CÁCH NẶN MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI TẠI NHÀ KHÔNG ĐỂ LẠI THÂM SẸO

CÁCH NẶN MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI TẠI NHÀ KHÔNG ĐỂ LẠI THÂM SẸO 1

Mụn đầu đen ở mũi rất phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Các nốt mụn đầu đen gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và để lại nhiều hậu quả như lỗ chân lông to và phát triển thành mụn bọc. Vì vậy, nhiều người thường nặn mụn đầu đen tại nhà với mong muốn da nhanh hồi phục và mịn màng trở lại. Tuy nhiên, người bệnh nặn mụn không đúng cách có thể khiến da tổn thương và gặp nhiều biến chứng. Bài viết dưới đây   sẽ hướng dẫn bạn cách nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà với 7 bước không để lại thâm sẹo.

CÁCH NẶN MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI TẠI NHÀ KHÔNG ĐỂ LẠI THÂM SẸO 3

CÓ NÊN NẶN MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI KHÔNG?

Mụn đầu đen là một dạng mụn trứng cá, hình thành khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn và tế bào da chết. Khi bã nhờn tiếp xúc với oxy trong không khí, nó sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen.

Nặn mụn đầu đen là một thói quen phổ biến, tuy nhiên nó có thể gây ra nhiều tác hại cho da, bao gồm:

  • Đưa vi khuẩn vào sâu bên trong lỗ chân lông: Nặn mụn đầu đen bằng tay không đảm bảo vệ sinh có thể đưa vi khuẩn từ tay vào sâu bên trong lỗ chân lông, gây viêm nhiễm và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không lấy hết nhân mụn: Nếu nặn mụn không đúng cách, bạn có thể chỉ lấy được một phần nhân mụn, khiến mụn tiếp tục phát triển và gây viêm.
  • Đẩy mụn vào sâu trong da: Nếu nặn mụn quá mạnh, bạn có thể vô tình đẩy mụn vào sâu trong da, khiến mụn khó lành và dễ tái phát.
  • Làm lỗ chân lông to ra: Nặn mụn đầu đen có thể khiến lỗ chân lông bị tổn thương và to ra hơn.
  • Gây kích ứng da: Nặn mụn đầu đen có thể gây kích ứng da, khiến da mẩn đỏ, sưng tấy và đau.
  • Để lại sẹo: Nặn mụn đầu đen không đúng cách có thể khiến da bị tổn thương và để lại sẹo.

CÁCH NẶN MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI TẠI NHÀ 

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ MỤN

Trước khi nặn, cần xác định đúng mụn đầu đen vì những chấm đen xuất hiện trên mũi đôi khi là sợi bã nhờn tích tụ. Những sợi này xuất hiện khi lượng nhỏ dầu thừa, tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông hình thành các chấm đỏ hoặc đốm nhỏ màu đen hoặc xám.

Mụn đầu đen nằm sát trên bề mặt da, kích thước lớn hơn, nhô cao lên khỏi bề mặt da hơn so với sợi bã nhờn. Da chúng ta không thể thiếu sợi bã nhờn, việc nặn tận gốc hay cố gắng loại bỏ các sợi này là không cần thiết, thậm chí da có thể tổn thương. Vì vậy, người bệnh cần biết cách nhận diện và xác định đúng mụn đầu đen ở mũi trước khi tiến hành lấy nhân mụn ra khỏi da.

CHUẨN BỊ CÁC DỤNG CỤ

Một số dụng cụ nặn mụn đầu đen cần chuẩn bị, bao gồm:

  • Tăm bông kháng khuẩn.
  • Bông tẩy trang.
  • Nước ấm.
  • Các loại mỹ phẩm làm sạch da như nước tẩy trang, sữa rửa mặt, toner, serum,…

LÀM SẠCH DA, KHỬ KHUẨN DỤNG CỤ

Trước khi nặn mụn đầu đen, hãy tẩy trang và dùng sữa rửa mặt lành tính, dịu nhẹ, có độ pH thích hợp để tẩy bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm trên da. Điều này giúp lỗ chân lông giảm bít tắc, da thông thoáng hơn.

