CÁCH CHỮA VIÊM XOANG TRÁN TẠI NHÀ BẠN CÓ BIẾT?

CÁCH CHỮA VIÊM XOANG TRÁN TẠI NHÀ BẠN CÓ BIẾT? 1

Viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang mũi, là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc trong các xoang cạnh mũi, gây áp lực, sưng tấy, chảy nước mũi, nghẹt mũi, và đau nhức ở vùng chữ T. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng như mù lòa, liệt dây thần kinh, xuất huyết não, viêm màng não, viêm não…

Điều trị viêm xoang càng sớm thì càng hiệu quả. Các biến chứng của viêm xoang, đặc biệt là viêm mũi xoang, thường rất phức tạp và khó điều trị, vì vậy không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Đối với các trường hợp viêm xoang phức tạp như viêm xoang do nấm, viêm xoang có biến chứng, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ tai mũi họng thăm khám và điều trị chuyên khoa.

Song song với việc tuân thủ chữa trị viêm xoang theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa viêm xoang tại nhà đối với các tình trạng nhẹ, mới khởi phát, không có biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lựa chọn các phương pháp điều trị viêm xoang tại nhà khoa học, không nên theo các cách chữa viêm xoang chưa được kiểm chứng để tránh tình trạng bệnh không khỏi mà nhiễm trùng ngày càng nặng thêm.

CÁCH CHỮA VIÊM XOANG TRÁN TẠI NHÀ BẠN CÓ BIẾT? 3

CÁC CÁCH CHỮA VIÊM XOANG AN TOÀN TẠI NHÀ

Đối với tình trạng viêm xoang nhẹ, chưa có biến chứng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà sau để cải thiện các triệu chứng:

XÔNG HƠI ẤM

Việc giữ cho xoang thông thoáng mà không làm khô lớp niêm mạc là rất quan trọng trong điều trị viêm xoang. Hít hơi ấm có thể giúp làm dịu các mô xoang, giảm đau nhức và nghẹt mũi, cung cấp cảm giác thoải mái và thông thoáng cho mũi. Bạn có thể tạo ra hơi nước ấm bằng cách đứng dưới vòi sen hoặc mở vòi sen để hơi nước bốc lên và ngồi trong phòng tắm. Hoặc đơn giản chỉ cần đun sôi nước và ngồi bên trên nồi với một chiếc khăn trải qua đầu để hít hơi nước nóng.

SỬ DỤNG TRÀ THẢO MỘC

Các loại trà thảo mộc tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị viêm xoang nhờ chứa các thành phần có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Các loại thảo mộc như hoa cúc la mã, lá mullein cây hoa chuông, cây xô thơm, cỏ cà ri, cây marshmallow, cỏ xạ hương và cây cơm cháy đều có thể được sử dụng. Pha một tách trà thảo mộc nóng và hít hơi nước nhẹ nhàng có thể giúp giảm viêm tại chỗ. Ngoài ra, xông hơi với trà gừng giàu chất kháng khuẩn hoặc trà chanh giàu Vitamin C cũng có thể giúp làm loãng chất nhầy trong xoang để tống chúng ra ngoài.

CHƯỜM ẤM

Chườm ấm cũng là một biện pháp hữu ích để giảm đau nhức xoang và cải thiện nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn bông, nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khô và chườm lên vùng chữ T. Việc này giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi và đẩy các dịch nhầy ra ngoài, mang lại cảm giác dễ chịu ngay sau đó.

RỬA MŨI, XOANG BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ

Rửa mũi và xoang bằng nước muối sinh lý được các bác sĩ khuyến khích vì có khả năng làm sạch vi khuẩn trong đường mũi và họng. Việc xịt nước muối vào mũi hàng ngày có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm xoang.

Tuy nhiên, quan trọng là bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý sẵn mua, không nên tự pha nước muối. Nguyên nhân là do nồng độ muối trong nước có thể không được điều chỉnh đúng cách, có thể gây tổn thương niêm mạc mũi nếu nồng độ quá cao hoặc không đủ tác dụng sát khuẩn nếu nồng độ quá thấp.

DÙNG TINH DẦU KHUYNH DIỆP VÀ BẠC HÀ

Dầu bạc hà và khuynh diệp đều có chất kháng khuẩn tự nhiên, vì vậy chúng có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên.

