HỞ VAN 2 LÁ CÓ CẦN MỔ KHÔNG? CÁCH ĐIỀU TRỊ HỞ VAN 2 LÁ

HỞ VAN 2 LÁ CÓ CẦN MỔ KHÔNG? CÁCH ĐIỀU TRỊ HỞ VAN 2 LÁ 1

Hở hai lá có thể gây ra nhiều biến chứng như suy tim tiến triển, rối loạn nhịp tim và viêm nội tâm mạc. Các triệu chứng bao gồm đau ngực, khó thở và tiếng thổi toàn tâm thu ở mỏm. Chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và siêu âm tim. Tiên lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chức năng thất trái, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và thời gian của hở hai lá. Vậy hở van 2 lá có cần mổ không? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

KHI NÀO CẦN MỔ THAY VAN HOẶC SỬA VAN TRONG BỆNH HỞ VAN 2 LÁ?

HỞ VAN 2 LÁ CÓ CẦN MỔ KHÔNG? CÁCH ĐIỀU TRỊ HỞ VAN 2 LÁ 3

Bệnh nhân hở van 2 lá sẽ được theo dõi và điều trị bằng thuốc trước. Nếu tình trạng hở van nặng kèm theo một trong những điều sau đây cần được phẫu thuật sửa hoặc thay van:

  • Có triệu chứng suy tim: giảm khả năng gắng sức, mệt, khó thở khi làm việc nhẹ, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát ban đêm;
  • Có cơn hồi hộp tim đập không đều, đo điện tim phát hiện có rung nhĩ;
  • Trên siêu âm tim định kỳ thấy phân suất tống máu giảm < 50%, đường kính tâm thất trái cuối tâm thu (LVESD) ≥ 40mm, tăng áp động mạch phổi nặng. Người bệnh có thể hỏi bác sĩ về những chỉ số này nếu không rõ hoặc có thắc mắc.
  • Hở van 2 lá nặng nhưng chưa có triệu chứng suy tim, chưa bị rối loạn nhịp, trên siêu âm tim cách nhau mỗi 6 tháng đến 1 năm thấy buồng tim giãn dần, phân suất tống máu giảm dần cũng nên cân nhắc mổ với điều kiện khả năng bác sĩ sửa được van > 95% và nguy cơ biến chứng cuộc mổ thấp < 1%.
  • Hở van nặng, phân suất tống máu < 20%, đường kính thất trái cuối tâm thu (LVESD) ≤ 70mm gần như không còn chỉ định mổ được.

Do đó người bệnh cần theo dõi định kỳ, tư vấn bác sĩ thời điểm nào thích hợp để mổ. Mổ sớm quá cũng không cần thiết nhưng trễ quá thì kết quả không tốt.

THAY VAN CƠ HỌC HAY VAN SINH HỌC TỐT HƠN?

Quyết định giữa việc lựa chọn van cơ học hay van sinh học trong quá trình điều trị hở van 2 lá là một quyết định quan trọng, đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng dựa trên đặc điểm cá nhân của từng bệnh nhân và những mong muốn riêng của họ, sau khi đã được bác sĩ cung cấp đầy đủ thông tin và thảo luận mở cửa với người bệnh.

VAN CƠ HỌC

Van cơ học được làm từ kim loại, thường có thời gian sử dụng dài hơn, có thể lên đến 20 năm hoặc hơn. Mặc dù đây là một lựa chọn có tuổi thọ cao, nhưng người bệnh sử dụng van cơ học cần duy trì việc sử dụng thuốc chống đông máu chứa kháng vitamin K (như Sintrom, Coumadine) suốt đời để ngăn chặn nguy cơ hình thành huyết khối và kẹt van.

