KHÁM PHỤ KHOA GỒM NHỮNG GÌ? QUY TRÌNH KHÁM NHƯ THẾ NÀO VÀ CÓ ĐAU KHÔNG?

KHÁM PHỤ KHOA GỒM NHỮNG GÌ? QUY TRÌNH KHÁM NHƯ THẾ NÀO VÀ CÓ ĐAU KHÔNG? 1

Trong thời đại hiện nay, nhu cầu khám phụ khoa ngày càng gia tăng, điều này đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng như: khám phụ khoa là hoạt động gì, quy trình khám phụ khoa diễn ra như thế nào, liệu quá trình này có đau không, và chi phí khám phụ khoa có phải là một gánh nặng tài chính không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá và giải đáp những thắc mắc trên, nhằm mang lại thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho những ai quan tâm đến lĩnh vực quan trọng này. Hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn rõ ràng và tự tin hơn về quá trình khám phụ khoa.

KHÁM PHỤ KHOA GỒM NHỮNG GÌ? QUY TRÌNH KHÁM NHƯ THẾ NÀO VÀ CÓ ĐAU KHÔNG? 3

KHÁM PHỤ KHOA LÀ GÌ?

Khám phụ khoa là quá trình thăm khám, kiểm tra bộ phận sinh dục của nữ giới, bao gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng, tử cung. Mục đích của việc khám phụ khoa là để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa, bao gồm viêm nhiễm phụ khoa, ung thư phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục,…

KHÁM PHỤ KHOA GỒM NHỮNG GÌ?

Quá trình khám phụ khoa bao gồm một loạt các bước chăm sóc và kiểm tra toàn diện về cơ quan sinh dục nữ. Dưới đây là một mô tả chi tiết về các bước trong quá trình này:

KIỂM TRA TỔNG QUÁT

Thu thập thông tin về chiều cao, cân nặng, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt và lịch sử bệnh lý để tạo nền tảng cho chẩn đoán.

KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC

Thực hiện kiểm tra chi tiết về nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu, và tầng sinh môn.

Nếu có nghi ngờ về bất kỳ dị dạng nào, có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu, và xét nghiệm nước tiểu.

KHÁM BẰNG DỤNG CỤ MỎ VỊT

Sử dụng dụng cụ mỏ vịt đã được bôi trơn để chèn vào âm đạo và tử cung, nhằm quan sát chi tiết hơn về cơ quan sinh dục và tử cung.

KHÁM TRỰC TRÀNG

Bác sĩ sử dụng một hoặc hai ngón tay đeo găng và bôi trơn để thực hiện kiểm tra trực tràng.

Kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, đồng thời kiểm tra có khối u hay không.

Quá trình này giúp bác sĩ đưa ra đánh giá toàn diện về sức khỏe sinh dục của phụ nữ và làm cơ sở cho việc đề xuất các phương pháp điều trị hoặc theo dõi thêm nếu cần.

KHÁM PHỤ KHOA LÀM NHỮNG XÉT NGHIỆM GÌ?

Các xét nghiệm có thể được thực hiện trong quá trình khám phụ khoa bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các bệnh lý như viêm nhiễm, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết tố,…
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện các bệnh lý như viêm nhiễm, nhiễm trùng,…
  • Xét nghiệm dịch âm đạo: Xét nghiệm dịch âm đạo có thể giúp phát hiện các bệnh lý như viêm nhiễm, nhiễm trùng,…
  • Xét nghiệm Pap smear: Xét nghiệm Pap smear giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung, là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
  • Xét nghiệm HPV: Kiểm tra virus HPV gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
  • Xét nghiệm CA- 125: là xét nghiệm để kiểm tra nồng độ protein trong máu, qua đó chẩn đoán xem có ung thư phát triển ở buồng trứng hay không
  • Xét nghiệm nội tiết tố: Giúp kiểm tra lượng hormone quan trọng trong cơ thể như progesterone, estradiol, từ đó có cơ sở để kết luận về vấn đề sinh sản và kinh nguyệt của phụ nữ.

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM PHỤ KHOA?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ từ 6 tháng/lần hoặc ít nhất nên đi khám mỗi năm 1 lần kể từ năm 15 tuổi.