Bạn có thể áp dụng dầu trực tiếp lên vùng chữ T để giảm cảm giác đau nhức trong xoang và giúp thông mũi. Vì nồng độ của chúng khá nhẹ, việc thoa trực tiếp lên da là an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một ít tinh dầu vào máy xông tinh dầu và đặt trong phòng ngủ để tạo một môi trường thoáng đãng và sảng khoái.

Một nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) đã chỉ ra rằng thành phần hoạt chất cineol trong dầu khuynh diệp có thể giúp tăng tốc độ hồi phục sau viêm xoang cấp tính. Người bệnh có thể sử dụng dầu khuynh diệp bằng cách hít vào mũi để hưởng lợi từ tác dụng này.

THAY ĐỔI TƯ THẾ NGỦ

Việc thay đổi tư thế ngủ cũng có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị viêm xoang. Ngủ trong tư thế nằm ngửa và kê cao gối có thể giúp mũi lưu thông khí tốt hơn, từ đó giúp cơ thể phục hồi và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm xoang phát triển trong đường hô hấp.

BỔ SUNG THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN C, CHỐNG OXY HÓA

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa (có trong trà xanh, táo và hành tây) có thể ổn định sự giải phóng histamine trong cơ thể, giúp cải thiện triệu chứng viêm xoang. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác như cải bó xôi, thịt gà và trái cây họ cam quýt vào chế độ ăn hàng ngày cũng có thể tăng sức đề kháng và cải thiện bệnh hiệu quả.

TẬP YOGA

Các tư thế yoga có thể kích thích hoạt động tuần hoàn máu, giúp làm sạch dịch nhầy trong xoang và đẩy chúng ra ngoài, từ đó giúp giảm nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng một tấm đệm hoặc một tấm chăn cuộn lại để đặt dưới lưng trong tư thế nằm, với đầu gối gập và hai lòng bàn chân hướng về nhau. Để hai cánh tay dọc theo hai bên hông và giữ trong vài phút. Sau đó, nâng lên từ tấm đệm hoặc chăn và nằm nghiêng, đặt hai tay xuống sàn để ngồi dậy.

XOA BÓP, BẤM HUYỆT

Liệu pháp xoa bóp và bấm huyệt có thể là biện pháp hiệu quả đối với viêm xoang không phức tạp. Áp lực lên các điểm huyệt có thể giúp giảm đau, làm giảm căng thẳng cơ bắp, cải thiện lưu thông máu và đẩy dịch nhầy ra ngoài xoang. Người bệnh có thể áp dụng áp lực lên các điểm huyệt như huyệt nghinh hương, ấn đường, ty thông và hợp cốc khoảng 3 phút cho mỗi điểm. Hơn nữa, việc xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trên các vùng đau nhức cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Khuyến cáo: Phụ nữ mang thai nên tư vấn y tế trước khi thực hiện phương pháp bấm huyệt.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG TẠI NHÀ

Có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang theo dân gian như giã một loại lá cây lấy nước nhỏ vào mũi, hoặc uống nước lá. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa được khoa học kiểm chứng, vì vậy người bệnh nên thận trọng khi sử dụng. Dùng sai cách có thể dẫn tới tình trạng viêm tắc, nhiễm khuẩn làm cho bệnh viêm xoang, viêm xoang mũi càng trở nên trầm trọng và khó điều trị.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nêu trên, người bệnh viêm xoang cần phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây viêm xoang hoặc làm triệu chứng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn.

Các yếu tố nguy cơ cần phòng tránh bao gồm:

  • Cảm cúm, cảm lạnh, Covid-19.
  • Viêm họng.
  • Các tác nhân gây dị ứng như bụi mịn, hóa chất, lông, da và phân động vật; phấn hoa…
  • Rượu bia, thuốc lá.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuân thủ các biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ viêm xoang và cải thiện triệu chứng:

  • Ăn và uống đồ ấm nóng, tránh uống nước đá lạnh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự ẩm ướt cho niêm mạc mũi.
  • Giữ ấm tai, mũi, họng bằng cách sử dụng khăn ấm hoặc mũi chùm hoa, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá.

