RẠN DA SAU SINH – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ AN TOÀN

RẠN DA SAU SINH - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ AN TOÀN 1

Trong những vấn đề sau khi sinh, rạn da thường là nguy cơ lớn khiến cho các bà mẹ lo lắng, vì việc xử lý tình trạng này đòi hỏi sự kiên nhẫn và phương pháp đúng đắn. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra rạn da ở phụ nữ sau khi sinh và những cách khắc hiệu quả thông qua bài viết này.

RẠN DA SAU SINH - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ AN TOÀN 3

RẠN DA SAU SINH LÀ GÌ?

Rạn da sau sinh, hay còn được gọi là vết rạn da sau thai nghén, là hiện tượng khi da trải qua sự căng giãn quá mức trong quá trình mang thai và mở rộng để chứa thai nhi. Điều này dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt nhỏ trên da, thường có màu đỏ hoặc trắng, gọi là rạn da. Phổ biến nhất xuất hiện ở bụng, ngực, hông, và đôi khi ở đùi. Rạn da sau sinh là một hiện tượng tự nhiên và thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng có thể tạo nên nỗi lo và mặc cảm về ngoại hình cho một số phụ nữ.

BIỂU HIỆN CỦA RẠN DA SAU SINH

Biểu hiện rõ nhất là bị rạn da màu đỏ, đường rãnh màu tím. Các vết rạn thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy do da khô và căng trở nên quá mức. Đôi khi, da ở vùng bị rạn có thể bong tróc, tạo ra các vảy trắng, là kết quả của các tế bào da tổn thương được đẩy lên bề mặt da. Thông thường, sau sinh, các vết rạn sẽ có màu đỏ hoặc tím sâu chạy theo chiều dài bụng, thường khá dày và gần nhau.

NGUYÊN NHÂN GÂY RẠN DA SAU SINH

Nguyên nhân gây ra rạn da sau sinh bao gồm:

YẾU TỐ DUY TRUYỀN

Nếu trong gia đình có người bị rạn da, nguy cơ bị rạn sau sinh tăng lên do yếu tố cấu trúc và di truyền da bẩm sinh.

CÂN NẶNG TĂNG QUÁ NHANH

Mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, làm cho da không kịp thích ứng với tốc độ phát triển cơ thể, dẫn đến đứt gãy sợi elastin và collagen.

DA THIẾU CHẤT VÀ KHÔ

Làn da khô hơn có cấu trúc elastin và collagen yếu, giai đoạn sau sinh nếu không duy trì độ ẩm có thể làm tăng nguy cơ rạn da.

ĐỘ TUỔI MANG THAI

Mang thai ở tuổi quá trẻ hoặc khi da đã lão hóa có thể làm tăng nguy cơ rạn da sau sinh.

ÍT VẬN ĐỘNG

Thiếu vận động có thể làm giảm khả năng thích ứng của da với sự căng trở nên quá mức.

Các yếu tố này cùng tác động để tạo ra những đường rạn da ở vùng bụng, mông, ngực và đùi sau thời kỳ mang thai.

TRỊ RẠN DA SAU SINH BẰNG CÁCH NÀO?

SỬ DỤNG KEM TRỊ RẠN DA

Trên thị trường có nhiều loại kem bôi được quảng bá với tác dụng trị rạn da. Tuy nhiên, hãy tránh tự mua mà thay vào đó, nên thăm bác sĩ da liễu để nhận được tư vấn về loại kem an toàn và phù hợp với tình trạng của bạn.

Các loại kem bôi phổ biến có thể kể đến:

  • Tretinoin: Kích thích tăng trưởng tế bào da, giúp ngăn chặn lão hóa và hỗ trợ khắc phục rạn da.
  • Trofolastin: Chứa chiết xuất Centella asiatica, chống oxi hóa và thúc đẩy sản xuất collagen.
  • Gel Silicon: Tăng cường sản xuất collagen, giảm sắc tố melanin trong rạn da.

Tuân thủ liều lượng và tần suất theo hướng dẫn của bác sĩ. Báo cáo ngay nếu có bất kỳ phản ứng nào phát sinh trong quá trình sử dụng.

PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT THẨM MỸ

  • Phẫu thuật: Dành cho trường hợp rạn da nặng, kết hợp loại bỏ lớp da và mỡ thừa. Cần thời gian nghỉ ngơi để da hồi phục, hiệu quả thấy rõ sau ít nhất 6 tháng.
  • Lăn kim: Sử dụng đầu kim siêu nhỏ để kích thích sự sản xuất collagen. Yêu cầu thời gian và chăm sóc da cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
  • Ánh sáng Laser: Sử dụng sóng siêu âm hội tụ Laser để làm mờ vết rạn, kích thích sản xuất collagen và giúp da săn chắc. Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng.

CÁCH ĐIỀU TRỊ RẠN DA TẠI NHÀ TỪ DƯỢC LIỆU TỰ NHIÊN

NHA ĐAM (LÔ HỘI)

Nha đam, hay còn được gọi là lô hội, có đặc tính làm mát giúp chữa trị hiệu quả các tình trạng liên quan đến da, đặc biệt là vết rạn da sau sinh. Nhựa từ cây nha đam có công dụng tuyệt vời trong việc làm dịu da và giảm các vết rạn một cách hiệu quả. Mẹ chỉ cần bôi trực tiếp nhựa nha đam lên vùng da bị rạn trong khoảng 15 phút và sau đó rửa lại với nước ấm. Ngoài ra, mẹ có thể trộn vitamin A hoặc E với nhựa nha đam để bôi lên da, giúp làm giảm và làm mờ vết rạn.

RƯỢU GỪNG NGHỆ

Rượu gừng nghệ không chỉ là một phương pháp làm đẹp sau sinh phổ biến mà còn được biết đến với nhiều lợi ích. Để thực hiện phương pháp này, trước khi sinh khoảng 3 tháng, mẹ có thể sử dụng 1 kg gừng và 1 kg nghệ, rửa sạch và để nguyên vỏ. Sau đó, xay hoặc giã nhỏ và ngâm với 5 lít rượu trong bình sứ hoặc bình thủy tinh, sau đó để nơi thoáng mát.

Sau khi sinh, mẹ chỉ cần lấy rượu gừng nghệ này và thoa đều lên những vùng da bị rạn khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Phương pháp này không chỉ giúp đánh bay vết rạn mà còn hỗ trợ làm trắng da, mang lại làn da mịn màng và giúp loại bỏ mỡ thừa sau sinh.

DẦU Ô LIU

Dầu ô liu là một lựa chọn hữu ích để chăm sóc da và giúp giảm vết rạn sau sinh. Mẹ có thể thoa dầu ô liu lên vùng da bị rạn trong khoảng 5-10 phút. Sau đó, sử dụng một chai nước nóng để lăn trên da khoảng 30 phút và rửa lại bằng nước. Hơi nóng từ chai nước sẽ mở lỗ chân lông, giúp dầu ô liu được hấp thụ vào da tốt hơn, làm giảm và mờ các vết rạn. Kiên trì áp dụng phương pháp này trong khoảng 1 tháng có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

CHANH VÀ SỮA TƯƠI

Hỗn hợp chanh tươi và sữa tươi giúp tẩy tế bào chết, làm mờ vùng da thâm nám. Mẹ có thể trộn nước cốt chanh tươi với sữa tươi hoặc sữa chua không đường theo tỷ lệ 1:5 – 1 thìa nước cốt chanh tươi với 5 thìa sữa tươi, sau đó thoa hỗn hợp này massage lên những vùng da bị rạn hàng ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tháng, vết rạn sẽ mờ đi rõ rệt, trả lại cho bạn làn da trắng hồng rạng rỡ.

MẬT ONG

Mật ong, với tính sát trùng cao, có khả năng giúp giảm các vết rạn trên da. Để sử dụng, mẹ có thể lấy một miếng vải mỏng đắp lên vùng da bị rạn, sau đó bôi mật ong đều khắp miếng vải. Chờ cho mật ong khô, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Điều quan trọng là sử dụng mật ong nguyên chất để đảm bảo hiệu quả.

