Sơn tra: Những lợi ích đối với sức khoẻ có thể bạn chưa biết

Sơn tra: Những lợi ích đối với sức khoẻ có thể bạn chưa biết 1

Vị chua không chỉ tốt cho gan mà còn có tác dụng sinh tân dưỡng âm, điển hình là việc ăn đồ chua sẽ kích thích tiết nước bọt, tăng cảm giác ngon miệng. Trong Đông Y, sơn tra được xem là một loại “thần dược” không thể thiếu, giúp tư âm và bổ huyết một cách đặc biệt.

Sơn tra: Những lợi ích đối với sức khoẻ có thể bạn chưa biết 3

Không chỉ đơn giản là một loại quả chua, sơn tra trong y học cổ truyền được chế biến một cách tinh tế, từ việc hái trên những ngọn núi đỉnh, loại bỏ hạt và cắt thành những lát mảnh trước khi phơi khô. Với vị chua đặc trưng, nó không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và nuôi dưỡng dạ dày, mà còn có khả năng khí lưu thông và tiêu hóa uất kết. Khi chán ăn hay thấy xuất hiện triệu chứng can khí uất kết, hoặc muốn bổ huyết, hoạt huyết đều có thể ăn sơn tra. Lưu ý, với những người tỳ vị hư nhược, đi ngoài phân lỏng hoặc đang sử dụng nhân sâm không nên ăn sơn tra.

Bên cạnh công dụng hoạt huyết, hóa uất mà sơn tra đem lại cần chú chú ý rằng cũng sẽ gây hao khí, do đó người khí trệ nghiêm trọng nên tránh sử dụng.

Đối với phụ nữ mang thai, mặc dù thường thích ăn chua, nhưng sơn tra không nên xuất hiện trong thực đơn của họ. Tính chất hoạt huyết của loại quả này có thể gây nguy cơ sảy thai, điều này đặt ra một cảnh báo cần tuân thủ.

Khác biệt với vị chua trong sơn tra tươi, khi được sử dụng như một loại thuốc thường mang đến hương vị khá chua. Để làm dịu đi vị chua này và đồng thời tăng thêm giá trị dinh dưỡng, việc kết hợp với ngân nhĩ và các thực phẩm màu trắng là một lựa chọn tuyệt vời.

Đầu tiên là ngân nhĩ: Sơn tra sử dụng vị chua để tư âm, trong khi đó, ngân nhĩ lại tận dụng cấu trúc kết dính và nhớt để tạo nên một hiệu quả tuyệt vời. Cấu trúc này không chỉ xuất hiện trong ngân nhĩ mà còn trong nhiều thực phẩm tư âm khác như yến sào, hải sâm… Theo quan điểm Đông y, chúng đều có công dụng tư âm, nhuận phổi, bổ gan, lợi thận và dưỡng da vô cùng ấn tượng. Đối với phụ nữ, ngân nhĩ trở thành lựa chọn phổ biến, con gái vốn thuộc âm nên thường xuyên sử dụng canh ngân nhĩ để tối ưu hóa tác dụng của chất nhờn này cho làn da.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10g sơn tra hoặc 10 quả sơn tra tươi,
  • 10g ngân nhĩ 
  • 100g gạo tẻ. 

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch sơn tra, sau đó cắt bỏ phần cuống của ngân nhĩ và ngâm nó trong nước, xé ra như những cánh hoa tinh tế. 
  • Sau đó, vo gạo và đặt vào nồi nước lạnh cùng sơn tra và ngân nhĩ.
  •  Đun sôi với lửa lớn, sau đó chuyển sang lửa nhỏ hâm như khi nấu cháo truyền thống. Điều chỉnh đường theo khẩu vị cá nhân, và nhớ rằng người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng đường.
Sơn tra: Những lợi ích đối với sức khoẻ có thể bạn chưa biết 5

Thứ hai là lê: Một cách khác để thưởng thức sơn tra là đun cùng lê để tạo ra một nước uống tuyệt vời. Màu trắng của lê không chỉ mang lại tác dụng dưỡng âm bổ phổi, mà còn giúp nuôi dưỡng các dịch trong cơ thể.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả lê và 7-8 quả sơn tra tươi (hoặc 4g sơn tra khô)

 Hai món này là sự kết hợp lý tưởng để thưởng thức hàng ngày, đem lại cảm giác tươi mới và dinh dưỡng cho cơ thể.

*Những người mắc bệnh sau không nên sử dụng sơn tra:

  • Bệnh nhân dị ứng hay quá mẫn cảm với các thành phần của quả sơn tra.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý loét dạ dày – tá tràng nặng, xuất huyết dạ dày. Bệnh nhân tỳ vị hư yếu nặng, không có biểu hiện đầy trướng hay tích trệ.

A Giao (Cao da lừa) là gì? Công dụng bổ máu và những điều bạn chưa biết

A Giao (Cao da lừa) là gì? Công dụng bổ máu và những điều bạn chưa biết 7

Như mọi người đã biết, a giao được bào chế từ da lừa, đun nóng cho quánh lại rồi chế thành cao, có màu nâu đen, thường được làm thành hình chữ nhật hoặc hình vuông, vẻ ngoài bóng, cứng và giòn. Khi chiếu ánh sáng vào sẽ thấy hiện lên màu nâu hơi trong suốt. A giao là một trong “ba bảo bối bổ âm” của Đông y. 