VAN SINH HỌC

Van sinh học được tạo ra từ van tim heo, màng ngoài tim bò, hoặc van tự thân, có thời gian sử dụng trung bình từ 10-15 năm. Mặc dù van sinh học có ưu điểm là không yêu cầu việc sử dụng thuốc chống đông máu lâu dài, giảm nguy cơ biến chứng từ thuốc, nhưng với thời gian, van này sẽ trải qua quá trình thoái hóa và mất chức năng. Điều này đặt ra vấn đề về việc phải phẫu thuật lại van sau khoảng 10-15 năm, một khía cạnh cần được xem xét khi bệnh nhân quyết định lựa chọn loại van.

AI NÊN ƯU TIÊN LỰA CHỌN VAN SINH HỌC?

  • Người bệnh ≥ 65 tuổi: Những người ở độ tuổi này thường có nguy cơ thoái hóa van thấp, và khả năng phải phẫu thuật lại sau 15 năm là ít hơn 10%.
  • Người bệnh có chống chỉ định dùng thuốc kháng đông: Nếu người bệnh có các vấn đề sức khỏe hoặc đang ở những khu vực xa xôi, hải đảo nơi không thuận tiện để theo dõi đông máu, việc lựa chọn van sinh học có thể là phương án tốt.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và muốn sinh con có thể ưu tiên lựa chọn van sinh học để tránh việc phải sử dụng thuốc kháng đông lâu dài trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, họ cũng cần hiểu rằng van sinh học có khả năng thoái hóa nhanh hơn, có thể đòi hỏi phẫu thuật lại sớm hơn.

AI NÊN ƯU TIÊN THAY VAN CƠ HỌC?

  • Người bệnh < 65 tuổi: Nếu người bệnh còn trẻ tuổi và dự kiến có thời gian sống còn dài, việc lựa chọn van cơ học có thể làm tăng thời gian sử dụng van.
  • Bệnh nhân có thêm chỉ định khác điều trị kháng đông: Những người bệnh có các vấn đề như rung nhĩ hoặc huyết khối buồng tim thường có lợi ích từ việc sử dụng van cơ học.
  • Bệnh nhân có khả năng tự theo dõi INR và điều chỉnh thuốc tại nhà: Đối với những người có khả năng tự kiểm tra INR (quốc gia tỉ lệ quốc tế) và điều chỉnh liều thuốc tại nhà, việc sử dụng van cơ học cũng trở nên thuận tiện hơn.

SAU MỔ HỞ VAN 2 LÁ CẦN THEO DÕI NHƯ THẾ NÀO?

Những vấn đề cần theo dõi sau mổ van 2 lá gồm:

  • Sau phẫu thuật sửa van: theo dõi hở van tái phát, nhiễm trùng van tim
  • Sau thay van sinh học: theo dõi thoái hóa van, hở van tái phát, nhiễm trùng van tim
  • Sau thay van cơ học: theo dõi kẹt van do huyết khối, sút van, nhiễm trùng trên van nhân tạo.

Để việc theo dõi tốt, người bệnh cần:

  • Uống thuốc đều đặn và tái khám định kỳ
  • Siêu âm tim: ngay sau mổ tim, tháng thứ 3, thứ 6 và 1 năm sau mổ, sau đó là mỗi năm hoặc khi có triệu chứng mệt, khó thở
  • Bệnh nhân có uống thuốc kháng vitamin K cần đo INR định kỳ mỗi 1-3 tháng và khi tái khám để chỉnh liều thuốc sao cho INR nằm trong khoảng điều trị cao nhất (INR mục tiêu 2.5 – 3.5)
  • Bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu kẹt van cần làm thêm siêu âm tim qua thực quản, chụp CT tim hay soi van dưới màn huỳnh quang để xác định và tìm nguyên nhân.

ĐIỀU TRỊ HỞ VAN 2 LÁ

Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá được lựa chọn tùy theo mức độ nặng của bệnh.

  • Hở van 2 lá nhẹ không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần theo dõi siêu âm định kỳ mỗi năm để theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Hở van 2 lá trung bình trở lên cần tìm nguyên nhân để điều trị can thiệp nguyên nhân, ngăn ngừa tình trạng hở 2 lá tiến triển.
  • Những trường hợp hở van 2 lá nặng (3/4 – 4/4), có triệu chứng cơ năng, giãn lớn buồng tim, chức năng tim giảm cần điều trị phẫu thuật sửa hoặc thay van tim.

ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA (DÙNG THUỐC)

HỞ VAN 2 LÁ CÓ CẦN MỔ KHÔNG? CÁCH ĐIỀU TRỊ HỞ VAN 2 LÁ 5

Điều trị nội khoa (dùng thuốc) là một phần quan trọng trong quản lý hở van 2 lá, đặc biệt là khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc không phù hợp với phẫu thuật. Dưới đây là các phương pháp điều trị nội khoa thông thường:

  • Dùng kháng sinh để phòng tránh việc tái phát thấp tim, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi đến 40 hoặc nhiều hơn, nếu hở van 2 lá do hậu thấp.
  • Thực hiện khám và điều trị bệnh răng miệng định kỳ để ngăn chặn nhiễm trùng trên van 2 lá. Việc này giúp ngăn chặn vi trùng từ răng miệng xâm nhập máu và gây viêm nhiễm trên van tim.
  • Điều trị các bệnh nội khoa có nguy cơ cao dẫn đến hở van tim, như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim.
  • Nếu bệnh nhân có triệu chứng suy tim hay suy giảm chức năng tim trên siêu âm tim, sử dụng các loại thuốc như ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II hoặc ARNI, thuốc chẹn bêta, và thuốc lợi tiểu.
  • Bệnh nhân bị rung nhĩ cần sử dụng thuốc làm chậm tần số tim như chẹn bêta và thuốc chống đông để phòng ngừa huyết khối.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm và vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu mỗi 5 năm, đặc biệt là quan trọng cho những bệnh nhân hở van nặng và suy tim.

ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP

Khi bệnh nhân mắc hở van 2 lá nặng và xuất hiện triệu chứng suy tim, can thiệp sớm thông qua phẫu thuật là quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cơ hội hồi phục. Dưới đây là một số phương pháp can thiệp và điều trị sau phẫu thuật:

  • Nếu cấu trúc van còn thể sửa, phẫu thuật sửa van được ưu tiên lựa chọn. Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp để làm cho van đóng lại chặt hơn và tái tạo chức năng tim.
  • Trong trường hợp van hư nặng, vôi hóa nhiều và không thể sửa được, phải thực hiện phẫu thuật thay van nhân tạo. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần uống thuốc chống đông để ngăn ngừa cục huyết khối.
  • Phương pháp này là một giải pháp không phẫu thuật và ít xâm lấn hơn. Bác sĩ sử dụng một ống thông theo mạch máu để đưa một kẹp kim loại giữa 2 lá van bị hở và kẹp lại chúng. Phương pháp này thích hợp cho những bệnh nhân nặng không thể phẫu thuật được và đã thử nghiệm điều trị thuốc một cách tối đa nhưng không đạt được kết quả mong muốn.
  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc chống đông để ngăn ngừa cục huyết khối. Thời gian sử dụng thuốc này có thể kéo dài, đặc biệt là đối với van sinh học, trong khi thay van cơ học hay nếu bệnh nhân có rung nhĩ, việc sử dụng thuốc chống đông có thể kéo dài suốt đời.

VAN 2 LÁ BỊ HỞ ĐIỀU TRỊ CÓ KHỎI KHÔNG?

  • Hở van 2 lá nhẹ: Có thể không tiến triển thêm. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng, chỉ cần theo dõi hàng năm, điều chỉnh lối sống tốt cho sức khỏe, điều trị các bệnh mạn tính đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường giúp ngăn ngừa hở van tiến triển.
  • Hở 2 lá trung bình hậu thấp cần phòng thấp lâu dài để tránh thấp tái phát, hở van không tiến triển thêm; nong đặt stent mạch vành nếu hở van do thiếu máu cục bộ cơ tim.
  • Hở van nặng có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật sửa hay thay van nhân tạo. Sau phẫu thuật, chức năng của van 2 lá phục hồi gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần uống thuốc và theo dõi đều đặn với bác sĩ chuyên khoa. Điều trị đúng sau mố tim giúp hạn chế bệnh tái phát. Bệnh nhân sau mổ sửa hoặc thay van 2 lá cơ học có thể sống thêm 20 – 30 năm nữa hoặc hơn tùy vào tính trạng sức khỏe của mỗi người và chăm sóc lâu dài sau mổ tim.

