3 CÁCH CHỮA BỆNH LẬU TRỊ DỨT ĐIỂM HIỆU QUẢ VÀ CỰC KỲ AN TOÀN

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê năm 2020, toàn cầu ghi nhận có 82,4 triệu ca mắc bệnh lậu, chủ yếu từ 15 – 49 tuổi. Nếu không điều trị, bệnh lậu có thể dẫn đến nhiễm lậu cầu toàn thân (disseminated form of gonococcal infection – DGI) đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy hiện nay có những cách chữa bệnh lậu nào có hiệu quả cao và đảm bảo an toàn? Hãy cùng phunutoancau tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

3 CÁCH CHỮA BỆNH LẬU TRỊ DỨT ĐIỂM HIỆU QUẢ VÀ CỰC KỲ AN TOÀN 1

BỆNH LẬU LÀ GÌ?

Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, lây truyền qua đường tình dục không an toàn, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Nam và nữ có nguy cơ mắc bệnh tương đương nhau. Bệnh dễ lây lan nhất khi quan hệ tình dục bằng đường âm đạo – dương vật, miệng và hậu môn. Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây ra viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo, thậm chí vô sinh.

Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu nếu không điều trị có thể gây ra viêm tiểu khung, tắc vòi trứng, mang thai ngoài tử cung và vô sinh. Phụ nữ đang mang thai bị bệnh lậu khả năng cao sẽ lây bệnh cho em bé trong quá trình chuyển dạ. Trẻ bị bệnh lậu có thể nhiễm trùng mắt, nguy cơ mù vĩnh viễn. Đáng chú ý, người bị bệnh lậu có nguy cơ dễ mắc và lây lan HIV, các bệnh lây qua đường tình dục khác hơn.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LẬU

Các triệu chứng của bệnh lậu thường xuất hiện sau 2-7 ngày kể từ khi nhiễm vi khuẩn, nhưng cũng có thể không có triệu chứng trong vài tuần hoặc vài tháng.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LẬU Ở NAM GIỚI

  • Chảy mủ ở niệu đạo, có màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể lẫn máu
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi tiểu
  • Đau nhức ở tinh hoàn

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LẬU Ở NỮ GIỚI

  • Chảy mủ từ âm đạo, có màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể lẫn máu
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau bụng dưới
  • Ra máu âm đạo bất thường

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH LẬU

Cách duy nhất để phát hiện ra bệnh lậu là xét nghiệm. Hiện có 2 phương pháp xét nghiệm bệnh lậu bao gồm: xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra dịch tiết.

XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Đây là cách xét nghiệm lậu phổ biến nhất. Khi làm xét nghiệm này, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân lấy mẫu nước tiểu để đem đi xét nghiệm. Người bệnh sẽ nhận được kết quả sau vài ngày.

KIỂM TRA DỊCH TIẾT

Ở phương pháp này, bác sĩ lấy dịch tiết ở dương vật, âm đạo, cổ họng hoặc trực tràng mang đi xét nghiệm. Dịch tiết này được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nên có thể mất vài ngày để cho ra kết quả chính xác.

Xét nghiệm là cách duy nhất để phát hiện bệnh lậu. Nếu có các triệu chứng của bệnh lậu, bạn nên đi khám bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.

CÁCH CHỮA BỆNH LẬU DỨT ĐIỂM HIỆU QUẢ CHUẨN Y KHOA

Hiện nay, bệnh lậu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh 1 liều duy nhất thông qua những cách như sau mang lại hiệu quả cao bao gồm:

NHIỄM LẬU TẠI BỘ PHẬN SINH DỤC, HẬU MÔN, TRỰC TRÀNG

Ở trường hợp này, cách điều trị tối ưu là dựa vào kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ thì có thể lựa chọn một trong những phác đồ sau:

  • Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp, một liều duy nhất.
  • Spectinomycin 2g, tiêm bắp, một liều duy nhất.
  • Cefixim 400mg, uống liều duy nhất.

