VACXIN 5 TRONG 1 CÓ MẤY LOẠI? PHÒNG ĐƯỢC NHỮNG BỆNH GÌ?

VACXIN 5 TRONG 1 CÓ MẤY LOẠI? PHÒNG ĐƯỢC NHỮNG BỆNH GÌ? 1

Vắc xin 5 trong 1 là gì? Khi nào thì trẻ nên tiêm loại vắc xin này là những thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Hiện nay vắc xin 5 trong 1 đang được triển khai tiêm chủng miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, ngoài ra còn có loại vắc xin 5 trong 1 của Pháp cha mẹ có thể đăng ký theo diện tiêm dịch vụ ở các Trung tâm tiêm chủng. Những thông tin dưới đây của phunutoancau sẽ giúp cha mẹ phần nào hiểu thêm về vắc xin 5 trong 1 và một số lưu ý phụ huynh nên ghi nhớ về loại vắc xin này.

VACXIN 5 TRONG 1 CÓ MẤY LOẠI? PHÒNG ĐƯỢC NHỮNG BỆNH GÌ? 3

KHÁI QUÁT VỀ VACXIN 5 TRONG 1

Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin kết hợp, giúp phòng ngừa 5 bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ, bao gồm:

BỆNH HO GÀ

Gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis, lây truyền qua đường hô hấp, có thể gây ho kéo dài, tím tái, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

BỆNH BẠCH HẦU

Gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, lây truyền qua đường hô hấp, có thể gây viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm cơ tim, suy thận, thậm chí tử vong.

BỆNH UỐN VÁN

Do vi khuẩn Clostridium tetani, lây truyền qua vết thương hở, có thể gây co cứng cơ, thậm chí tử vong.

BỆNH DO HIB (HEMOPHILUS INFLUENZAE TYPE B)

Gây ra bởi vi khuẩn Haemophilus influenzae type b, lây truyền qua đường hô hấp, có thể gây viêm màng não, viêm phổi, viêm màng tim, viêm khớp, viêm màng ngoài tim, thậm chí tử vong.

BỆNH BẠI LIỆT

Gây ra bởi virus Polio, lây truyền qua đường phân – miệng, có thể gây liệt cơ, thậm chí tử vong.

VACXIN 5 TRONG 1 CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?

Trên thế giới hiện nay có nhiều loại vắc-xin 5 trong 1, trong đó có 2 loại được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là:

VACXIN COMBE FIVE

Được sản xuất tại công ty Biological E, Ấn Độ. Đây là loại vắc-xin mới được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010, trẻ em sẽ được tiêm miễn phí tại các cơ quan y tế xã. Loại vắc-xin mới này có thành phần tương tự vacxin Quinvaxem và được sử dụng rộng rãi tại hơn 43 quốc gia trên thế giới với trên 400 triệu liều. Ở Việt Nam, loại vacxin này được cấp phép sử dụng từ 05/2017 thay thế cho vacxin Quinvaxem.

VACXIN PENTAXIM

Được sản xuất tại Pháp bởi công ty sản xuất dược phẩm Sanofi Pasteurs. Vacxin này mất phí, được tiêm tại các cơ quan trong và ngoài công lập. Loại vacxin này đang được sử dụng nhiều vì có nhiều ưu điểm. Trong đó, ưu điểm vượt trội nhất là có chứa thành phần ho gà vô bào (chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn). Chính vì thành phần ho gà vô bào được đánh giá là có phản ứng sau tiêm ít hơn cũng như ít sốt hơn.

VẮC-XIN 5 TRONG 1 TIÊM MẤY MŨI?

Lịch tiêm chủng vacxin 5 trong 1 được khuyến cáo như sau:

  • 3 mũi tiêm cơ bản: Tiêm lần lượt cho trẻ tại thời điểm 2,3,và 4 tháng tuổi.
  • Mũi tiêm nhắc lại: Tiêm khi trẻ được 15 đến trước 24 tháng tuổi( tốt nhất là lúc 18 tháng tuổi).

Như vậy, trẻ cần tiêm tổng cộng 4 mũi vắc-xin 5 trong 1 để được bảo vệ đầy đủ khỏi 5 bệnh nguy hiểm.

