Nám da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nám da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 1

Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da, xuất hiện khi sắc tố Melanin sản sinh quá mức, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm sẫm màu. Nám da có thể đậm và nhạt dần theo thời gian, tình trạng thường nặng vào mùa hè, nhẹ hơn khi trời chuyển đông.

Đây là tình trạng phổ biến ở rất nhiều chị em vậy nên hiện nay các sản phẩm trắng da, trị nám và kem nền không bao giờ sợ ế hàng. Nhưng tại sao chúng ta không thử nghĩ xem lý do gì khiến mặt mình có nám? Vì sao trước đây không có, bây giờ lại xuất hiện? Vì sao bạn bè cùng trang lứa không gặp tình trạng như mình?

Sự xuất hiện của vết nám không phải là ngẫu nhiên mà thường có nguyên nhân cụ thể. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nám, bao gồm tác động của tia UV, di truyền, thay đổi hormone trong thai kỳ, tuổi tác, cơ địa, rối loạn nội tiết tố và thậm chí là việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không tương thích với da. Tuy nhiên, đa số vấn đề về nám thường có mối liên quan đến tình trạng gan. 

Đặc biệt là ở tuổi trung niên thì các vết nám xuất hiện ở giai đoạn này sẽ không thể điều trị bằng những sản phẩm làm trắng da, bởi vì nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ bên trong cơ thể. Ngoài ra trong cuốn Y Tông Kim Giám – ngoại khoa tâm pháp cũng viết: “Phụ nữ khi ưu tư lo lắng, khí huyết hư nhược, bực dọc khó chịu, đa phần sẽ thể hiện lên mặt”. Chắc hẳn nhiều cô gái đều phát hiện khi mình căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài, hoặc thường xuyên thức khuya, da sẽ xuất hiện các đốm sẫm màu.

Nám da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 3

Loại nám này còn gọi là nám gan, thường xuất hiện trên gò má, có màu nâu nhạt, phân bố thành từng mảng, trông màu khác hẳn với vùng da xung quanh nên rất dễ gây chú ý. Tất nhiên chúng không đẹp đẽ gì, song mọi người đừng vội làm trắng da mà trước hết hãy kiểm tra xem lá gan của mình có khỏe mạnh hay không.

Theo quan điểm của y học hiện đại, nguyên nhân chủ yếu gây ra loại nám này là rối loạn nội tiết ở nữ giới, lượng hormone trong cơ thể thay đổi bất thường.

Nhưng theo quan điểm của Đông y, những người phụ nữ này thường có triệu chứng can khí uất kết. Chúng ta đều biết gan là cơ quan thải độc, chịu trách nhiệm chuyển hóa tất cả các loại rác và độc tố trong cơ thể. Đông y cho rằng gan phụ trách sơ tiết, nó không chỉ chuyển hóa độc tố mà còn loại bỏ cả những cảm xúc tiêu cực. Nếu cơ chế vận chuyển khí trong cơ thể thông suốt, mọi cơ quan vận hành bình thường thì mọi thứ không tốt sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, không gây hại cho cơ thể.

Con người sống trên đời không tránh khỏi việc tích trữ độc tố và các cảm xúc tiêu cực; nhưng dù cơ thể bất thường đến đâu, nếu các chức năng của gan tốt thì chúng sẽ nhanh chóng được loại bỏ, không đến mức biểu hiện trên da. Một khi nám đã xuất hiện, chứng tỏ gan không còn phát huy được hết tác dụng, có thể dẫn đến các triệu chứng can khí uất kết. Vậy nên muốn giữ gìn làn da trắng sáng mịn màng, đừng chỉ chăm chăm mua mỹ phẩm làm đẹp, hãy chăm sóc tốt cho cả cơ thể mình, đặc biệt là gan, để “tốt gỗ tốt cả nước sơn”.

Những điều cần ghi nhớ:

Nám da xuất hiện không hẳn là do tuổi tác mà nó được hình thành từ rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất đến từ gan của bạn. Bởi vậy ngoài việc dùng các loại mỹ phẩm bên ngoài thì dưỡng gan đóng vai trò rất lớn trong việc điều trị nám.

Tứ nghịch tán – Bài thuốc cổ cho căn bệnh can uất Kết

Tứ nghịch tán - Bài thuốc cổ cho căn bệnh can uất Kết 5

Lá Gan của chúng ta thuộc mộc, được ví như mùa xuân, luôn mong muốn được phát triển. Tựa như cây cối muốn sinh sôi phát triển cần có đủ không gian để vươn lên. Chính vì vậy, gan thích được “điều đạt”, một trạng thái mà tâm hồn có thể trải nghiệm vui vẻ và thoải mái. Trong hành trình chữa trị can khí uất kết, chúng ta như đang mở rộng lối đi cho khí, tạo ra điều kiện cho sự thông thuận, được gọi là “sơ can”. 

