THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 1

Hiện nay ai cũng cần được tẩy giun định kỳ để đề phòng nhiễm giun sán vì vậy Tầm quan trọng của thuốc tẩy giun cho người lớn là không thể không nhắc đến. Vậy thuốc xổ giun cho người lớn là gì? Cách dùng thuốc tẩy giun sán cho người lớn ra sao? Hãy cùng Phụ nữ toàn cầu tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

TỔNG QUAN VỀ THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN

THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 3

Bệnh nhiễm giun sán là một vấn đề sức khỏe phổ biến, không phân biệt đối tượng và thường gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả trẻ em lẫn người lớn. Giun sán sống ký sinh trong ruột, tiết ra các độc tố và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, protein, vi chất, vitamin mà con người tiêu thụ. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Người bị nhiễm giun sán thường phải đối mặt với các triệu chứng như choáng váng, suy nhược, kém ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng do việc giun sán tiêu thụ chất dinh dưỡng cần thiết. Trong trường hợp nhiễm giun đũa, người bệnh có nguy cơ lồng ruột, tắc ruột, và thậm chí gặp tình trạng giun chui vào ống mật, gây hậu quả nặng nề. Giun móc có thể gây ra thiếu máu, nổi mề đay, suy tim, trong khi giun tóc gây tổn thương niêm mạc đường ruột, thiếu hụt vitamin, rối loạn tiêu hóa, và thiếu máu.

Ngoài ra, trẻ em bị nhiễm giun nặng thường suy dinh dưỡng, gầy ốm, rối loạn thần kinh, thậm chí bị chậm phát triển tâm thần, vận động, trí tuệ.

Hiện nay trên thị trường chủ yếu có 2 loại thuốc tẩy giun cho người lớn là Mebendazole, Albendazole và loại chứa Mebendazole dễ sử dụng và phổ biến hơn. Mebendazole hoạt động bằng cách ức chế và ngăn chặn các loại giun hấp thụ chất dinh dưỡng. Thuốc xổ giun sán cho người lớn là loại thuốc không kê đơn, bạn có thể tự mua cho mình và gia đình sử dụng. Bên cạnh đó nên tẩy giun định kỳ 4-6 tháng/ lần.

BAO LÂU SỬ DỤNG THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN 1 LẦN?

Theo khuyến nghị của Tổ chức WHO, tẩy giun chính là biện pháp dự phòng nhiễm giun sán quan trọng và hiệu quả nhất. Việc tẩy giun đặc biệt quan trọng đối với các các nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ tiến triển nặng nếu mắc phải.

Tần suất tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo WHO:

Nữ giới tuổi thanh niên, không có thai hoặc phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ: 

  • Tẩy giun 1–2 lần/năm cho tất cả phụ nữ ở độ tuổi này ở khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán trên 20%.
  • Tẩy giun 2 lần/năm được khuyến cáo cho các khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán trên 50% cho đối tượng nêu trên.
  • Liều khuyến cáo sử dụng của thuốc xổ giun cho người lớn là Mebendazole 500mg/lần hoặc Albendazole 400mg/lần.

Phụ nữ mang thai

  • Sử dụng thuốc tẩy giun cho người lớn sau quý 1 của thai kỳ với liều duy nhất được khuyến khích tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun tóc hoặc giun sán trên 20%, hoặc tại khu vực có tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên 20%.
  • Sử dụng liều duy nhất Mebendazole 500mg hoặc Albendazole 400mg.

