THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 1

Hiện nay ai cũng cần được tẩy giun định kỳ để đề phòng nhiễm giun sán vì vậy Tầm quan trọng của thuốc tẩy giun cho người lớn là không thể không nhắc đến. Vậy thuốc xổ giun cho người lớn là gì? Cách dùng thuốc tẩy giun sán cho người lớn ra sao? Hãy cùng Phụ nữ toàn cầu tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

TỔNG QUAN VỀ THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN

THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 3

Bệnh nhiễm giun sán là một vấn đề sức khỏe phổ biến, không phân biệt đối tượng và thường gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả trẻ em lẫn người lớn. Giun sán sống ký sinh trong ruột, tiết ra các độc tố và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, protein, vi chất, vitamin mà con người tiêu thụ. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Người bị nhiễm giun sán thường phải đối mặt với các triệu chứng như choáng váng, suy nhược, kém ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng do việc giun sán tiêu thụ chất dinh dưỡng cần thiết. Trong trường hợp nhiễm giun đũa, người bệnh có nguy cơ lồng ruột, tắc ruột, và thậm chí gặp tình trạng giun chui vào ống mật, gây hậu quả nặng nề. Giun móc có thể gây ra thiếu máu, nổi mề đay, suy tim, trong khi giun tóc gây tổn thương niêm mạc đường ruột, thiếu hụt vitamin, rối loạn tiêu hóa, và thiếu máu.

Ngoài ra, trẻ em bị nhiễm giun nặng thường suy dinh dưỡng, gầy ốm, rối loạn thần kinh, thậm chí bị chậm phát triển tâm thần, vận động, trí tuệ.

Hiện nay trên thị trường chủ yếu có 2 loại thuốc tẩy giun cho người lớn là Mebendazole, Albendazole và loại chứa Mebendazole dễ sử dụng và phổ biến hơn. Mebendazole hoạt động bằng cách ức chế và ngăn chặn các loại giun hấp thụ chất dinh dưỡng. Thuốc xổ giun sán cho người lớn là loại thuốc không kê đơn, bạn có thể tự mua cho mình và gia đình sử dụng. Bên cạnh đó nên tẩy giun định kỳ 4-6 tháng/ lần.

BAO LÂU SỬ DỤNG THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN 1 LẦN?

Theo khuyến nghị của Tổ chức WHO, tẩy giun chính là biện pháp dự phòng nhiễm giun sán quan trọng và hiệu quả nhất. Việc tẩy giun đặc biệt quan trọng đối với các các nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ tiến triển nặng nếu mắc phải.

Tần suất tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo WHO:

Nữ giới tuổi thanh niên, không có thai hoặc phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ: 

  • Tẩy giun 1–2 lần/năm cho tất cả phụ nữ ở độ tuổi này ở khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán trên 20%.
  • Tẩy giun 2 lần/năm được khuyến cáo cho các khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán trên 50% cho đối tượng nêu trên.
  • Liều khuyến cáo sử dụng của thuốc xổ giun cho người lớn là Mebendazole 500mg/lần hoặc Albendazole 400mg/lần.

Phụ nữ mang thai

  • Sử dụng thuốc tẩy giun cho người lớn sau quý 1 của thai kỳ với liều duy nhất được khuyến khích tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun tóc hoặc giun sán trên 20%, hoặc tại khu vực có tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên 20%.
  • Sử dụng liều duy nhất Mebendazole 500mg hoặc Albendazole 400mg.

CÁCH SỬ DỤNG THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN HIỆU QUẢ

  • Thuốc xổ giun cho người lớn hiện nay có thành phần chủ yếu là Albendazol và Mebendazol, có tác dụng làm giảm đáng kể hoặc tẩy sạch số lượng giun sán ra khỏi ruột.
  • Có thể tự mua thuốc xổ giun cho người lớn vì thuốc không cần được kê đơn.
  • Khuyến cáo tẩy giun định kỳ từ 4 đến 6 tháng 1 lần. Đối với người lớn và trẻ trên 2 tuổi thì chỉ cần uống một liều duy nhất (1 viên) là đủ.
  • Các thuốc tẩy giun cho người lớn hiện đại không yêu cầu kiêng khem trước khi tẩy giun nên bạn có thể tẩy giun bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất là vào sáng sớm khi bụng đói và trong vòng 2 giờ sau bữa tối.
  • Lưu ý, đối với các tình trạng đã nhiễm giun và có dấu hiệu ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể bổ sung liều tẩy giun thứ hai từ sau liều thứ nhất khoảng 2 đến 3 tuần để đảm bảo điều trị dứt điểm.
  • Khi dùng thuốc sau một ngày, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu bạn gặp các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, khó chịu, đau đầu hoặc nổi mề đay, bạn có thể bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi và xem các triệu chứng có thuyên giảm không. Nếu những triệu chứng này giảm dần theo thời gian thì không sao, nhưng nếu cơ thể bạn phản ứng nghiêm trọng hơn như sốt, khó chịu hoặc nôn mửa thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Không dùng thuốc tẩy giun cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi và người bệnh có tiền sử suy gan, nhiễm độc tủy xương, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Để tránh tái nhiễm, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh môi trường sống, thường xuyên diệt ruồi, muỗi, gián trong khu vực ở, sử dụng thực phẩm sạch, nấu chín kỹ, trước mỗi bữa ăn phải rửa tay sạch sẽ.