Ngoài ra, chị em cũng nên chủ động đi khám phụ khoa vào những thời điểm sau đây:

  • Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, huyết trắng có màu sắc lạ, kèm theo mùi hôi khó chịu,…
  • Ngoài chu kỳ kinh nguyệt, nếu chị em xuất hiện các cơn đau bụng dữ đội, khó chịu kéo dài liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm thì chị em cũng cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
  • Khi bạn đã từng có quan hệ tình dục thì việc đi khám phụ khoa thường xuyên lại càng rất quan trọng, nhất là khi thường xuyên bị đau âm đạo và không thấy thoải mái khi quan hệ tình dục.
  • Chị em cũng nên đi khám phụ khoa trước khi mang thai, vì qua việc đi khám phụ khoa có thể tầm soát sức khỏe tổng quát chị em trước khi mang thai, từ đó giúp phát hiện những bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé và có phương pháp điều trị trước khi mang thai, để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả thai phụ và thai nhi được tốt nhất cũng như tránh những biến chứng về sau.
  • Trước khi lập gia đình chị em cũng nên đi khám phụ khoa, vì qua quá trình thăm khám chị em sẽ biết được cơ quan sinh dục cũng như sinh sản có bình thường, khỏe mạnh hay có vấn đề bất thường gì không. Từ đó sẽ giúp loại bỏ các vấn đề bệnh lý viêm nhiễm hay các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sinh sản cũng như cuộc sống hôn nhân vợ chồng.
KHÁM PHỤ KHOA GỒM NHỮNG GÌ? QUY TRÌNH KHÁM NHƯ THẾ NÀO VÀ CÓ ĐAU KHÔNG? 5

QUY TRÌNH KHÁM PHỤ KHOA

Sau đây là quy trình khám phụ khoa cơ bản tại các cơ sở y tế mà chị em có thể tham khảo như:

BƯỚC 1: KHAI THÁC THÔNG TIN BỆNH NHÂN

  • Bác sĩ bắt đầu bằng việc thu thập thông tin về chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp, và tiền sử y tế của bệnh nhân.
  • Thăm hỏi về tình trạng bệnh lý, dấu hiệu, và tiền sử bệnh lý để xác định hướng khám phù hợp.

BƯỚC 2: THĂM KHÁM BỘ PHẬN SINH DỤC BÊN NGOÀI

  • Bác sĩ sử dụng tay và mắt để thăm khám bộ phận sinh dục bên ngoài như âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Kiểm tra vùng ngực và bụng để đánh giá có vấn đề nào bất thường không..

BƯỚC 3: KHÁM BỘ PHẬN SINH DỤC BÊN TRONG

Ở bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát và phát hiện những dấu hiệu bất thường ở âm đạo, sau đó bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ khám chuyên dụng giống như chiếc mỏ vịt đưa vào bên trong âm đạo để quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Đồng thời, nếu nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch của âm đạo hoặc mẫu tế bào đem đi xét nghiệm.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để có thể quan sát các bệnh phận bên trong như: Cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng,.. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dành cho những chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục và có gia đình. Còn đối với những chị em chưa có quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để kiểm tra.

BƯỚC 4: THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM

Đưa ra quyết định xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo để có đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe.

BƯỚC 5: TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ

Sau quá trình thăm khám và làm xét nghiệm, dựa vào kết quả bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn. Trong trường hợp bạn mắc bệnh lý nào đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp nhất và lên lịch hẹn tái khám cho người bệnh.

KHÁM PHỤ KHOA CÓ ĐAU KHÔNG

Cảm giác đau khi khám phụ khoa thường xuất hiện ở bước khám âm đạo và cổ tử cung. Nguyên nhân là do khi bác sĩ đưa mỏ vịt vào âm đạo, các cơ âm đạo sẽ co lại để phản ứng lại với vật lạ. Điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau nhẹ.

Tuy nhiên, cảm giác đau này thường chỉ kéo dài trong vài giây và sẽ giảm dần khi bác sĩ đã đưa mỏ vịt vào vị trí. Nếu chị em cảm thấy đau nhiều, bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau.

CHI PHÍ KHÁM PHỤ KHOA

Như vậy, chi phí khám phụ khoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH

Nếu chị em có sức khỏe tốt thì việc thăm khám phụ khoa sẽ diễn ra nhanh chóng, đơn giản hơn nên chi phí khám phụ khoa sẽ không tốn kém. Ngược lại, nếu chị em là người có sức khỏe yếu và mắc bệnh các bệnh lý phụ khoa hay các bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục thì quy trình khám phụ khoa sẽ diễn ra phức tạp và chỉ định làm thêm một số xét nghiệm để việc chuẩn đoán bệnh được chính xác hơn nên chi phí khám phụ khoa sẽ bị tăng cao.