Tứ nghịch tán - Bài thuốc cổ cho căn bệnh can uất Kết 7

Đối với người mắc chứng can khí uất kết đơn thuần, phương thuốc điển hình nhất chính là Tứ Nghịch Tán được hợp thành từ bốn loại thảo dược: sài hồ, bạch thược, chỉ thực và cam thảo (nướng). Công thức cụ thể là mỗi loại thảo dược lấy 6g, sắc với lượng nước vừa đủ, ngày hai lần, mỗi lần khoảng một lít, uống lúc còn ấm nóng.

Sài hồ – loại thảo dược đầu tiên được nhắc đến trong bài thuốc này, nổi tiếng với công dụng giúp lưu thông khí huyết, đào thải chất độc, và kích thích quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Vị thuốc này vô cùng quan trọng, là lựa chọn đầu tiên để chữa trị chứng uất kết thông thường. Bên cạnh đó với những công dụng mà nó mang lại, cần sử dụng một cách cẩn thận. Đối với bệnh trầm cảm lâu ngày, không nên sử dụng quá nhiều sài hồ, phải để nó từ từ đẩy nhưng luồng khí tiêu cực ra khỏi cơ thể.

Bạch dược được xem như là thần dược trong bài thuốc, với vai trò quan trọng trong việc dưỡng huyết liêm âm và trung hòa tác động của sài hồ để không làm tổn thương yếu tố âm trong cơ thể.

Về thực tế, loại thảo dược này thường được dùng vỏ vì nó có khả năng phá khí rất mạnh. Nếu khí uất kết quá nghiêm trọng, giống như chúng đang cuộn vào nhau thành cục trong cơ thể, lúc này chỉ thực sẽ phá vỡ được liên kết này.

Cuối cùng là cam thảo (nướng), giống như một “lão tướng” văn võ song toàn, nó có tác dụng điều hòa dược tính của các loại thuốc khác, giúp chúng trở nên ôn hòa hơn và không gây ra phản ứng phụ trong cơ thể.

Tứ nghịch tán - Bài thuốc cổ cho căn bệnh can uất Kết 9

Mặc dù  phương thuốc này có nguồn gốc từ y học cổ truyền, đến ngày nay vẫn được áp dụng rộng rãi bởi tính toàn diện, sử dụng được cho nhiều đối tượng, phù hợp với các bệnh nhân đang mắc chứng can khí uất kết thông thường.

Bài thuốc dùng trên lâm sàng chữa chứng Can uất chân tay quyết nghịch hoặc can tỳ bất hòa gây nên bụng sườn đau hoặc nôn hoặc bụng đầy ợ hơi, mạch “huyền” có lực. Trong trường hợp có thực tích gia Mạch nha và Kê nội kim, có thể sử dụng để tiêu thực; nếu có huyết ứ gia Đơn sâm, Bồ hoàng, và Ngũ linh chi có thể được sử dụng để tán ứ chỉ thống; nếu có Hoàng đản gia, Nhân trần cao, và Uất kim có thể được sử dụng để thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng và giảm khí trệ nặng. Nếu xuất hiện triệu chứng đau bao tử thuộc chứng Can vị bất hòa, có thể áp dụng bài Tứ nghịch tán.

Trong trường hợp vùng thượng vị đau đầy, mồm đắng và ợ chua, có thể sử dụng Tả kim hoàn để hạ khí giáng nghịch và giải tả nhiệt khai uất.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với những phương thuốc Đông Y đòi hỏi sự chẩn đoán chính xác đúng liều lượng dựa trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân và hơn hết đó là đúng người, đúng bệnh. Khi bạn không thể chắc chắn chẩn đoán chính xác triệu chứng bệnh của mình thì đừng tự ý dùng thuốc một cách tùy tiện. Bởi vì nếu can khí uất kết lâu và có dấu hiệu hóa hỏa, bạn cần dùng Đan Chi Tiêu Dao Hoàn; nếu khí trệ, huyết ứ có thể phải dùng Sài Hồ Sơ Can Tán chứ không phải Tứ Nghịch Tán.

*Những điều cần ghi nhớ:

Phương thuốc chính để chữa trị chứng can khí uất kết là Tứ Nghịch Tán, với thành phần chủ yếu là sài hồ, bạch thược, chỉ thực và cam thảo (nướng). Liều lượng cụ thể là 6g cho mỗi loại thảo dược, sắc với lượng nước vừa đủ. Uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng một lít, khi nước còn ấm nóng.

Trong Đông y, việc chú trọng vào việc đúng bệnh, đúng người và điều chỉnh phương thuốc để phù hợp với từng trường hợp cụ thể là quan trọng. Nếu không thể tự chẩn đoán triệu chứng của mình một cách chính xác, hạn chế việc sử dụng thuốc tùy tiện