Việc tẩy giun định kỳ là vô cùng quan trọng không những đối với trẻ em mà còn cần thiết ở người lớn. Bên cạnh đó, mọi người cần tuân theo đúng các khuyến cáo của WHO về việc sử dụng thuốc tẩy giun cho người lớn định kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như theo dõi những tác dụng phụ ngoài ý muốn nhé!

Trẻ hấp thu kém nên bổ sung gì? Kinh nghiệm hay mẹ đừng bỏ lỡ

Trẻ hấp thu kém nên bổ sung gì? Kinh nghiệm hay mẹ đừng bỏ lỡ 5

Hấp thu kém là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng và suy giảm sự tăng trưởng, phát triển toàn diện của cơ thể. Vậy trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì, nguyên nhân do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này.

Trẻ hấp thu kém nên bổ sung gì? Kinh nghiệm hay mẹ đừng bỏ lỡ 7

Tình trạng trẻ kém hấp thu

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, có đến 50% trẻ không tăng cân đến khám liên quan đến hội chứng kém hấp thu. Đây là tình trạng bé ăn uống bình thường nhưng không hấp thu được vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác từ thức ăn. Từ đó dẫn đến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bé kém hấp thu

Để phát hiện sớm hội chứng kém hấp thu ở trẻ, mẹ hãy quan sát xem bé có các dấu hiệu điển hình dưới đây hay không:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đi ngoài phân lỏng, tanh, có váng mỡ nổi trên bề mặt
  • Biếng ăn
  • Gầy yếu
  • Sút cân/Chậm tăng cân
  • Da khô
  • Hay ốm vặt,…

Nguyên nhân khiến bé kém hấp thu

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu, bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ dưới 7 tuổi là giai đoạn hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Trong giai đoạn này, khả năng miễn dịch của trẻ cũng còn non kém nên rất dễ mắc hội chứng rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.
  • Thiếu enzym tiêu hóa: Enzyme tiêu hóa có nhiệm vụ phân cắt thức ăn, biến chất dinh dưỡng thành các chất dễ hấp thu vào ruột. Nếu thiếu hụt các enzyme này, thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu hết khiến trẻ bị đầy bụng, chướng hơi,…
  • Chế độ ăn không phù hợp: Thực đơn không cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm, kém đa dạng, lặp đi lặp lại khiến trẻ biếng ăn, khó hấp thu, không đủ vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa.
  • Bệnh lý đường ruột: Một số bệnh lý đường tiêu hóa như nhiễm giun sán, viêm loét trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị bệnh (Ví dụ kháng sinh) dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến bé giảm hấp thu.

Trẻ hấp thu kém nên bổ sung gì?

Bổ sung sữa

Sữa hỗ trợ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu là lựa chọn hàng đầu. Chọn sữa có chứa tiền lợi khuẩn Bifidus, Kẽm, Vitamin nhóm B, Canxi giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Sữa công thức đặc biệt này cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru và hấp thu tốt hơn. Khi chọn sữa cho trẻ hấp thu kém, mẹ cần lưu ý:

  • Phù hợp với độ tuổi: Chọn sữa phù hợp với giai đoạn phát triển của bé, kiểm tra thông tin trên vỏ hộp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cụ thể.
  • Thành phần tốt cho tiêu hóa: Sữa hỗ trợ tiêu hóa chứa tiền lợi khuẩn Bifidus, đường oligosaccharide (Lactose, Lactulose, Raffinose, chất xơ GOS), Kẽm, Vitamin nhóm B, Canxi. Những thành phần này giúp bé ăn ngon miệng, củng cố lợi khuẩn ruột, kiểm soát vi khuẩn gây hại, làm mềm phân, và kích thích cử động ruột.
  • Kích thích sự thèm ăn: Chọn sữa bổ sung kẽm và vitamin nhóm B để khuyến khích bé thèm ăn và có khẩu phần ăn ngon miệng.