LÒNG TRẮNG TRỨNG

Lòng trắng trứng, chứa nhiều protein, là một liệu pháp giúp giảm và làm mờ vết rạn trên da. Mẹ có thể sử dụng hai lòng trắng trứng, đánh tan và sau đó bôi lên vùng da bị rạn. Chờ cho đến khi khô rồi rửa lại bằng nước.

DẦU DỪA

Dầu dừa, với khả năng dưỡng ẩm cao và chứa vitamin E tự nhiên, là một phương pháp nuôi dưỡng làn da mịn đẹp. Mẹ có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất để massage nhẹ nhàng lên vùng da bị rạn 2–3 lần/ngày, mỗi lần 20 phút. Sau một thời gian ngắn, sẽ có sự khác biệt và các vết rạn sẽ mờ dần, thậm chí biến mất. 

CÁCH PHÒNG NGỪA RẠN DA SAU SINH

Để giảm mức độ nghiêm trọng của vết rạn da sau sinh, mẹ có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Dưỡng ẩm cho da: Sử dụng dầu dưỡng ẩm và duy trì lượng nước cần thiết để ngăn chặn da khỏi việc trở nên khô và tăng khả năng xuất hiện vết rạn.
  • Nuôi dưỡng làn da từ bên trong: Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin E để hỗ trợ làn da khỏe mạnh, săn chắc và tăng độ đàn hồi.
  • Kiểm soát cân nặng: Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, không tiêu thụ quá nhiều calo để kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, giúp giảm nguy cơ xuất hiện vết rạn da sau sinh.

Sự kiên trì trong việc áp dụng các biện pháp trị rạn da sau sinh có thể mang lại kết quả tích cực. Lưu ý rằng mỗi người có cơ địa khác nhau, và thời gian cụ thể để thấy rõ hiệu quả có thể thay đổi. Chăm sóc da đúng cách từ bên trong và ngoài giúp mẹ sau sinh duy trì làn da khỏe mạnh và giảm thiểu tình trạng rạn da.

ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY: ĐIỀU KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI MANG BẦU

ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY: ĐIỀU KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI MANG BẦU 5

Đo độ mờ da gáy là xét nghiệm vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ bị hội chứng Down ở thai nhi ngay từ những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần phải khám thai theo lịch khám định kỳ của bác sĩ nhằm kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hình thành phát triển toàn diện của thai nhi. Thực hiện đo độ mờ da gáy giúp các mẹ yên tâm về tình hình sức khỏe của thai nhi.

ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY: ĐIỀU KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI MANG BẦU 7

ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY LÀ GÌ?

Độ mờ da gáy là một chỉ số sàng lọc trước sinh, được thực hiện bằng siêu âm thai ở tuần thai 11 đến 13 tuần 6 ngày. 

Đo độ mờ da gáy (Nuchal Translucency = NT) là một trong những cách kiểm tra vùng da gáy của thai nhi, vào tuần thai khoảng từ 11 – 13 tuần 6 ngày của thai kỳ, hoặc khi thai có chiều dài đầu mông từ 45 – 84mm.

Độ mờ da gáy là khoảng tích tụ dịch dưới da, ở vùng sau gáy thai nhi. Tất cả các thai nhi khỏe mạnh đều có lớp dịch sau gáy, nhưng lớp dịch này sẽ tăng cao bất thường ở thai nhi mắc hội chứng Down và một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác. Vì thế, đo độ mờ da gáy là cách để chẩn đoán sàng lọc sớm hội chứng Down và hội chứng bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi.

VÌ SAO PHẢI ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY?

Phát hiện sớm nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down: Hội chứng Down là một bệnh lý di truyền gây ra bởi sự dư thừa một nhiễm sắc thể số 21. Bệnh có thể gây ra các vấn đề về trí tuệ, thể chất, và tâm lý ở trẻ. Việc phát hiện sớm hội chứng Down sẽ giúp cha mẹ có thêm thời gian chuẩn bị tâm lý và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho con.

Phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh khác: Ngoài hội chứng Down, độ mờ da gáy dày cũng có thể là dấu hiệu của các dị tật bẩm sinh khác như hội chứng Edward, hội chứng Patau, hội chứng Turner,… Việc phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh sẽ giúp cha mẹ có thêm thời gian chuẩn bị cho việc sinh nở và chăm sóc sau sinh.