CÁCH PHÒNG TRÁNH HỞ VAN 2 LÁ

Để phòng ngừa hở van 2 lá và duy trì sức khỏe tim mạch, có những biện pháp và thói quen sống lành mạnh sau đây:

  • Phòng tránh bệnh thấp tim: Sống trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, tránh những nơi ẩm ướt, ngột ngạt. Tránh nơi đông người kém vệ sinh để giảm nguy cơ lây nhiễm. Duy trì vệ sinh răng miệng tốt và điều trị sớm các vấn đề viêm nhiễm họng.
  • Phòng tránh thấp tim và hở van 2 lá: Uống kháng sinh phòng thấp tim tái phát đến năm 40 tuổi hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt nếu có di chứng hẹp hở van tim.
  • Điều trị các bệnh nội khoa: Điều trị và kiểm soát các bệnh nội khoa như tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu cơ tim.
  • Thay đổi lối sống: Không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia. Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh cho sức khỏe tim mạch, bao gồm ăn nhiều rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi giàu axit béo omega-3 và giảm tiêu thụ chất béo bão hòa.
  • Tập thể dục đều đặn: Thực hiện hoạt động vận động đều đặn, trung bình 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 5 đến 7 ngày trong tuần.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng: Giữ cân nặng ổn định và giảm cân nếu có thừa cân hoặc béo phì.

Những biện pháp trên không chỉ giúp ngăn chặn hở van 2 lá mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể. Đối thoại với bác sĩ để có kế hoạch phòng ngừa phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và yếu tố riêng của bạn.

KHI NÀO NGƯỜI BỆNH NÊN ĐI KHÁM TIM MẠCH?

  • Khi siêu âm tim thấy hở van 2 lá mức độ từ trung bình trở lên;
  • Có triệu chứng mệt, khó thở, đau ngực, hồi hộp tim đập không đều;
  • Mệt mỏi mãn tính, giảm khả năng gắng sức.

NGƯỜI BỆNH CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI ĐẾN KHÁM?

Khi chuẩn bị đến khám bệnh về hở van 2 lá, người bệnh có thể thực hiện các bước sau đây để đảm bảo việc khám diễn ra suôn sẻ và hiệu quả:

  • Mang theo hồ sơ sức khỏe: Đem theo hồ sơ sức khỏe cá nhân, bao gồm thông tin về bệnh lý hiện tại, lịch sử bệnh, các kết quả xét nghiệm trước đó, và các toa thuốc đang sử dụng.
  • Nhịn đói trước khi khám: Trong trường hợp khám lần đầu, nên nhịn đói (chỉ uống nước) trước khi đến khám, vì có thể bác sĩ cần yêu cầu một số xét nghiệm hoặc kiểm tra đặc điểm cụ thể liên quan đến hơn van tim.
  • Ghi chú câu hỏi và thắc mắc: Ghi chú những câu hỏi hoặc thắc mắc bạn muốn thảo luận với bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các vấn đề quan trọng được đề cập trong cuộc hẹn.
  • Đặt lịch hẹn trước: Để giảm thời gian chờ đợi, nên đặt lịch hẹn ngày giờ khám trước qua điện thoại hoặc hệ thống đặt lịch của cơ sở y tế.