XÔNG HƠI 

Xông hơi vùng mũi khiến các lỗ chân lông nở ra, làm mềm nhân mụn bên trong, việc nặn mụn cũng dễ dàng hơn. Người bệnh cần chuẩn bị một miếng bông tẩy trang đã được làm ẩm bằng nước ấm. Dùng miếng bông này đắp lên vùng da cần nặn khoảng 5 – 10 phút để da mềm và lỗ chân lông giãn nở ra. Lúc này, nhân mụn ra có thể được lấy ra dễ dàng, ít gây đau và giảm thiểu tối đa những tổn thương trên da.

TIẾN HÀNH LẤY NHÂN MỤN

Người bệnh dùng tăm bông kháng khuẩn hoặc vùng da đầu ngón tay đã rửa sạch ấn nhẹ lên vùng da xung quanh mụn đầu đen. Hãy thử dùng nhiều lực ấn và nhiều vị trí đặt tay khác nhau để để lấy nhân mụn đầu đen ra ngoài.

Lưu ý, tránh nặn mụn bằng móng tay hoặc cố gắng ấn mạnh vì da sẽ bầm và tổn thương. Nếu nhân mụn đã được lấy ra hết, hãy dừng lại và làm bước hồi phục tiếp theo. Nếu người bệnh không lấy hết nhân mụn ra được nên dừng lại để da hồi phục, không cố gắng nặn làm tổn thương da.

LÀM SẠCH DA SAU KHI NẶN

Sau khi lấy nhân mụn đầu đen ra khỏi da, người bệnh cần thực hiện khử trùng da bằng cồn y tế. Đây là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da sau nặn mụn, khử trùng giúp tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da và loại bỏ nhân mụn đầu đen có thể còn sót lại trên bề mặt hoặc trong lỗ chân lông.

LÀM DỊU DA VÀ DƯỠNG ẨM

Sau khi nặn mụn đầu đen ở mũi, hãy dùng các sản phẩm dưỡng ẩm để phục hồi, cải thiện tình trạng thâm trên da và ngăn mụn hình thành. Người bệnh cần dùng mỹ phẩm lành tính, không chứa tác nhân khiến lỗ chân lông bít tắc và nổi mụn.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI NẶN MỤN ĐẦU ĐEN

  • Chỉ nên nặn mụn đầu đen khi mụn đã chín và nhân mụn đã nổi lên trên bề mặt da. Nếu mụn còn nhỏ và nhân mụn nằm sâu trong da, bạn không nên nặn vì có thể khiến da bị tổn thương và để lại sẹo.
  • Không nên nặn mụn bằng móng tay hoặc các vật dụng không sạch sẽ vì có thể gây nhiễm trùng da.
  • Nên xông hơi da mặt trước khi nặn mụn để lỗ chân lông giãn nở, giúp lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
  • Không nên nặn mụn quá mạnh tay vì có thể khiến da bị tổn thương, chảy máu và để lại sẹo.
  • Sau khi nặn mụn, cần vệ sinh da sạch sẽ và thoa kem dưỡng ẩm để giúp da phục hồi.

CÁCH CHĂM SÓC DA ĐỂ NGĂN NGỪA MỤN ĐẦU ĐEN HÌNH THÀNH

  • Rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính, có độ pH thích hợp để tẩy bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm trên da.
  • Tẩy tế bào chết cho da mặt 1-2 lần/tuần để loại bỏ lớp tế bào chết tích tụ trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa mụn đầu đen hình thành.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, một trong những nguyên nhân gây mụn đầu đen.
  • Uống nhiều nước giúp da khỏe mạnh và giảm tiết bã nhờn.
  • Tránh căng thẳng vì căng thẳng có thể khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, dẫn đến mụn đầu đen.

Cách nặn mụn đầu đen ở mũi chỉ là biện pháp tạm thời, người bệnh hạn chế nặn tại nhà. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh nắm được các bước thực hiện lấy nhân mụn đầu đen ở mũi tại nhà an toàn, không gây tổn thương da hoặc để lại thâm sẹo.