Kết quả đo độ mờ da gáy chỉ là một xét nghiệm sàng lọc, không thể chẩn đoán chính xác thai nhi có mắc hội chứng Down hay không. Nếu kết quả đo độ mờ da gáy bất thường, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác như chọc ối, sinh thiết gai nhau,…

ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY: ĐIỀU KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI MANG BẦU 9

ĐỘ MỜ DA GÁY BAO NHIÊU LÀ BÌNH THƯỜNG?

Sau khi được tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ cho bà bầu biết kết quả về độ mờ da gáy. Đối với những trẻ có kích thước từ 45-84mm thì độ mờ da gáy thông thường sẽ là dưới 3,5mm. Thường thì kết quả kiểm tra độ mờ da gáy sẽ giúp bác sĩ có thể phán đoán được 75% nguy cơ trẻ bị Down.

  • Đối với thai nhi 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.
  • Đối với thai nhi 12 tuần tuổi, thường độ mờ da gáy chuẩn là dưới 2,5mm.
  • Đối với thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2,8mm.

Nguy cơ mắc hội chứng Down thấp đối với những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm.

  • Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là khá cao.
  • Nếu độ mờ da gáy 6mm, thì thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.
  • Độ mờ da gáy từ 3,2-3,5mm thì được gọi là dày và tăng nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể.
  • Những trường hợp thai nhi có độ mờ da gáy là 2,9mm, tuy chưa phải là mức cao nhưng có thể gây ra sự ảnh hưởng đến giá trị của xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu, vì vậy muốn chắc chắn, nên thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Lượng chất dịch kết tụ ở vùng cổ tăng lên khiến cho độ mờ da gáy cao lên. Vì vậy, phương pháp hiệu quả nhất để kiểm tra và chẩn đoán được các dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ chính là siêu âm đo độ mờ da gáy. Nguy cơ mắc dị tật càng cao khi độ mờ da gáy càng cao kèm theo đó là các dị tật khác về cấu trúc cơ thể. Bên cạnh thường xuyên theo dõi, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, phụ nữ mang thai cũng nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

NÊN ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY VÀO TUẦN THỨ MẤY?

Kết quả ĐMDG chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào thời gian thực hiện. Cụ thể, đo ĐMDG thường được chỉ định vào tuần thứ 11 – 14 của thai kỳ. Đây được gọi là “thời điểm vàng” để phát hiện ra những bất thường trong nhiễm sắc thể của trẻ.

hường trong nhiễm sắc thể của thai nhi, đặc biệt là các cặp ba nhiễm sắc thể 21 (hội chứng Down), 18 (hội chứng Edward), và 13 (hội chứng Patau). Các hội chứng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho thai nhi.

Quan trọng nhất là kết quả của đo độ mờ da gáy chỉ là một phần của quá trình kiểm tra rủi ro hội chứng Down và các tình trạng khác. Kết quả cần được kết hợp với các yếu tố khác như tuổi của mẹ, xét nghiệm máu, và các yếu tố rủi ro khác để có cái nhìn toàn diện về nguy cơ.

Nếu có bất kỳ lo lắng hoặc nghi ngờ nào về sức khỏe của thai nhi, việc thảo luận và thăm bác sĩ là quan trọng để có được thông tin và tư vấn chính xác nhất về tình trạng thai nhi và quyết định tiếp theo.

LƯU Ý KHI THỰC HIỆN ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY

Để kết quả đo độ mờ da gáy được chính xác nhất, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Thực hiện xét nghiệm đúng thời điểm: Thời điểm vàng để thực hiện đo độ mờ da gáy là từ tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ.
  • Chọn cơ sở y tế uy tín: Mẹ bầu nên chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
  • Chuẩn bị đầy đủ: Mẹ bầu nên nhịn ăn, uống trong vòng 4 tiếng trước khi siêu âm.
  • Trang phục thoải mái: Mẹ bầu nên mặc quần áo thoải mái, dễ dàng di chuyển để thuận tiện cho việc siêu âm.