TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là một loại rối loạn phát triển thường gặp, trong đó, trẻ có những hành vi hiếu động quá mức kèm theo suy giảm khả năng chú ý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.

TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 1

TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ LÀ GÌ?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi sự giảm tập trung chú ý, tăng hoạt động quá mức và thiếu kiềm chế. Tình trạng này thường bắt đầu trước 12 tuổi và ở một số trẻ em xuất hiện sớm từ 3 tuổi, mức độ có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng và có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành.

DẤU HIỆU TRẺ BỊ TĂNG ĐỘNG

HIẾU ĐỘNG QUÁ MỨC

Trẻ hoạt động liên tục, không có giây phút nghỉ ngơi không biết mệt. Nếu buộc phải ngồi xuống thì trẻ cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn, không màng đến lời dọa nạt của người lớn, không biết đến nguy hiểm.

KHẢ NĂNG TẬP TRUNG RẤT KÉM

Khả năng tập trung của trẻ bị tăng động giảm chú ý rất kém, không bao giờ chịu lắng nghe và làm theo hướng dẫn của người lớn, ít khi thực hiện một việc gì đó trọn vẹn. Trẻ có thể thích thú với rất nhiều thứ, nhưng không được lâu mà thường có xu hướng bỏ dở giữa chừng, hoặc chuyển từ việc này sang việc khác. Rất dễ bị phân tâm bởi một vật hay một điều gì đó xảy ra xung quanh. Gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, đôi khi đang nói chuyện với trẻ, hoặc trẻ đang nghe bố mẹ nói chuyện, thầy cô giảng bài nhưng yêu cầu nhắc lại thì trẻ cũng không nhớ. Kết quả học tập của trẻ có thể thấp hoặc sút kém, mặc dù trẻ không hề kém thông minh so với các bạn cùng trang lứa chỉ vì nguyên nhân giảm khả năng chú ý.

HẤP TẤP, BỒNG BỘT

Phần lớn những trẻ này thường có tính hấp tấp, vội vàng, bất cẩn và bồng bột, biểu hiện như: Trẻ thường trả lời khi người khác chưa hỏi xong, khó chờ đến lượt mình. Hay phá đám trong khi người lớn nói chuyện hoặc các bạn cùng lớp đang chơi đùa. Dễ mắc lỗi khi làm bài tập hay thực hiện những công việc khác.

CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Một nét khá nổi bật trong phần lớn những trẻ tăng động giảm chú ý hay gặp phải đó là chậm phát triển về ngôn ngữ. Những trẻ này phát triển khả năng nói bình thường trong giai đoạn đầu, nhưng về sau sẽ chậm lại và thường gặp phải các vấn đề về cấu trúc câu hay khả năng diễn đạt bằng lời nói.

DỄ NỔI NÓNG, kHÔNG KIỀM CHẾ ĐƯỢC CẢM XÚC

Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường dễ nổi nóng, giận dữ, khó kiềm chế được cảm xúc, do vậy rất dễ dẫn tới xô xát, đánh bạn hoặc làm tổn thương ngay cả những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, tính cách này làm cho trẻ không có bạn thân hoặc bị bạn bè xa lánh.

TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 3

ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ

Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện của tăng động giảm chú ý, cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc điều trị cho trẻ bị tăng động giảm chú ý là sự kết hợp giữa thuốc và các liệu pháp tâm lý.

LIỆU PHÁP TÂM LÝ

Các phương pháp điều trị tâm lý được sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ gồm:

  • Giáo dục tâm lý: Thảo luận với trẻ về chứng bệnh này và tác động của nó đến cuộc sống người bệnh, từ đó có tâm lý và hướng điều trị phù hợp.
  • Trị liệu hành vi: Khuyến khích trẻ thực hiện các hành vi đã được hướng dẫn trước, thường xuyên khen trẻ, tạo động lực cho trẻ khi trẻ có tiến bộ.
  • Đào tạo các kỹ năng xã hội: Dạy cho trẻ cách cư xử trong xã hội thông qua các hành vi và tác dụng của các hành vi đó.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: Thay đổi cách suy nghĩ và hành xử, từ đó thay đổi hành vi của trẻ.
  • Bổ sung kiến thức về bệnh cho phụ huynh: Hướng dẫn cho bố mẹ cách nói chuyện, chơi đùa với con cái và tăng sự tin tưởng của trẻ đối với bố mẹ, từ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi và cải thiện mối quan hệ.

Liệu pháp tâm lý sẽ giúp trẻ thay đổi lối suy nghĩ, từ đó điều chỉnh hành vi của mình.

THUỐC ĐIỀU TRỊ

Điều trị bằng thuốc không phải là một phương pháp điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em một cách vĩnh viễn. Tuy nhiên, dưới tác dụng của thuốc, các hành vi của trẻ được kiểm soát một cách hiệu quả hơn, giúp trẻ tập trung tốt hơn, ít bốc đồng hơn, bình tĩnh hơn, đồng thời, có thể học và thực hiện các kiến thức mới học. Tùy và tình trạng cụ thể của từng trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định loại thuốc và liều dùng phù hợp.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ gồm:

Thuốc kích thích thần kinh trung ương

Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ, có hiệu quả điều trị lên đến 70-80%. Thuốc hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng lượng hóa chất não, dopamine và norepinephrine.

Thuốc không kích thích

Thuốc thường được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kích thích. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài đến 24 giờ.

KẾT HỢP GIỮA THUỐC VÀ LIỆU PHÁP TÂM LÝ

Kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trẻ bị tăng động giảm chú ý. Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, còn liệu pháp tâm lý giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để kiểm soát hành vi và hòa nhập với xã hội.

Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và các chuyên gia tâm lý trong quá trình điều trị cho trẻ.

LÀM GÌ KHI CÓ TRẺ BỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Một số biện pháp tâm lý mà cha mẹ có thể áp dụng đối với trẻ như:

  • Giáo dục hành vi cho con: Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với trẻ bị tăng động giảm chú ý. Cha mẹ có thể trao đổi với thầy cô giáo để cùng giúp đỡ trẻ cải thiện hành vi cả ở trường và ở nhà. Có thể cho trẻ ngồi bàn đầu tiên nhằm tránh sự phân tâm bởi hoạt động của các bạn phía trên.
  • Không bao giờ chê bai hay quát mắng nặng lời với trẻ: Trẻ tăng động giảm chú thường có lòng tự trọng rất cao, nên phải luôn nhẹ nhàng với trẻ. Nếu trẻ có hành vi đúng đắn, thì lời khen hợp lý của cha mẹ có thể khiến trẻ tiến bộ rất nhiều.
  • Chỉ nên hứa hẹn khi chắc chắn có thể làm được: Trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ thất vọng và chán nản, do đó, không nên hứa nếu cha mẹ không chắc chắn về điều đó.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao ngoài trời hoặc tập luyện các môn võ để rèn luyện tính kỷ luật và khả năng tập trung cho trẻ.
  • Dùng những lời lẽ đơn giản, cụ thể thay vì nói chung chung.
  • Cần tạo cho con các thói quen tốt bằng cách cho con ăn, nhắc con đi ngủ, thức dậy đúng giờ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Hãy kiên nhẫn và đồng hành cùng con: Điều trị tăng động giảm chú ý là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì của cả cha mẹ và trẻ. Cha mẹ cần luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia: Nếu cha mẹ gặp khó khăn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc giáo dục.

Với sự quan tâm và chăm sóc đúng đắn của cha mẹ, trẻ bị tăng động giảm chú ý vẫn có thể phát triển bình thường và thành công trong cuộc sống.