THUỐC TRỊ NẤM DA ĐẦU CÓ ĐIỀU TRỊ DỨT BỆNH KHÔNG?

Nấm da đầu gây ra tình trạng ngứa, nổi gàu, rụng tóc… gây khó chịu cho người bệnh, khiến họ mất tự tin, e ngại trong giao tiếp. Có rất nhiều tác nhân gây nấm da đầu, người bệnh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để sử dụng thuốc nấm da đầu hiệu quả. Vậy thuốc trị nấm da đầu có trị hết bệnh không?

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG NẤM DA ĐẦU

THUỐC TRỊ NẤM DA ĐẦU CÓ ĐIỀU TRỊ DỨT BỆNH KHÔNG? 1

Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng da đầu do vi nấm gây ra và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Người lành có thể nhiễm nấm từ người bệnh hoặc từ môi trường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da đầu, nặng hơn là gây viêm nhiễm nặng, nhiễm trùng, rụng tóc… thậm chí có thể để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Mỗi loại tác nhân nấm gây nấm da đầu sẽ có cách điều trị khác nhau, vì vậy cần phân biệt từng loại để có cách trị bệnh hiệu quả:

NHIỄM NẤM DA ĐẦU DO TRICHOPHYTON

Vùng da đầu của người nhiễm nấm Trichophyton sẽ xuất hiện những nốt sần nhỏ, nằm rải rác tạo thành những mảng da đầu tổn thương, có vảy móc. Các vùng tóc lành mọc xen kẽ tóc gãy xuất hiện ngày càng nhiều. Khi tổn thương nấm da lành lại, vảy bong ra sẽ trở thành mảng hói tóc tạm thời.

NHIỄM NẤM DA ĐẦU DO TRICHOSPORON VÀ PIERDRAIAHORTAI

Nấm da đầu do 2 loại vi nấm này gây ra còn được gọi là bệnh tóc hột, bệnh trứng tóc. Nguyên nhân có tên gọi này là do triệu chứng đặc trưng của bệnh là trên các thân tóc (cách gốc khoảng 2 – 3 cm) có những hạt tròn mềm, có màu nâu hoặc đen, tương tự như trứng chấy. Khác với nấm da đầu do tác nhân Trichophyton, người bệnh không bị rụng tóc do nấm chỉ phát triển ở thân tóc, tình trạng ngứa do bệnh tóc hột cũng không nhiều.

Không chỉ ở người, chó, mèo và các loại súc vật cũng có thể mắc phải chủng nấm này và dễ dàng lây nhiễm nấm cho người qua da và tiếp xúc gần. Bệnh thường xuất hiện ở người vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, thường xuyên tiếp xúc chó mèo mắc bệnh.

Dựa trên triệu chứng và các xét nghiệm như: soi mảng vảy da đầu hoặc chấn bám trên tóc, bác sĩ có thể phân biệt được chủng nấm gây bệnh để đưa ra hướng điều trị nấm da đầu phù hợp với các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi trị nấm da đầu.

CÁCH TRỊ NẤM DA ĐẦU – THUỐC NẤM DA ĐẦU CÓ ĐIỀU TRỊ NẤM TRIỆT ĐỂ?

Nấm da đầu là một vấn đề phổ biến thường xuất phát từ vệ sinh đầu không tốt hoặc việc giữ ẩm tóc khi đi ngủ, gây ngứa và rụng tóc kéo dài, tạo cảm giác không tự tin. Trong trường hợp nấm đầu mới phát, việc sử dụng thuốc bôi ngoài da thường được ưa chuộng để giảm nhẹ triệu chứng ngứa, viêm nhiễm, và loại bỏ đóng vảy, mà không đòi hỏi sử dụng thuốc uống. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, và không nên tự y áp dụng mà không có sự hướng dẫn chuyên sâu.

THUỐC TRỊ NẤM DA ĐẦU CÓ ĐIỀU TRỊ DỨT BỆNH KHÔNG? 3

Thuốc bôi nấm da phổ biến như Ketoconazole thường được sử dụng, nhưng để có kết quả tốt nhất, cách sử dụng và thời gian điều trị cần được bác sĩ da liễu đánh giá và chỉ định. Mỗi loại nấm đầu khác nhau đòi hỏi thời gian và cách tiếp cận điều trị khác nhau. Trong những trường hợp nặng và tái phát nhiều lần, việc sử dụng thuốc uống có thể được ưu tiên hơn do khả năng tiếp cận các vùng da đầu bị nấm mà không cần phải cắt tóc.

Dù là thuốc bôi nấm da hay thuốc uống, việc tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ là quan trọng. Tự y áp dụng thuốc bôi ngoài da có thể dẫn đến việc sử dụng quá liều hoặc ngưng sử dụng quá sớm, gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này. Điều này càng làm tăng rủi ro nhờn thuốc và làm giảm hiệu quả của liệu pháp.

LƯU Ý GÌ KHI ĐIỀU TRỊ NẤM DA ĐẦU?

Người bệnh nấm da đầu cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả của liệu pháp và tránh tình trạng xung đột thuốc:

  • Tương tác thuốc: Trong quá trình điều trị bằng thuốc bôi và uống, nếu cần phải điều trị các bệnh lý khác, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để tránh xảy ra tương tác không mong muốn giữa các loại thuốc.
  • Tiền sử bệnh lý: Người bệnh nên chia sẻ mọi thông tin về tiền sử bệnh lý của mình với bác sĩ ngay từ khi bắt đầu điều trị để bác sĩ có thể tư vấn và điều chỉnh liệu pháp phù hợp.
  • Chăm sóc tóc và da đầu: Để hạn chế tình trạng nấm kéo dài, người bệnh không nên sử dụng dầu gội có độ tẩy gàu cao. Hạn chế cào gãi mạnh để tránh xây xước da đầu và luôn giữ tóc khô, sạch.
  • Xả nước sạch: Sau khi gội đầu, nên xả nhiều nước để loại bỏ hoàn toàn dầu gội và duy trì sự sạch sẽ của da đầu. Làm khô tóc sau mỗi lần gội đầu và khi đi ngoài mưa trở về.
  • Đội mũ và ủ tóc: Tránh đội mũ hoặc nón quá chật và giữ ủ tóc quá lâu, vì điều này có thể tạo điều kiện cho tóc ẩm dễ sinh ra nấm.
  • Vật dụng cá nhân: Tránh sử dụng chung khăn tắm, lược chải tóc, và mũ/nón với người khác, đặc biệt là những người có nhiều gàu hoặc các dấu hiệu của bệnh nấm da đầu.
  • Kiểm tra vật nuôi: Vật nuôi có thể là nguồn lây nhiễm nấm da. Nếu vật nuôi xuất hiện các triệu chứng như bong vảy, rụng lông, và viêm đỏ, cần đưa vật nuôi đến bác sĩ thú y kiểm tra và điều trị để tránh truyền nhiễm nấm cho người trong gia đình.
THUỐC TRỊ NẤM DA ĐẦU CÓ ĐIỀU TRỊ DỨT BỆNH KHÔNG? 5

Tốt nhất khi có hiện tượng nấm da đầu người bệnh nên tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị. Việc can thiệp sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt và tiết kiệm chi phí.

Những biện pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan và phòng tránh bệnh nấm da đầu trong môi trường nắng nóng.