HẠNG MỤC THĂM KHÁM

Hiện nay khám phụ khoa có nhiều hạng mục nhỏ khác nhau và ở mỗi hạng mục sẽ có mức chi phí khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện, triệu chứng chị em đang gặp phải mà chỉ định cho các chị em hạng mục thăm khám phù hợp. Nếu chị em được yêu cầu thực hiện càng nhiều hạng mục thì số tiền mà chị em sẽ phải bỏ ra tốn kém hơn khi phải làm ít hạng mục.

CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT

Để có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh phụ khoa, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh lý phụ khoa. Nên đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu. Một số hạng mục xét nghiệm cần thiết mà người bệnh có thể phải làm đó là: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng,… Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm thích hợp. Do vậy, khi bạn được yêu cầu làm ít xét nghiệm thì mức chi phí mà chị em cần chi trả sẽ thấp hơn so với những chị em phải làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

ĐỊA CHỈ THỰC HIỆN KHÁM CHỮA BỆNH

Yếu tố tiếp theo vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chi phí khám phụ khoa đó là cơ sở y tế khám bệnh. Theo đó, mỗi một địa chỉ khám chữa bệnh sẽ có một mức chi phí khám phụ khoa chênh lệch khác nhau, điều này đồng nghĩa tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng thường sẽ có chi phí khám phụ khoa cao hơn so với những cơ sở y tế kém chất lượng. Nhưng đổi lại, chị em sẽ được thăm khám bệnh bởi những bác sĩ có chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm và hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, từ đó sẽ mang lại kết quả thăm khám chuẩn xác và nhanh chóng nhất.

BÁC SĨ THỰC HIỆN THĂM KHÁM

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến chi phí khám phụ khoa, nếu bạn lựa chọn bác sĩ thăm khám phụ khoa cho mình là những người giỏi, giàu kinh nghiệm chắc chắn số tiền phải bỏ ra là nhiều hơn so với những bác sĩ có ít kinh nghiệm, tay nghề kém. Đổi lại, khi lựa chọn bác sĩ giàu kinh nghiệm bạn sẽ có được kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó giúp việc điều bệnh đại hiệu quả cao hơn.

Tại Việt Nam, chi phí khám phụ khoa cơ bản tại các bệnh viện công thường dao động từ 300.000đ đến 500.000đ. Tại các bệnh viện tư, mức giá khám phụ khoa là khoảng 500.000đ – 1.000.000đ. Chi phí này có thể tăng lên nếu bạn phải làm thêm các xét nghiệm ngoài hoặc giảm đi nếu bạn có bảo hiểm y tế.

Để biết được mức giá cụ thể khám phụ khoa của mình, thì chị em nên đến trực tiếp cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và tư vấn mức chi phí cụ thể.

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, chị em không nên quá lo lắng về cảm giác đau khi khám phụ khoa. Hãy tìm hiểu kỹ về quy trình khám, chọn địa chỉ khám uy tín và giữ tâm lý thoải mái để có trải nghiệm khám phụ khoa tốt nhất.

SIÊU ÂM HÌNH THÁI HỌC LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

SIÊU ÂM HÌNH THÁI HỌC LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT 7

Siêu âm hình thái học là một kỹ thuật được sử dụng để theo dõi sự hình thành và phát triển của thai nhi trong tử cung, thường được thực hiện từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 24 của thai kỳ.

SIÊU ÂM HÌNH THÁI HỌC LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT 9

SIÊU ÂM HÌNH THÁI HỌC LÀ GÌ?

Siêu âm hình thái học là kỹ thuật siêu âm cho phép quan sát hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ, bao gồm cả hình dáng bên ngoài và các cơ quan nội tạng. Kỹ thuật này giúp theo dõi sự hình thành và phát triển của thai nhi, cũng như phát hiện một số dị tật (nếu có).

Ý NGHĨA CỦA KỸ THUẬT SIÊU ÂM HÌNH THÁI HỌC

Dù bạn lần đầu làm mẹ hay đã có con trước đó, siêu âm thai luôn đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các trường hợp như chửa trứng, chửa ngoài tử cung, hoặc mang thai giả. Quá trình siêu âm thai chỉ kéo dài khoảng 10 phút, trong thời gian đó hình ảnh của thai nhi sẽ được ghi lại.