LỊCH TIÊM VẮC XIN 5 TRONG 1

Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 ở Việt Nam hiện nay được khuyến nghị như sau:

  • Mũi 1: 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: 3 tháng tuổi
  • Mũi 3: 4 tháng tuổi
  • Mũi nhắc lại: 18 tháng – 24 tháng tuổi

Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng có thể khuyến nghị lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 khác nhau. Do đó, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn lịch tiêm vắc xin phù hợp cho trẻ.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA VẮC XIN 5 TRONG 1

Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin an toàn, hiệu quả và được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ loại vắc xin nào khác, vắc xin 5 trong 1 cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ, thường gặp như:

  • Đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Quấy khóc
  • Chán ăn
  • Tiêu chảy

Những tác dụng phụ này thường tự khỏi trong vòng vài ngày sau khi tiêm. Tuy nhiên, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

LƯU Ý KHI TIÊM VẮC XIN 5 TRONG 1

  • Để chăm sóc trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng, bố mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
  • Cho trẻ ăn no trước tiêm và ăn uống bình thường sau tiêm;
  • Trước khi tiêm, bố mẹ cần chủ động thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ như: Có đang mắc bệnh gì không, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng với lần chích ngừa trước,…;
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng của bé sau khi tiêm ngừa: Theo dõi tại điểm tiêm ít nhất 30 phút và ít nhất 24 giờ tại nhà sau tiêm;
  • Khi trẻ sốt sau tiêm, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ;
  • Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Tiêm vắc xin 5 trong 1 là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nguy hiểm. Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin theo lịch trình được khuyến nghị để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

BỆNH SỞI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH SỞI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 5

Sởi là một căn bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh sởi ở trẻ em có diễn biến nhanh chóng, và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

BỆNH SỞI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 7

BỆNH SỞI Ở TRẺ EM LÀ GÌ?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi (morbillivirus) gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh khi ho, hắt hơi, hoặc qua tiếp xúc với các vật dụng có chứa virus như khăn giấy, đồ chơi,…

Bệnh sởi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là các bé chưa tiêm đủ các mũi vacxin ngừa sởi là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất.

DẤU HIỆU TRẺ EM BỊ SỞI

THỂ ĐIỂN HÌNH

Thông thường, bệnh sởi ở trẻ em sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh, các biểu hiện bệnh sẽ không bộc phát ngay mà trẻ sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng 8-11 ngày.

Giai đoạn khởi phát, hay còn gọi là giai đoạn viêm long: Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 3-4 ngày với các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em điển hình gồm:

  • Sốt nhẹ, vừa và sau cùng là sốt cao;
  • Viêm kết mạc, đỏ mắt, mắt có gỉ, m mắt sưng nề;
  • Viêm xuất tiết mũi, họng;
  • Nước mắt, nước mũi chảy nhiều;
  • Ho;
  • Hạch ngoại biên sưng to…

Giai đoạn toàn phát, hay còn gọi là giai đoạn phát ban: Giai đoạn này thường sẽ kéo dài trong khoảng 4-6 ngày. Lúc này, trẻ bắt đầu phát ban phía sau tai, sao đó lan rộng ra khắp mặt, xuống cổ, ngực, lưng, tay và phát ban khắp cơ thể trong 3 ngày. Những vết ban này có màu đỏ, sát sẩn, nhỏ, hơi nổi gờ lên so với về mặt da, có thể mọc thành từng đốm, nằm rải rác hoặc lan rộng ra, dính liền với nhau tạo thành những đám tròn 3-6mm.

Giai đoạn lui bệnh, hay còn gọi là giai đoạn ban bay: Ở giai đoạn này, thường trẻ đã hết sốt, các vết ban bay dần đi theo thứ tự mọc của chúng và để lại vết thâm trên vùng da phát ban. Trong một số trường hợp, vết ban bay đi khi trẻ vẫn đang còn sốt, bệnh sởi có thể đã chuyển biến thành các bệnh nguy hiểm hơn. Ngoài tra, trẻ có thể bị lột da vào giai đoạn này.

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn dễ nhận biết nhất của bệnh sởi. Các vết ban mọc đồng loạt, lan rộng khắp cơ thể, không ngứa. Ban sởi có đặc điểm là:

  • Ban xuất hiện ở mặt trước sau, sau đó lan xuống cổ, ngực, lưng, bụng, tay, chân.
  • Ban có màu hồng, sẩn, nhỏ, hơi nổi gờ lên so với bề mặt da.
  • Ban mọc thành từng đám, không ngứa.
  • Ban có thể lan đến niêm mạc miệng, họng, gây viêm loét.
BỆNH SỞI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 9

THỂ KHÔNG ĐIỂN HÌNH

Một số trẻ bị sởi không được phát hiện sớm do bệnh chỉ xuất hiện với các biểu hiện không điển hình gồm:

  • Sốt nhẹ;
  • Phát ban ít;
  • Viêm long nhẹ;
  • Thể trạng sức khỏe của trẻ không có thay đổi rõ rệt.