Phát hiện sớm và điều trị tích cực khi hở van hai lá chưa gây biến chứng là cách tốt nhất để giảm thiểu sự nguy hiểm, kéo dài sự sống và chức năng của tim. Bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc điều trị đúng chỉ định, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, ưu tiên các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tăng cường chức năng tim để giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, bệnh nhân hở van hai lá cần thường xuyên thăm khám, kiểm tra để xác định mức độ tiến triển bệnh. Trong trường hợp nguy hiểm, bệnh nhân sẽ cần thay van 2 lá bị hở để ngăn ngừa biến chứng.

TẠI SAO PHẢI CẮT BAO QUY ĐẦU? 

TẠI SAO PHẢI CẮT BAO QUY ĐẦU?  7

Cắt bao quy đầu là hình thức can thiệp ngoại khoa điều trị một số bệnh lý ở đầu dương vật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Để đảm bảo an toàn, chỉ cắt bao quy đầu khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín.

CẮT BAO QUY ĐẦU LÀ GÌ?

TẠI SAO PHẢI CẮT BAO QUY ĐẦU?  9

Cắt bao quy đầu là một quy trình phẫu thuật nhẹ nhàng nhằm loại bỏ phần da thừa xung quanh bao quy đầu, tạo điều kiện cho phần quy đầu có thể hiển thị hoàn toàn bên ngoài. Quy trình này mang lại nhiều lợi ích, trong đó bao gồm việc loại bỏ chất bẩn tích tụ và giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, và các tác nhân gây nhiễm trùng khác.

Việc cắt bao quy đầu không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người phẫu thuật. Nam giới thường phục hồi nhanh chóng khi được chăm sóc đúng cách và duy trì vệ sinh bộ phận sinh dục.

CÓ NÊN CẮT BAO QUY ĐẦU KHÔNG?

Hiện nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, bao quy đầu được coi là có chức năng sinh lý quan trọng, và do đó, không nên tiến hành cắt bao quy đầu một cách không cần thiết như trước đây. Hẹp bao quy đầu ở trẻ thường được coi là một hiện tượng sinh lý bình thường, và việc can thiệp không cần thiết nên được tránh. Do đó, ở cả người lớn và trẻ em, việc bệnh hẹp bao quy đầu khi không gây ra vấn đề nghiêm trọng có thể không yêu cầu phẫu thuật.

Ở trẻ lớn hoặc người lớn, hẹp da quy đầu cần phải được phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (mặc dù cả hai tình trạng này thường đi kèm với nhau). Nếu không có vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất áp dụng các phương pháp không phẫu thuật như sử dụng kem steroid (betamethasone 0,1%) hoặc nong da quy đầu bằng tay, bằng bong bóng hoặc các dụng cụ khác. Các phương pháp này nhẹ nhàng, ít rủi ro và có thể mang lại hiệu quả cao.

Trong những trường hợp mà việc sử dụng kem hoặc nong da quy đầu không đạt được kết quả, và bao quy đầu vẫn hẹp, căng phồng khi tiểu hoặc tái phát nhiều lần, có nhiễm trùng tiểu, bác sĩ có thể xem xét lựa chọn cắt da quy đầu.

CẮT BAO QUY ĐẦU ĐỂ LÀM GÌ?

Khi có chỉ định cắt bao quy đầu từ bác sĩ, người bệnh cần được thực hiện ngay. Mục đích của cắt bao quy đầu là để loại bỏ các chất bẩn tích tụ ở khu vực này, từ đó phòng ngừa viêm nhiễm, nấm và các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập. Ngoài ra, phương pháp điều trị này còn giúp nam giới dễ dàng vệ sinh vùng kín, giảm nguy cơ vô sinh và ung thư dương vật.

KHI NÀO CẦN CẮT BAO QUY ĐẦU?

Khi người bệnh trải qua các vấn đề bất thường liên quan đến bao quy đầu, quyết định cắt bao quy đầu thường chỉ được đưa ra khi đã thử nghiệm và áp dụng các phương pháp bảo tồn và không xâm lấn mà không đạt được kết quả mong muốn. Đây thường là lựa chọn cuối cùng sau khi các phương pháp khác không hiệu quả. Phương pháp cắt bao quy đầu cũng có thể được áp dụng cho trẻ lớn và người trưởng thành, nhưng hiếm khi được thực hiện đối với trẻ nhỏ, trừ trường hợp đặc biệt như khó tiểu và viêm nhiễm nghiêm trọng.