Siêu âm hình thái học không chỉ ghi lại hình ảnh và cử động của thai nhi cho cha mẹ mà còn giúp mẹ bầu dự đoán ngày sinh và phát hiện sớm các bất thường trong quá trình phát triển của bé. Tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ, các phương pháp siêu âm sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

Khi siêu âm thai, các chỉ số phát triển quan trọng bao gồm:

  • Vòng đầu (Head circumference – HC)
  • Đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter – BPD)
  • Vòng bụng (Abdominal circumference – AC)
  • Chiều dài xương đùi (Femur length – FL)
  • Cân nặng thai nhi ước tính (Estimated Fetal Weight – EFW)

Các chỉ số này có giá trị khác nhau tùy theo tuần tuổi thai. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ so sánh với các giá trị chuẩn để đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Các chỉ số khác từ kết quả siêu âm thai bao gồm:

  • Nhịp tim thai: Thông thường, nhịp tim thai dao động trong khoảng 120-160 l/p.
  • Vị trí của bánh rau: Bác sĩ sẽ đánh giá vị trí của bánh rau so với lỗ trong cổ tử cung.
  • Nước ối: Đánh giá số lượng nước ối chủ yếu dựa vào quan sát của bác sĩ siêu âm. Nếu thấy nhiều hoặc ít hơn bình thường, cần đo chỉ số ối hoặc góc lớn nhất.
  • Đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non.
  • Kiểm tra các khối u của tử cung hoặc phần phụ của mẹ.

SIÊU ÂM HÌNH THÁI HỌC CÓ THỂ KIỂM TRA NHỮNG CƠ QUAN NÀO?

Thực hiện siêu âm hình thái học giúp bác sĩ kiểm tra kích thước của thai nhi và một số cơ quan khác trên cơ thể em bé. Mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm này từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Đây được coi là thời điểm vàng để đánh giá cấu trúc và hình thái của thai nhi.

Kiểm tra kích thước đầu của thai nhi: Các cấu trúc trong đầu của bé, chẳng hạn như não và hộp sọ, được kiểm tra kỹ lưỡng. Bác sĩ cũng sẽ đo chu vi vòng đầu của em bé và kiểm tra khuôn mặt để phát hiện các dị tật như sứt môi. Tuy nhiên, dị tật hở hàm ếch thường khó kiểm soát và không thể phát hiện qua siêu âm.

Kiểm tra cột sống: Siêu âm hình thái học giúp bác sĩ kiểm tra cột sống của thai nhi để đảm bảo các đốt sống được bao phủ bởi da và thẳng hàng.

Thành bụng: Kiểm tra xem thành bụng của thai nhi có bao phủ tất cả các cơ quan nội tạng không. Đồng thời, đo vòng bụng để tính chiều cao của bé.

Kiểm tra tim thai nhi: Siêu âm hình thái học có thể kiểm tra tim xem có đủ 4 ngăn không, và liệu các ngăn này có được nối với nhau bằng van tim đóng mở nhịp nhàng theo nhịp tim hay không. Các mạch chính nối với tim cũng được kiểm tra. Nếu có lo lắng về các vấn đề về tim thai, nên siêu âm lại vào tuần thứ 24 để có hình ảnh rõ ràng hơn.

Kiểm tra dạ dày: Dạ dày bình thường nằm ngay dưới tim của em bé và chứa đầy nước ối mà em bé nuốt vào. Siêu âm hình thái học ở tuần thứ 20 sẽ kiểm tra xem thận và bàng quang của em bé có đang hình thành và phát triển bình thường hay không.

Kiểm tra tay chân của thai nhi: Siêu âm sẽ kiểm tra xem bé có đủ tứ chi, bàn tay, bàn chân, ngón tay và ngón chân hay không. Chiều dài của xương đùi cũng sẽ được đo để xác định xem bé có đang phát triển bình thường so với tuổi thai hay không.

Kiểm tra nhau thai: Siêu âm hình thái học giúp xác định vị trí của nhau thai trong tử cung. Nếu nhau thai nằm gần cổ tử cung, bác sĩ sẽ đo khoảng cách và đề nghị thai phụ tái khám ở tuần thứ 32-34 để kiểm tra xem nhau thai có di chuyển ra xa cổ tử cung hay không.