Ngoài ra, cần kết hợp uống azithromycin 1g uống liều duy nhất nhằm điều trị đồng nhiễm Chlamydia.

Phụ nữ mang thai có thể điều trị lậu theo phác đồ này nhưng cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

TRƯỜNG HỢP NHIỄM LẬU HẦU HỌNG

  • Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp một liều duy nhất.
  • Cefixim 400mg, uống một liều duy nhất.
  • Kết hợp azithromycin 1g uống liều duy nhất để điều trị đồng nhiễm Chlamydia.

CHỮA BỆNH LẬU MẮT CHO TRẺ SƠ SINH

Để điều trị viêm kết mạc mắt do lậu cầu ở trẻ sơ sinh, có thể lựa chọn một trong các phác đồ sau:

  • Ceftriaxon 50mg/kg (tối đa 150mg) tiêm bắp một liều duy nhất.
  • Kanamycin 25mg/kg (tối đa 75mg) tiêm bắp một liều duy nhất.
  • Spectinomycin 25mg/kg (tối đa 75mg) tiêm bắp một liều duy nhất.

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU

Để đạt kết quả tối ưu trong quá trình điều trị bệnh lậu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bệnh nhân lậu có thể tái nhiễm sau khi điều trị khỏi.
  • Người từng bị bệnh lậu có nguy cơ tái nhiễm cao hơn.
  • Nếu không điều trị đúng cách, bệnh lậu có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục khác.
  • Trong trường hợp điều trị bệnh lậu bằng thuốc uống, người bệnh cần hoàn thành hết liệu trình ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã biến mất nhằm loại bỏ triệt để nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bệnh lậu không lây qua việc ôm, dùng chung hồ bơi hay bồn tắm, dùng chung khăn tắm, ăn chung đũa, thìa, chén, bát… với người bệnh do vi khuẩn lậu không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người.
  • Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu không bảo vệ đúng cách.
  • 1 – 2 tuần sau điều trị bệnh lậu, bệnh nhân nên tái khám và làm xét nghiệm lại để xác định đã điều trị khỏi.
  • Nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi nhận được sự cho phép của bác sĩ.

Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh sau khi điều trị xong, cần tới bệnh viện thăm khám ngay.

BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA BỆNH LẬU

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Dù quan hệ tình dục bằng đường âm đạo – dương vật, bằng miệng hay hậu môn nên sử dụng bao cao su. Bao cao su sử dụng phải mới và không bị rách, thủng.
  • Quan hệ một vợ một chồng: Việc duy trì mối quan hệ một vợ một chồng trong đó cả hai đều không bị bệnh lậu sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Không quan hệ tình dục với người có biểu hiện bệnh: Tuyệt đối không quan hệ với người có các biểu hiện của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Làm xét nghiệm thường xuyên: Định kỳ đến bệnh viện kiểm tra sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lậu, đặc biệt với nữ giới có quan hệ tình dục dưới 25 tuổi và phụ nữ lớn tuổi do có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Ngoài ra, nam giới có quan hệ tình dục đồng giới cũng được khuyến nghị xét nghiệm lậu định kỳ.

MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN

BỆNH LẬU CÓ TÁI PHÁT SAU ĐIỀU TRỊ KHÔNG?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu, chảy mủ ở bộ phận sinh dục,…

Nếu bệnh lậu được điều trị đúng cách và đầy đủ, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và bệnh sẽ không tái phát. Tuy nhiên, bệnh có thể bị tái nhiễm nếu người bệnh tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn với người mang bệnh.

CHỮA BỆNH LẬU Ở ĐÂU TỐT?

Để điều trị bệnh lậu dứt điểm, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác bởi bác sĩ chuyên khoa. Các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu, Nam học uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU MẤT BAO LÂU?

Thời gian điều trị bệnh lậu thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh.

Bệnh lậu tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, có thể phát sinh những biến chứng không mong muốn. Cách chữa bệnh lậu được áp dụng phổ biến là sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng penicillin. Trong đó, thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến hơn nhờ có hiệu quả điều trị khả quan hơn.