Ngoài các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang tại nhà, việc thăm khám bác sĩ vẫn là điều cần thiết để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Đặc biệt đối với những trường hợp viêm xoang nặng, can thiệp phẫu thuật mở xoang là cần thiết để giảm nhiễm trùng, ngăn ngừa hoặc khắc phục các biến chứng.

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 5

Suy hô hấp là một trong những tình trạng nguy hiểm và khó lường nhất hiện nay. Chúng có thể xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước nhưng cũng có khi nó xảy ra một cách từ từ nên nhiều người bệnh chủ quan cho đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn.

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 7

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ?

Suy hô hấp là một tình trạng y tế mà trong đó sự hoạt động của hệ thống hô hấp – bao gồm phổi, phế quản, và các cơ quan liên quan khác – bị suy giảm. Điều này có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm nhiễm, tổn thương, hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.

DẤU HIỆU SUY HÔ HẤP

Triệu chứng m suy hô hấp diễn ra nhanh, nguy hiểm, mức độ cũng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương phổi và cơ quan liên quan. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

TRIỆU CHỨNG Ở NHỊP THỞ

  • Thở nhanh hơn do tăng CO2 và giảm Oxy trong máu.
  •  Sự co bóp của cơ hô hấp, thấy rõ hõm trên xương ức và khoảng không giữa sườn.
  •  Ở trẻ nhỏ có thể thấy cánh mũi phập phồng.
  •  Trường hợp suy hô hấp do liệt thì tần số thở thường giảm, biên độ hô hấp yếu.

TRIỆU CHỨNG TUẦN HOÀN

  •   Mạch nhanh.
  •   Tăng cung lượng tim.
  •    Các cơn tăng huyết áp, có thể loạn nhịp trên thất.

TRIỆU CHỨNG TÍM TÁI

  •  Xuất hiện ở mặt, môi, chân, đầu ngón tay hoặc toàn thân.
  •  Tím tái kết hợp với tăng carbonic trong máu, giãn mạch đầu chi, và vã mồ hôi.

TRIỆU CHỨNG SUY TIM

  • Trong các đợt cấp của suy hô hấp mạn tính, xuất hiện dấu hiệu gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương, tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên.

TRIỆU CHỨNG THẦN KINH

  • Chỉ xuất hiện trong suy hô hấp nặng.
  •  Bao gồm vật vã, kích thích, rối loạn tri giác, hôn mê, lơ mơ.

Các triệu chứng này cần được nhận biết và điều trị kịp thời để ngăn chặn tình trạng suy hô hấp tiến triển và nguy hiểm cho sức khỏe.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP

Nguyên nhân gây ra hội chứng suy hô hấp có thể phân chia thành hai nhóm chính là nguyên nhân tại phổi và nguyên nhân bên ngoài phổi.

NGUYÊN NHÂN TẠI PHỔI

  • Viêm phổi nặng: Thường gặp nhất, do vi khuẩn (như liên cầu, phế cầu Haemophilus Influenzae) hoặc virus (như SARS, cúm A H5N1).
  • Ngạt nước: Gây tổn thương màng surfactant và giảm khả năng hô hấp ở phổi.
  • Sử dụng ma túy: Tiêm, hít heroin hoặc sử dụng dạng ma túy khác.
  • Trào ngược dịch dạ dày: Xảy ra ở bệnh nhân say rượu, hôn mê, dịch dạ dày chứa acid trào lên phổi gây tổn thương.
  • Chấn thương lồng ngực nặng: Đụng hoặc đập phổi.
  • Phù phổi: Do tái tạo máu sau ghép phổi hoặc lấy huyết khối mạch phổi.

NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI PHỔI

  • Chấn thương khác: Gãy xương nhiều, bỏng nặng, chấn thương đầu.
  • Truyền máu lượng lớn.
  • Nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn.
  • Thông nối tim phổi.
  • Dùng thuốc quá liều.
  • Viêm tụy cấp nặng.
  • Đông máu nội mạch lan tỏa.

Các nguyên nhân này làm cho hệ thống hô hấp bị suy yếu, gây ra các triệu chứng suy hô hấp và cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 9

ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP CẤP NHƯ THẾ NÀO?

Đối với bệnh nhân suy hô hấp, cần được cấp cứu và thực hiện các biện pháp hồi sức hô hấp ngay lập tức, càng khẩn trương thì cơ hội sống bệnh nhân càng cao.