CÁCH SỬ DỤNG THUỐC TẨY GIUN CHO NGƯỜI LỚN HIỆU QUẢ

  • Thuốc xổ giun cho người lớn hiện nay có thành phần chủ yếu là Albendazol và Mebendazol, có tác dụng làm giảm đáng kể hoặc tẩy sạch số lượng giun sán ra khỏi ruột.
  • Có thể tự mua thuốc xổ giun cho người lớn vì thuốc không cần được kê đơn.
  • Khuyến cáo tẩy giun định kỳ từ 4 đến 6 tháng 1 lần. Đối với người lớn và trẻ trên 2 tuổi thì chỉ cần uống một liều duy nhất (1 viên) là đủ.
  • Các thuốc tẩy giun cho người lớn hiện đại không yêu cầu kiêng khem trước khi tẩy giun nên bạn có thể tẩy giun bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất là vào sáng sớm khi bụng đói và trong vòng 2 giờ sau bữa tối.
  • Lưu ý, đối với các tình trạng đã nhiễm giun và có dấu hiệu ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể bổ sung liều tẩy giun thứ hai từ sau liều thứ nhất khoảng 2 đến 3 tuần để đảm bảo điều trị dứt điểm.
  • Khi dùng thuốc sau một ngày, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu bạn gặp các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, khó chịu, đau đầu hoặc nổi mề đay, bạn có thể bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi và xem các triệu chứng có thuyên giảm không. Nếu những triệu chứng này giảm dần theo thời gian thì không sao, nhưng nếu cơ thể bạn phản ứng nghiêm trọng hơn như sốt, khó chịu hoặc nôn mửa thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Không dùng thuốc tẩy giun cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi và người bệnh có tiền sử suy gan, nhiễm độc tủy xương, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Để tránh tái nhiễm, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh môi trường sống, thường xuyên diệt ruồi, muỗi, gián trong khu vực ở, sử dụng thực phẩm sạch, nấu chín kỹ, trước mỗi bữa ăn phải rửa tay sạch sẽ.

Việc tẩy giun định kỳ là vô cùng quan trọng không những đối với trẻ em mà còn cần thiết ở người lớn. Bên cạnh đó, mọi người cần tuân theo đúng các khuyến cáo của WHO về việc sử dụng thuốc tẩy giun cho người lớn định kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như theo dõi những tác dụng phụ ngoài ý muốn nhé!

Trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn: Nguyên nhân và cách xử lý 5

Đau bụng quanh rốn từng cơn là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơn đau có thể có mức độ từ nhẹ đến nặng, kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt,… Vậy trong tình huống trẻ có cơn đau ở khu vực này, cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn: Nguyên nhân và cách xử lý 7

Đặc điểm chung của đau bụng vùng rốn

Trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn một cách âm ỉ, dữ dội, hoặc đau quặn thắt thì những triệu chứng liên quan có thể là:  

  • Sốt
  • Đau di chuyển xuống bụng dưới bên phải
  • Đầy hơi hoặc chướng bụng
  • Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đi ngoài
  • Táo bón
  • Đau nặng hơn lúc cử động như ho hoặc di chuyển

Đau quanh rốn thường do một số vấn đề ở vùng bụng dưới. Những cơ quan của trẻ có liên quan đến vùng bụng này bao gồm:

  • Manh tràng: đoạn cuối cùng của đại tràng có chức năng thu nạp chất lỏng và muối còn sót lại sau lúc tiêu hóa.
  • Ruột thừa: là một ống nhỏ gắn vào manh tràng, ruột thừa đóng vai trò trong hệ miễn dịch và giúp bình phục hệ tiêu hóa.
  • Đại tràng đi lên: thuộc đại tràng
  • Niệu quản phải: là một ống dài và mỏng giúp chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quan

Nguyên nhân trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Bệnh lý này diễn ra khi xuất hiện tổn thương dạng viêm loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Trẻ đau bụng quanh rốn là một trong các dấu hiệu viêm loét niêm mạc dạ dày – tá tràng. Ngoài ra trẻ cũng có thể gặp các hiện tượng: buồn nôn, nôn, ợ hơi, chán ăn, chướng bụng,…

Nguyên nhân gây nên bệnh lý này ở trẻ chủ yếu do: vi khuẩn HP, dùng thuốc aspirin hoặc ibuprofen trong một thời gian dài,…

Thoát vị rốn

Trẻ bị thoát vị rốn sẽ có một khối phình ra ở rốn khiến trẻ bị đau ở vị trí thoát vị hoặc đau xung quanh rốn. Cha mẹ quan sát có thể sẽ thấy vùng bụng của trẻ bị sưng tấy hơn bình thường. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ sơ sinh hơn so với trẻ lớn.