Ví dụ: Sữa Morinaga của Nhật được đánh giá cao với các dòng sản phẩm Hagukumi, Chilmil, Kodomil phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh là một giải pháp quan trọng để cải thiện hệ tiêu hóa và khắc phục vấn đề hấp thu kém ở trẻ nhỏ. Trong giai đoạn đầu đời, khi hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, việc sử dụng nhiều kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn có thể tạo ra những tác động tiêu cực đối với đường ruột, làm suy giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Việc sử dụng men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột, khôi phục sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh, từ đó cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và ngăn chặn các vấn đề tiêu hóa tiềm ẩn.

Bổ sung men tiêu hóa

Việc bổ sung enzyme tiêu hóa có thể cải thiện quá trình hấp thu cho trẻ, nhưng mẹ cần lưu ý rằng việc này chỉ nên thực hiện trong khoảng thời gian nhất định, thường là không quá 10-15 ngày. Việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến tuyến tiết enzyme tự nhiên của cơ thể bé, dẫn đến việc teo lại và suy giảm chức năng.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn về liều lượng và thời gian sử dụng men tiêu hóa phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ. Đồng thời, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả sau mỗi đợt bổ sung là quan trọng để đảm bảo rằng trẻ đang nhận được sự hỗ trợ cần thiết mà không gây ra những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa tự nhiên của mình.

Bổ sung đủ lượng nước

Bổ sung đủ lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày là một mẹo hữu ích giúp cải thiện khả năng hấp thu cho trẻ. Bởi vì nước giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa:

  • Hệ tiêu hóa cần nước để phân hủy thức ăn.
  • Nước hoạt động như một môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng và giúp chúng dễ dàng hấp thu vào máu.
  • Nước giúp điều hòa nhu động ruột,…
  • Tùy theo độ tuổi và cân nặng, nhu cầu về nước của trẻ khác nhau

Bổ sung vi chất bị thiếu hụt

Vitamin B, C, A; khoáng chất kẽm và Lysine là các chất có vai trò quan trọng giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ hoặc một nguyên nhân nào đó khiến cơ thể bé thiếu hụt các vi chất này thì sẽ khiến trẻ biếng ăn, hấp thu kém, chậm tăng cân.

Một số lưu ý giúp trẻ hấp thu tốt, lớn nhanh hơn

Để cải thiện khả năng hấp thu giúp bé tăng cân nhanh hơn, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng: Một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng sẽ giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé ăn đủ 4 nhóm thực phẩm chính: protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất
  • Hạn chế ăn đường: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn đường, trẻ từ 2-8 tuổi chỉ nên ăn ít hơn 25g đường/ngày. Đường tinh luyện trong bánh kẹo, nước ngọt là là loại đường xấu trẻ cần tránh xa. Bởi vì chúng không chứa chất dinh dưỡng mà thường chứa nhiều calo làm giảm khả năng hấp thu các chất khác hoặc gây tổn thương đường ruột.
  • Dạy bé nhai chậm: Nhai chậm giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Mẹ hãy rèn luyện cho bé thói quen ăn chậm nhai kỹ ngay từ nhỏ.
  • Chia nhỏ nhiều bữa: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ vừa giúp hạn chế tình trạng hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải vừa giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
  • Không ép bé ăn nhiều: Ép bé ăn nhiều sẽ khiến bé sợ hãi, lâu dần gây chứng biếng ăn tâm lý rất khó khắc phục. Mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu để tạo tâm lý thoải mái giúp con ăn ngon miệng, hấp thu tốt và hứng thú khi thấy thức ăn.
  • Bổ sung sữa chua: Sữa chua chứa nhiều probiotic giúp bổ sung lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Mẹ nên thêm sữa chua vào bữa ăn vặt hằng ngày cho bé.
  • Hạn chế ăn vặt trước bữa ăn: Ăn vặt trước bữa ăn khiến trẻ ngang dạ không muốn ăn thêm dẫn đến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Tẩy giun định kỳ: Nhiễm giun sán khiến cơ thể bé gầy yếu, mệt mỏi, hấp thu kém do bị cạnh tranh chất dinh dưỡng
  • Tăng cường vận động: Vận động hợp lý giúp tăng cường đề kháng và giúp tiêu hao năng lượng, trẻ sẽ có cảm giác đói, ăn ngon miệng hơn.
  • Giữ vệ sinh cá nhân cho bé tốt: Mẹ hãy dạy cho bé thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu của trẻ.