Vì sao phụ nữ muốn dưỡng sinh phải dưỡng Gan đầu tiên?

Vì sao phụ nữ muốn dưỡng sinh phải dưỡng Gan đầu tiên? 1

Trong tác phẩm Lâm chứng chỉ nam y án, Diệp Thiên Sĩ viết rằng “Nữ tử ỷ can vi tiên thiên dã”, có nghĩa “gan” là cái gốc của phụ nữ. Hầu hết hoạt động sinh lý của phụ nữ đều liên quan mật thiết tới gan, bởi vì phụ nữ thuộc âm, lấy máu làm gốc.

Nhiều người thắc mắc: Vì sao gan lại liên quan mật thiết đến khí huyết như vậy? Sự chuyển hóa của khí huyết được quyết định bởi tỳ vị, mà máu được vận chuyển nhờ lực bơm từ tim, nhưng điều này thì liên quan gì đến gan?

Theo quan điểm Đông y, gan được coi là nơi dự trữ máu. Vào buổi tối hoặc khi chúng ta nằm nghỉ, máu được lưu trữ ở gan. Điều này giúp duy trì một nguồn máu ổn định và sẵn sàng khi cơ thể cần. Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa và lưu trữ các chất dinh dưỡng từ máu. Các chất dinh dưỡng này sau đó được phát tán và cung cấp cho cơ thể khi cần thiết. Quá trình này giúp duy trì sự cân bằng trong khí huyết và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nếu gan có vấn đề, chức năng dự trữ máu sẽ suy yếu, dẫn tới tình trạng hao tổn máu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của con người.

Vì sao phụ nữ muốn dưỡng sinh phải dưỡng Gan đầu tiên? 3

Ngoài ra gan cũng được liên kết với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Kinh nguyệt của phụ nữ được sinh ra từ một phân của xung mạch (huyết hải). Lượng kinh nguyệt không chỉ liên quan tới thận khí, mà còn có quan hệ mật thiết với can huyết. Mọi người đều biết kinh nguyệt quan trọng với phụ nữ như thế nào, nhưng ít ai thực sự tìm hiểu thấu đáo. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thì huyết âm dễ tiêu hao. 

Thậm chí trong thai kỳ, tuy đã ngừng kinh nhưng vẫn cần tiêu hao huyết âm để nuôi dưỡng thai nhi. Sau khi sinh nở, máu cũng đóng vai trò quan trọng là giúp vận chuyển prolactin kích thích sản sinh ra sữa. Nếu gan không hoạt động đúng cách, có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone và các quá trình sinh sản dễ gây ra các bệnh phụ khoa. Nhìn chung, nếu máu trong gan dồi dào, phụ nữ sẽ ít mắc các bệnh phụ khoa hơn.

Vì sao phụ nữ muốn dưỡng sinh phải dưỡng Gan đầu tiên? 5

Mặc dù các vấn đề về gan ít ảnh hưởng tới dáng vóc, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến sắc mặt phụ nữ mà chỉ cần nhìn ngoại hình cũng thấy được. Trong ngũ hành, gan thuộc mộc, tỳ thuộc thổ, mộc khắc thổ, nếu can khí quá dư thừa sẽ ảnh hưởng tới tỳ vị, khiến da mặt vàng đi; mặt khác, nếu can khí ứ đọng, da mặt sẽ sẫm màu, xuất hiện các vết thâm nám. Nếu tỳ vị hư nhược, phụ nữ sẽ nhanh già, biểu hiện cụ thể như dáng dấp xập xệ, mặt mũi hốc hác, da vàng, rụng tóc, v.v. Vì vậy, nếu thấy da mình vàng sẫm nhưng không có các triệu chứng tỳ hư, thì khả năng cao là gan đang có vấn đề.

Tóm lại, bất cứ thời điểm nào trong đời, phụ nữ cũng cần hết sức chú ý đến việc dưỡng gan. Dù đang khỏe mạnh thế nào, tôi cũng hy vọng bạn tìm hiểu thêm kiến thức để chăm sóc gan của bản thân.

 Những điều cần ghi nhớ:

  • Gan là cơ quan dự trữ máu, rất nhiều hoạt động sinh lý ở nữ giới đều cần sử dụng máu, bởi vậy phụ nữ muốn giữ gìn nhan sắc cần dưỡng gan và bổ sung máu.
  • Tỳ vị hư nhược sẽ khiến phụ nữ nhanh già, biểu hiện cụ thể như vóc dáng xập xệ, mặt mũi hốc hác, da vàng, rụng tóc, v.v…
  • Trong mọi giai đoạn của cuộc đài, phụ nữ đều cần chú ý chăm sóc gan.

Gà đen hấp địa kỷ- Dưỡng can huyết từ gốc

Gà đen hấp địa kỷ- Dưỡng can huyết từ gốc 7

Bài viết này sẽ giới thiệu đến những chị em phụ nữ đang trải qua tình trạng can huyết hư và đang thực hiện chế độ thực liệu hằng ngày một món ăn có lợi: gà đen hấp địa kỷ (địa hoàng và câu kỷ tử). Một bác sĩ đã giới thiệu món ăn này cho một phụ nữ trung niên, cô buột miệng hỏi: “Không phải địa hoàng dùng để bổ thận à?” Nhiều người đều biết Lục Vị Địa Hoàng Hoàn dùng để tư âm bổ thận, nhưng điều này không hề mâu thuẫn với dưỡng gan.