Các triệu chứng này rất khó phân biệt với các dấu hiệu của một số bệnh viêm đường hô hấp khác. Ngoài ra, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường sau, mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ và đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Khó thở;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Đau mắt khi bị ánh sáng chiếu vào;
  • Có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn, hôn mê…

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ LÊN SỞI

Bệnh sởi ở trẻ em được gây ra bởi virus sởi, thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Đây là một chủng virus có khả năng lây lan và phát triển nhanh chóng và có nguy cơ bùng phát thành dịch cao khi thời tiết chuyển lạnh, thường xảy ra vào mùa đông-xuân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh sởi có thể xuất hiện và phát hiện mạnh mẽ vào bất cứ thời điểm nào trong năm. 

Trẻ em có thể nhiễm virus sởi thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh vì chủng virus này có thể phát tán ra bên ngoài khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,… Do đó, bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch tại các khu vực đông người như trường học, nhà trẻ,

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI TRẺ BỊ SỞI

Các biến chứng trẻ có thể mắc phải do bệnh sởi gồm:

VIÊM NÃO

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sởi, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng. Biến chứng này thường xảy ra sau 7-10 ngày phát ban, khi virus sởi đã xâm nhập vào não. 

VIÊM PHỔI

Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh sởi, có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Viêm phổi do sởi thường do các vi khuẩn bội nhiễm, như vi khuẩn cầu tụ Influenzae type B và Haemophilus. 

VIÊM TAI GIỮA

Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây đau đớn, khó chịu cho trẻ. Viêm tai giữa do sởi thường xảy ra sau 1-2 ngày phát ban. Các triệu chứng của viêm tai giữa do sởi bao gồm:

  • Đau tai;
  • Sốt cao;
  • Nhức đầu;
  • Khó chịu;
  • Chảy mủ tai.

VIÊM LOÉT GIÁC MẠC, MÙ LÒA

Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây mù lòa vĩnh viễn cho trẻ. Viêm loét giác mạc do sởi thường xảy ra sau 3-5 ngày phát ban. Các triệu chứng của viêm loét giác mạc do sởi bao gồm:

  • Đau mắt;
  • Sưng mắt;
  • Chảy nước mắt;
  • Mắt đỏ.

TIÊU CHẢY, NÔN ÓI 

Tiêu chảy và nôn ói là những triệu chứng thường gặp của bệnh sởi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng cho trẻ.

TÁI BÙNG PHÁT THỂ LAO TIỀM ẨN

Trẻ mang vi khuẩn lao trong trạng thái bất hoạt trước đó, khi bị nhiễm virus sởi có thể khiến virus sởi kích hoạt vi khuẩn lao gây bệnh lao.

ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI Ở TRẺ NHỎ TẠI NHÀ

Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp điều trị hiện có đều hướng đến điều trị các triệu chứng, đồng thời, điều chỉnh chế độ sinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bố mẹ có thể điều trị bệnh sởi cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp và cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những đứa trẻ khác nhằm hạn chế bệnh lây lan cho người khác, bùng phát thành dịch, khó kiểm soát.
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ hằng ngày.
  • Dọn dẹp, giữ vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Chia bữa ăn hằng ngày thành các bữa nhỏ với các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Lưu ý, thức ăn cho trẻ cần phải được nấu chín kỹ và đảm bảo vệ sinh.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ, đặc biệt là vitamin A. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng do bệnh sởi gây ra.

CÁCH PHÒNG NGỪA SỞI Ở TRẺ EM

Để phòng ngừa sởi ở trẻ em, cách tốt nhất là tiêm vắc-xin sởi. Vắc-xin sởi được tiêm hai lần, lần đầu tiên khi trẻ được 9 tháng tuổi và lần thứ hai khi trẻ được 15 tháng tuổi. Vắc-xin sởi có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh sởi.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp sau để giúp phòng ngừa sởi cho trẻ:

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị sởi.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng của sởi, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh sởi ở trẻ em là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.