra, khi trẻ đang phải đối mặt với tình trạng táo bón nặng, việc sử dụng nước ấm có thể giúp kích thích cơ vòng hậu môn thả lỏng, làm cho quá trình đi tiêu trở nên dễ dàng hơn cho bé. Sự thoải mái và thư giãn từ việc tắm nước ấm cũng có thể giảm đau tức vùng bụng và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời giảm cảm giác đau đớn do tình trạng đầy hơi và táo bón.

MASSAGE BỤNG CHO BÉ

Việc thực hiện massage theo chiều kim đồng hồ cho bé đều đặn mỗi ngày có thể kích thích nhu động ruột của trẻ hoạt động linh hoạt hơn, hỗ trợ quá trình đẩy phân ra khỏi cơ thể. Mẹ có thể thực hiện massage theo cách sau:

  • Đặt ngón trỏ và ngón giữa gần rốn của trẻ và áp dụng áp lực nhẹ, sau đó xoay vòng theo chiều kim đồng hồ.
  • Duy trì lực ấn vừa phải và từ từ mở rộng vòng xoay, hướng về phía hông bên phải của trẻ.

Bằng cách thực hiện các động tác massage này, lượng thức ăn khó tiêu được tích trữ trong dạ dày của bé sẽ trở nên mềm mại và dễ dàng di chuyển xuống hệ thống ruột, giúp giảm tình trạng táo bón. Đồng thời, mẹ có thể kết hợp việc di chuyển chân của trẻ giống như khi đạp xe đạp trong tư thế nằm ngửa để giảm căng thẳng cho ruột, tăng cường sự linh hoạt và cải thiện tình trạng táo bón.

TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 11

KẾT HỢP VẬN ĐỘNG, MASSAGE CHO TRẺ

Trẻ sơ sinh bị táo bón, bố mẹ nên hỗ trợ bé vận động. Trẻ được vận động nhiều hơn không chỉ giúp trẻ rèn luyện một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 

THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ hoàn toàn, mặc dù trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ kén ăn hay thậm chí là bỏ bú nhưng mẹ nên cố gắng cho con bú đủ sữa trong mỗi cữ bú. Bên cạnh đó, mẹ nên cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, thêm nhiều chất xơ, chất khoáng và vitamin, uống đủ nước. Các chất này sẽ dung nạp vào bên trong cơ thể, chuyển hóa vào sữa mẹ giúp trẻ hấp thụ dễ dàng, từ đó giúp phân của trẻ mềm hơn, dễ bị đẩy ra ngoài, cải thiện tình trạng táo bón. Hơn nữa, mẹ nên bổ sung sữa chua vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Mẹ hạn chế các món ăn cay, nóng, thức uống có cồn,…

Đối với trẻ đang dùng sữa công thức, mẹ nên chú ý pha sữa đúng theo chỉ dẫn, đo đủ lượng nước trước khi thêm bột vào để đảm bảo pha đúng tỷ lệ giữa nước và sữa. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và thử thay đổi loại sữa cho bé. 

Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chú ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn của bé, đồng thời, bổ sung thêm một số loại trái cây, rau quả để tăng cường lượng chất xơ cho trẻ. Một số loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả gồm:

  • Các loại trái cây như: táo, mận, lê, đào,…
  • Bông cải xanh,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: bột yến mạch, bánh mì, mì ống,…

CÁCH PHÒNG NGỪA TÁO BÓN CHO TRẺ SƠ SINH

Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHOA HỌC

  • Mẹ nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đa dạng.
  • Bổ sung chất xơ từ rau mồng tơi, rau dền đỏ, khoai lang, bông cải xanh, và các loại rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ tiêu hóa.

MASSAGE ĐỀU ĐẶN CHO TRẺ

  • Thực hiện massage đều đặn giúp trẻ giảm căng thẳng và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ có thể kích thích hoạt động của ruột.

TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG CHO BÉ

  • Tạo điều kiện cho bé vận động nhiều hơn, có thể thông qua việc đặt bé nằm úp bụng và thúc đẩy bé di chuyển.
  • Tổ chức các hoạt động vận động như chơi, đẩy xe đẩy để kích thích hoạt động ruột.

CUNG CẤP ĐỦ NƯỚC

  • Đối với trẻ sơ sinh và dưới 6 tháng tuổi, đảm bảo bé được uống đủ sữa.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, mẹ có thể bổ sung nước nhỏ giọt vào chế độ uống của bé, nhưng không nên lạm dụng.
TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 13

THÓI QUEN ĐI VỆ SINH ĐỀU ĐẶN

  • Thiết lập thói quen đi vệ sinh đều đặn, giúp bé đi vệ sinh đúng giờ, giảm nguy cơ táo bón.
  • Giúp mẹ phát hiện sớm nếu trẻ bị táo bón và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

KHI NÀO NÊN ĐƯA BÉ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ?

Táo bón ở trẻ sơ sinh thương không nghiêm trọng nhưng nó có thể gây ám ảnh cho trẻ khiến tình trạng táo bón bị kéo dài, gây táo bón mãn tính. Hơn nữa, trẻ sợ hãi mỗi lần đi tiêu và có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khi cố gắng đẩy phân ra ngoài như nứt hậu môn, sa trực tràng. Do đó, nếu mẹ đã thử các cách điều trị táo bón thông thường nhưng tình trạng táo bón của bé vẫn không được cải thiện hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường:

  • Trẻ vô cùng khó chịu và không đi tiêu trong 2 đến 3 ngày
  • Nghi ngờ trẻ bị táo bón do một số bệnh lý nguy hiểm
  • Trẻ có biểu hiện bị đau dữ đội, khó chịu khi vận động, lật mình
  • Trẻ chảy máu sau khi đi tiêu
  • Trẻ bị sốt, nôn mửa
  • Đầy hơi kéo dài
  • Sụt cân đột ngột
  • Phân lẫn máu,…