DẪN LƯU MÀNG PHỔI

Được chỉ định trong các hội chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất và tràn máu, tràn dịch màng phổi. Trường hợp vỡ, rách phế quản, có tràn khí màng phổi lớn, dẫn lưu không có hiệu quả thì phải cấp tốc can thiệp phẫu thuật và đặt ống Carlens hoặc nội phế quản để mổ.

KHAI THÔNG ĐƯỜNG DẪN KHÍ

Các thủ thuật gồm móc mồm, mũi, họng, lau sạch, hút sạch đất, cát, bùn, thức ăn, máu v.v… Nâng hàm, đặt canuyn Mayo để nâng lưỡi, đặt đầu thật ngửa ra đằng sau hoặc kéo lưỡi ra ngoài khi lưỡi bị tụt. Luồn dây polyten qua màng giáp nhẫn. Hút đờm rãi, máu mủ trong khí – phế quản. Đặt nội khí quản, mở khí quản.

MỞ KHÍ QUẢN

Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có trở ngại ở đường hô hấp trên mà các phương pháp trên không giải quyết được hoặc phải thở máy dài ngày.

ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

Có 2 phương pháp đặt nội khí quản: qua mồm và qua mũi. Phương pháp qua mồm dễ đặt và nhanh, nhưng phải dùng đèn soi thanh quản. Đặt qua mũi có thể làm mà không cần đèn soi, có thể để lâu hơn.

HỖ TRỢ HÔ HẤP, HÔ HẤP NHÂN TẠO

Được thực hiện trên những bệnh nhân bị giảm thông khí. Có nhiều phương pháp như thổi ngạt và thở máy.

OXY LIỆU PHÁP

Sử dụng các phương pháp thở oxy như qua mặt nạ, qua lỗ thông đặt ở mũi, trong lều hoặc lồng ấp và thở oxy cao áp. Đây là phương pháp phổ biến và hữu dụng nhất trong giai đoạn đầu của suy hô hấp.

RỬA PHẾ QUẢN

Thực hiện để làm sạch phế quản và giúp loại bỏ đờm hoặc dịch nhầy trong đường hô hấp. Phương pháp này thường được kết hợp với tẩm quất vùng ngực và các biện pháp khác để hỗ trợ loại bỏ đờm một cách hiệu quả.

CHỐNG NHIỄM TOAN

Sử dụng các dung dịch kiềm như natri bicacbonat hoặc THAM để chống nhiễm toan trong trường hợp cần thiết

CÁC THUỐC KÍCH THÍCH HÔ HẤP

Chỉ được chỉ định sau khi đường hô hấp của bệnh nhân được thông suốt và bệnh nhân phải được thở oxy.

SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH

Thuốc kháng sinh được sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp COPD có bằng chứng nhiễm khuẩn. Điều này giúp điều trị và ngăn ngừa sự lan rộng của vi khuẩn, cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

PHÒNG TRÁNH SUY HÔ HẤP

Để phòng tránh suy hô hấp cấp tính, có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế hút thuốc lá: Khói thuốc lá có thể gây tổn thương cho phổi và làm tăng nguy cơ mắc suy hô hấp cấp tính. Việc ngừng hút thuốc hoặc giảm cường độ hút thuốc là cách hiệu quả nhất để bảo vệ phổi.
  • Sớm điều trị nhiễm trùng đường hô hấp: Khi xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, ho, và tăng tiết dịch nhầy, nên thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ điều trị: Nếu đã được chẩn đoán mắc suy hô hấp cấp tính, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn. Việc tuân thủ điều trị giúp duy trì sức khỏe của tim và phổi.
  • Duy trì hoạt động thể chất: Thực hiện các hoạt động vận động thể chất thích hợp như tập thể dục định kỳ và đi bộ hàng ngày để tăng cường chức năng phổi và duy trì sức khỏe toàn diện.

Việc thực hiện những biện pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc suy hô hấp cấp tính và bảo vệ sức khỏe của phổi.

Nếu được điều trị tốt, sau vài ngày, sức khỏe của bệnh nhân sẽ tiến triển tốt, mạch, huyết áp ổn định cùng với sắc mặt hồng hào. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi và điều trị nguyên nhân, tránh hội chứng suy hô hấp tái phát gây nguy hiểm.