Địa hoàng được chia thành hai loại: sống và chín. Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng thục địa tức địa hoàng chín. Nếu bạn từng nhìn thấy thục địa, bạn sẽ nhận ra rằng nó có màu đen sậm, được chế biến bằng cách ngâm địa hoàng trong rượu vàng hoặc rượu trắng chất lượng tốt, sau đó hấp và phơi khô. Làm như vậy chín Tân (cửu chưng cửu sái) mới cho ra một mẻ thục địa hoàn chỉnh, có màu đen, trông bóng dầu, sờ thấy mịn và hơi dính tay. Địa hoàng với tính chất này có chức năng chính là tư âm, đặc biệt là tư bổ âm thận.

Gà đen hấp địa kỷ- Dưỡng can huyết từ gốc 9

Ngày xưa, đôi khi người ta dùng địa hoàng tươi ép ra lấy nước để chữa một số bệnh khẩn cấp như say nắng hay hư thoát vào mùa hè. Dù thục địa gắn liền với chức năng tư âm cho thận, nhưng khi chúng ta cảm thấy âm dịch không đủ, thận âm hư hoặc can huyết hư, can âm hư, đều có thể sử dụng vị thuốc này. Gan được coi là thuộc mộc, còn thận thuộc thủy, trong hệ thống ngũ hành thì thủy sinh mộc. Do đó, thận tinh được xem là nguồn gốc của can huyết. Để bổ sung máu gan, có thể bắt đầu từ việc kích thích và cải thiện chức năng của thận. Khi thận tinh đủ, cơ thể sẽ tự sản xuất nhiều can huyết hơn. Việc duy trì giấc ngủ đúng giờ cũng đóng vai trò quan trọng, giúp hạn chế sự tiêu hao máu gan và đồng thời việc bổ thận ở đây không chỉ là cải thiện triệu chứng mà còn là một phương pháp chữa trị từ cội nguồn.

Nguyên liệu cho gà đen hấp địa kỷ gồm: 18g thục địa, 15g câu kỷ tử, khoảng 750g gà đen, muối (tùy khẩu vị). Sau khi xử lý gà, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch, nhồi câu kỷ tử và thục địa vào bụng gà, đặt vào đĩa, thêm muối vừa ăn rồi đem hấp chín . 

Gà đen hấp địa kỷ- Dưỡng can huyết từ gốc 11

Món ăn này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc bồi bổ thận tinh và nuôi dưỡng can huyết. Nó hỗ trợ hiệu quả trong điều trị các triệu chứng thận âm hư như ngũ tâm phiền nhiệt và các biểu hiện của can huyết hư như mắt khô, da dẻ nhợt nhạt. Đối với những người phụ nữ đang trải qua tình trạng thận âm hư, món ăn này có thể là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng, giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, không chỉ dành riêng cho phụ nữ, cánh mày râu cũng có thể sử dụng món ăn này để bổ thận âm. 

Chú ý, đặc tính dính và nhờn của thục địa sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của dương khí trong cơ thể làm cho thục địa khó tiêu hóa và dễ gây tổn thương đến tỳ vị. Trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh, và dương khí của tỳ vị đủ, việc sử dụng thục địa có thể không tạo ra nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nếu tỳ vị yếu hoặc dương khí trong cơ thể suy giảm, sử dụng thục địa có thể dễ dẫn đến tình trạng tỳ hư.

Nếu sau khi sử dụng thục địa, bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày, trướng bụng, đây có thể là dấu hiệu của chức năng tỳ vị giảm sút. Trong trường hợp này, việc không nên sử dụng quá nhiều thục địa là quan trọng. Thường thì, bác sĩ hoặc người chuyên môn sẽ kết hợp với bài thuốc khác, bổ sung các vị thuốc có tác dụng bồi bổ tỳ vị để giảm thiểu các vấn đề tiêu hóa và hỗ trợ chức năng tỳ vị.

Thêm vào đó, phụ nữ mắc chứng can khí uất kết cần giải quyết triệt để vấn đề uất kết trước khi áp dụng món ăn này để dưỡng can huyết. Vì thục địa có tác dụng thu liễm, mặc dù không mạnh mẽ, nhưng vẫn không lợi cho việc giải phóng uất kết trong cơ thể. Do đó, trước khi tích hợp món ăn này vào chế độ dinh dưỡng, quan trọng là phải xử lý vấn đề uất kết một cách toàn diện.

Cuối cùng, mọi người cần lưu ý rằng mặc dù món ăn này có thể hỗ trợ tư âm và dưỡng huyết, nhưng không nên sử dụng một cách tùy tiện nếu chưa hiểu rõ về tình trạng tỳ vị của bản thân và có thể có uất kết hay không. Việc tìm kiếm sự tư vấn từ người chuyên môn như bác sĩ hoặc thầy thuốc là quan trọng, để đảm bảo an toàn và chắc chắn rằng món ăn được tích hợp đúng cách và không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của người sử dụng. Bạn nên tìm đến người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Những điều cần ghi nhớ:

  • Gà đen hấp địa kỷ là món ăn tốt giúp khắc phục tình trạng can huyết hư. Nguyên liệu bao gồm: 18g thục địa. 15g câu kỷ tử, khoảng 750g gà đen, muối(tùy khẩu vị). Cách làm: xử lý gà, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch, nhồi câu kỷ tử và thục địa vào bụng gà, đặt lên dĩa, thêm muối vừa ăn rồi hấp chín.
  • Sau khi sử dụng thục địa, nếu cảm thấy khó chịu ở dạ dày, trướng bụng thì đây có thể là dấu hiệu của chức năng tỳ vị giảm sút. Trong trường hợp này, không nên sử dụng quá nhiều thục địa.
  • Mặc dù món ăn này có thể hỗ trợ tư âm và dưỡng huyết, nhưng không nên sử dụng một cách tùy tiện nếu chưa hiểu rõ về tình trạng tỳ vị của bản thân và có thể có uất kết hay không.