A Giao (Cao da lừa) là gì? Công dụng bổ máu và những điều bạn chưa biết 9

Tương truyền ở huyện Đông A thuộc tỉnh Sơn Đông, có một cái giếng lớn, gọi là a tỉnh (tỉnh: giếng), người ta dùng nước giếng để nấu cao quanh năm, vì vậy loại cao này gọi là a giao (giao: cao, keo). A giao bán trên thị trường hiện nay đương nhiên không thể nấu bằng nước giếng này, nhưng chất lượng a giao sản xuất ở khu vực đó vẫn là một trong những loại tốt nhất.

Nhưng trong những năm gần đây, a giao dấy lên nhiều tranh cãi, một là về việc có quá nhiều sản phẩm giả lẫn lộn trên thị trường, hai là có người nói a giao chỉ là cao da lừa, ngoài collagen thì không còn dinh dưỡng.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta không thể dùng thành phần dinh dưỡng để giải thích về công dụng của thuốc Đông y. Giống như than đá và kim cương cũng có cùng thành phần, nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Mặc dù y học hiện đại đến bây giờ vẫn chưa thể giải thích được tại sao loại cao bào chế từ da lừa này lại giúp bổ máu, nhưng các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy sau khi cho chó bị mất nhiều máu uống a giao, các tế bào hồng cầu và huyết sắc tố (hemoglobin) tăng nhanh hơn so với các nhóm đối chiếu. Nói cách khác, a giao có lợi cho việc tạo máu. 

Một người bạn thân của tôi sau ba mươi lăm tuổi bắt đầu kiên trì sử dụng a giao. Cô mua a giao về tự dùng làm thành bánh, mỗi ngày ăn vài miếng. Nếu hỏi cô ấy rằng a giao có hữu ích không, cô ấy sẽ vô cùng hào hứng kể về tác dụng của nó: điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng đau bụng kinh, làm cho da dẻ mịn màng hơn. Cô còn tự hào khoe về làn da đẹp hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa. Trước đây, giống như bao chị em phụ nữ khác, cô bị lạnh tay chân, da sạm, đau bụng kinh nghiêm trọng nhưng bây giờ cô không còn bị nổi mụn trước kỳ kinh và không đau bụng kinh nữa, kinh nguyệt đều hơn, da dẻ trắng trẻo mịn màng, bàn tay, bàn chân cũng ấm hơn. Cô cho rằng tất cả những điều này đều là nhờ a giao.

A Giao (Cao da lừa) là gì? Công dụng bổ máu và những điều bạn chưa biết 11

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi “bản thảo cương mục” đề cập đến nhiều tác dụng của a giao, trong đó có khả năng “điều trị thổ huyết, chảy máu trong, đi tiểu ra máu, đái dầm, kiết lỵ, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, và các vấn đề liên quan đến khí huyết.” Có thể nhận thấy rằng công dụng chủ yếu của a giao là tăng cường huyết, tư âm, nhuận tràng và cầm máu, vì vậy nó thường được sử dụng làm thuốc bổ trong điều trị các bệnh phụ khoa. A giao đóng vai trò quan trọng trong việc dưỡng huyết, điều hòa kinh nguyệt, và giúp cơ thể duy trì sự cân bằng tự nhiên, từ đó làm tăng vẻ đẹp tự nhiên.

Nhưng a giao có một vấn đề là dễ gây nóng trong, một số người phản ánh bị chảy máu cam sau khi sử dụng. Vì vậy một lần không nên sử dụng quá nhiều. Thêm vào đó, a giao có đặc tính nồng và có thể tạo ra áp lực lớn trong dạ dày, gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Điều này có thể gây tổn thương đến tỳ vị, đặc biệt là ở những người có tỳ vị yếu. Nếu muốn sử dụng a giao một cách an toàn, cần điều hòa tỳ vị một cách kỹ lưỡng trước khi bắt đầu liệu pháp, để tránh tình trạng chán ăn và giảm rủi ro tỳ hư.. Đối với những người có tỳ vị yếu, việc sử dụng a giao đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt để tránh tình trạng tỳ hư trầm trọng.

Mặc dù vậy công dụng bổ máu tư âm của a giao là không thể phủ nhận. Nó vẫn rất được đề cao chức năng bổ máu, điều hòa các bệnh phụ khoa ở nữ giới.

Khi dùng a giao bạn có thể lấy rượu vàng được ủ từ gạo nếp, gạo tẻ và kê, có nồng độ cồn khá thấp (14 ~ 20%), nổi tiếng là rượu Thiệu Hưng hoặc nước sôi đun chảy rồi uống, cũng có thể làm bánh. Cách làm vô cùng đơn giản: ngâm a giao trong rượu vàng hai ngày hai đêm, sau đó thêm câu kỷ tử, quả óc chó, mè đen, táo đỏ, đường phèn và chế biến là được.

Những điều cần lưu ý:

  • Bên cạnh khuyết điểm giá cả đắt đỏ và dễ gây nóng trong, công dụng bổ máu tư âm của a giao là không thể phủ nhận.
  • Có thể đun chảy a giao với nước sôi để uống,hoặc làm bánh bằng cách ngâm a giao trong rượu vàng đủ hai ngày, thêm câu kỷ tử, óc chó, mè đen, táo đỏ, đường phèn và chế biến.