Kiểm tra dây rốn: Siêu âm hình thái học giúp đếm số lượng mạch máu trong dây rốn, thường là hai động mạch và một tĩnh mạch.

Kiểm tra nước ối: Siêu âm giúp kiểm tra lượng nước ối có ở mức bình thường hay không, và có thể phát hiện các vấn đề như đa ối hoặc thiếu nước ối.

SIÊU ÂM HÌNH THÁI HỌC LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT 11

SIÊU ÂM HÌNH THÁI HỌC CÓ THỂ PHÁT HIỆN NHỮNG DỊ TẬT NÀO CỦA THAI NHI?

Mặc dù một số dị tật bẩm sinh có thể được phát hiện qua siêu âm hình thái học, nhưng không phải tất cả đều như vậy. Các dị tật bao gồm sứt môi, khe hở thành bụng, các vấn đề về tim, thiếu thận, thai vô sọ, thoát vị cơ hoành, nứt đốt sống, loạn sản xương, hội chứng Edwards (T18), hội chứng Patau (T13),…

Tuy nhiên, không phải tất cả các dị tật của thai nhi đều có thể được phát hiện bằng siêu âm hình thái học. Sau 18-20 tuần, tỷ lệ phát hiện dị tật bằng kỹ thuật này là khoảng 40-70%. Các vấn đề di truyền như hội chứng Down thường không được phát hiện bằng siêu âm. Do đó, nếu lo ngại về các rối loạn di truyền, bạn nên thảo luận với bác sĩ để làm các xét nghiệm sàng lọc khác như chọc dò màng ối.

Kỹ thuật siêu âm này cũng có những hạn chế như sau:

  • Kết quả siêu âm có thể chỉ ra rằng thai nhi phát triển bình thường, nhưng không thể đảm bảo tuyệt đối rằng em bé sẽ không có bất kỳ vấn đề nào khi sinh ra.
  • Một số dị tật có thể không rõ ràng vào giai đoạn thai kỳ trễ hơn, khiến cho chúng không thể được phát hiện sớm thông qua siêu âm hình thái học.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Siêu âm hình thái học là gì?

Siêu âm hình thái học sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh chi tiết về thai nhi, bao gồm cả hình dáng bên ngoài và các cơ quan nội tạng bên trong. Kỹ thuật này giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi, theo dõi các dấu hiệu bất thường và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh.

2. Khi nào nên thực hiện siêu âm hình thái học?

Thời điểm lý tưởng để thực hiện siêu âm hình thái học là từ tuần 20 đến 24 của thai kỳ. Đây là giai đoạn thai nhi đã phát triển đủ lớn để có thể quan sát rõ ràng các chi tiết hình thái. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm hình thái học sớm hơn hoặc muộn hơn tùy vào mục đích cụ thể.

3. Siêu âm hình thái học có an toàn cho thai nhi không?

Siêu âm hình thái học được sử dụng sóng âm với cường độ thấp và đã được chứng minh là an toàn cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện kỹ thuật này.

4. Siêu âm hình thái học có thể phát hiện những dị tật nào?

Siêu âm hình thái học có thể phát hiện nhiều loại dị tật bẩm sinh khác nhau, bao gồm:

  • Dị tật tim mạch: Thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp van động mạch chủ,…
  • Dị tật ống thần kinh: Nứt đốt sống, thoát vị não úy,…
  • Dị tật hệ tiết niệu: Dị tật thận, bàng quang,…
  • Dị tật chi: Chân tay khoèo, ngón tay/chân thừa,…
  • Dị tật sọ mặt: Sứt môi, hở hàm ếch,…

5. Sau khi siêu âm hình thái học, cần lưu ý gì?

Sau khi siêu âm hình thái học, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

KẾT LUẬN

Mặc dù siêu âm hình thái học có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh, không phải tất cả các vấn đề có thể được nhìn thấy thông qua phương pháp này. Tuy nhiên, nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các bậc cha mẹ và đội ngũ y tế để chuẩn bị cho việc chăm sóc sức khỏe của em bé.

Việc thực hiện siêu âm hình thái học cần được kết hợp với các phương pháp kiểm tra khác như xét nghiệm sàng lọc để đảm bảo phát hiện sớm và chăm sóc tốt nhất cho thai nhi và mẹ bầu. Đồng thời, việc thảo luận và hỏi ý kiến của bác sĩ về kết quả siêu âm là rất quan trọng để có được thông tin và hỗ trợ cần thiết trong quá trình thai kỳ.