Viêm ruột thừa

Khởi phát của viêm ruột thừa chính là cơn đau bụng ở rốn sau đó lan xuống xuất hiện cơn đau bụng bên phải phía dưới. Ngoài hiện tượng đau quanh rốn thì trẻ cũng có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn, sốt, đầy hơi, chán ăn,… Ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện này thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu ngay vì bệnh có thể diễn tiến nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Bị khó tiêu hoặc táo bón

Khó tiêu rất dễ gặp ở trẻ đang tập ăn dặm. Sau khi ăn phải những thực phẩm gây khó tiêu, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, bụng cứng và đau. Ngoài ra, trẻ bị táo bón cũng có thể cảm thấy đau bụng ở xung quanh rốn. Nguyên nhân gây táo bón cho trẻ chủ yếu là do chế độ ăn kém chất xơ, uống nhiều nước ngọt hoặc ăn nhiều dầu mỡ. Khi trẻ bị táo bón đi ngoài trở lại được như bình thường thì cơn đau bụng quanh rốn chấm dứt.

Tắc ruột non

Tắc ruột non có thể xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ phần ruột non của trẻ. Khi bị tắc ruột non trẻ không chỉ đau bụng quanh rốn mà gặp tình trạng: chướng bụng, nôn mật xanh mật vàng,…

Ngộ độc thức ăn

Trẻ bị ngộ độc thực ăn sẽ có từng cơn đau quặn bụng quanh rốn kèm đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn, sốt,… Nếu không được cấp cứu ngay sẽ nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Nhiễm giun

Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ bị đau bụng quanh rốn tái đi tái lại. Thông thường, chỉ khi trẻ được thăm khám, làm xét nghiệm mới phát hiện trứng giun trong phân hoặc thấy hình ảnh giun qua siêu âm.

Bị lo sợ, căng thẳng quá mức

Nếu bị căng thẳng hoặc lo sợ quá mức thì cũng có thể khiến trẻ đau bụng quanh rốn. Cơn đau bụng trong tình huống này thường không xác định được nguyên nhân. Khi tâm lý trẻ được giải tỏa thì cơn đau cũng biến mất.

Cách xử lý khi trẻ đau bụng quanh rốn

Nếu trẻ bị đau bụng quanh rốn, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

Quan sát các triệu chứng của trẻ

Cha mẹ cần quan sát các triệu chứng của trẻ, bao gồm:

  • Vị trí, mức độ và tính chất của cơn đau
  • Có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn, tiêu chảy,… hay không
  • Cho trẻ nghỉ ngơi: Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, tránh vận động mạnh.

Cho trẻ uống nhiều nước: Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước, đặc biệt nếu trẻ bị tiêu chảy.

Massage bụng cho trẻ: Massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ có thể giúp giảm đau và co thắt dạ dày.

Cho trẻ uống thuốc giảm đau: Nếu cơn đau dữ dội, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Đưa trẻ đến bệnh viện: Nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, nôn nhiều, co giật,… cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Một số biện pháp giúp giảm đau bụng quanh rốn ở trẻ:

Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng bụng bị đau: Chườm nóng có thể giúp giảm đau do co thắt dạ dày, trong khi chườm lạnh có thể giúp giảm đau do viêm.

Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít chất béo và gia vị, như cháo, súp, trái cây, rau củ.

Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây khó tiêu: Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây khó tiêu, như thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh.

Lưu ý khi trẻ bị đau bụng quanh rốn

Nếu trẻ bị đau bụng quanh rốn, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn các thực phẩm lạ, không đảm bảo vệ sinh.

Cha mẹ nên cho trẻ tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.