Các triệu chứng bất thường ở bao quy đầu bao gồm:

  • Bao quy đầu dài: Da bao quy đầu kéo dài quá mức, che phủ hoặc khó lật xuống, không tiết lộ đầu dương vật ngay cả khi ở trạng thái bình thường hoặc cương cứng.
  • Hẹp bao quy đầu: Tình trạng này thường là bình thường ở trẻ sơ sinh, nhưng có thể là vấn đề nếu bao quy đầu vẫn hẹp ở trẻ lớn hoặc gây khó khăn khi đi tiểu và dễ bị viêm nhiễm.
  • Nghẹt bao quy đầu: Miệng bao quy đầu quá nhỏ hẹp, thậm chí dính chặt vào đầu dương vật, tạo ra tắc nghẽn lưu thông máu ở phần quy đầu. Bệnh thường xuất hiện sau khi bao quy đầu bị hẹp và được nâng lên một cách không đúng cách.
  • Viêm bao quy đầu: Trường hợp viêm nhiễm tái phát nhiều lần có thể là lý do để xem xét lựa chọn cắt bao quy đầu, nhằm ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng viêm nhiễm.

Những bệnh lý trên có thể dẫn đến các bệnh nam khoa khác vô cùng nguy hiểm mà bé có thể mắc phải sau này như xuất tinh sớm, viêm nhiễm dương vật, viêm niệu đạo, thậm chí là ung thư dương vật. Vì thế, cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng là nên chủ động đưa trẻ đi khám và tiến hành điều trị các bệnh lý ở bao quy đầu theo chỉ định từ bác sĩ.

Ngoài ra cần lưu ý lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm để tránh được nguy cơ viêm nhiễm sau phẫu thuật.

ƯU ĐIỂM KHI CẮT BAO QUY ĐẦU

Việc cắt bao quy đầu mang lại nhiều ưu điểm, đặc biệt là trong việc duy trì vệ sinh và ngăn chặn nguy cơ các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Dưới đây là một số lợi ích khi thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu:

  • Dễ dàng vệ sinh vùng kín: Việc loại bỏ phần da thừa giúp giữ cho khu vực quy đầu được giữ sạch sẽ và khô thoáng, từ đó loại bỏ vi khuẩn và cặn bẩn có thể tích tụ và gây viêm nhiễm.
  • Hạn chế nguy cơ viêm nhiễm: Với vùng quy đầu giữ được sạch sẽ và khô thoáng, nguy cơ viêm nhiễm giảm đi đáng kể, giúp bảo vệ sức khỏe của bộ phận sinh dục nam giới.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Việc cắt bao quy đầu không ảnh hưởng đến chức năng tình dục và có thể giúp giảm các vấn đề như đau rát khi quan hệ tình dục và xuất tinh sớm.
  • Giảm nguy cơ vô sinh và ung thư dương vật: Các bệnh lý ở bao quy đầu có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài, bao gồm vô sinh và nguy cơ ung thư dương vật. Việc cắt bao quy đầu có thể giúp giảm nguy cơ này.
  • Giảm nguy cơ nhiễm HIV: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cắt bao quy đầu có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV và một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở người lớn.

CẮT BAO QUY ĐẦU CÓ ĐAU KHÔNG?

Cắt bao quy đầu có thể gây đau đớn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau và thuốc gây mê có thể giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị đau. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng đau nhức. 

Thông tin trên đây chắc hẳn đã giải được thắc mắc tại sao phải cắt bao quy đầu của bạn và những lợi ích cần thiết mà nó mang lại. Việc cắt bao quy đầu cần được thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ. Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện thủ thuật này nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị cao.