SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 1

Suy hô hấp là một trong những tình trạng nguy hiểm và khó lường nhất hiện nay. Chúng có thể xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước nhưng cũng có khi nó xảy ra một cách từ từ nên nhiều người bệnh chủ quan cho đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn.

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 3

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ?

Suy hô hấp là một tình trạng y tế mà trong đó sự hoạt động của hệ thống hô hấp – bao gồm phổi, phế quản, và các cơ quan liên quan khác – bị suy giảm. Điều này có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm nhiễm, tổn thương, hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.

DẤU HIỆU SUY HÔ HẤP

Triệu chứng m suy hô hấp diễn ra nhanh, nguy hiểm, mức độ cũng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương phổi và cơ quan liên quan. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

TRIỆU CHỨNG Ở NHỊP THỞ

  • Thở nhanh hơn do tăng CO2 và giảm Oxy trong máu.
  •  Sự co bóp của cơ hô hấp, thấy rõ hõm trên xương ức và khoảng không giữa sườn.
  •  Ở trẻ nhỏ có thể thấy cánh mũi phập phồng.
  •  Trường hợp suy hô hấp do liệt thì tần số thở thường giảm, biên độ hô hấp yếu.

TRIỆU CHỨNG TUẦN HOÀN

  •   Mạch nhanh.
  •   Tăng cung lượng tim.
  •    Các cơn tăng huyết áp, có thể loạn nhịp trên thất.

TRIỆU CHỨNG TÍM TÁI

  •  Xuất hiện ở mặt, môi, chân, đầu ngón tay hoặc toàn thân.
  •  Tím tái kết hợp với tăng carbonic trong máu, giãn mạch đầu chi, và vã mồ hôi.

TRIỆU CHỨNG SUY TIM

  • Trong các đợt cấp của suy hô hấp mạn tính, xuất hiện dấu hiệu gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương, tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên.

TRIỆU CHỨNG THẦN KINH

  • Chỉ xuất hiện trong suy hô hấp nặng.
  •  Bao gồm vật vã, kích thích, rối loạn tri giác, hôn mê, lơ mơ.

Các triệu chứng này cần được nhận biết và điều trị kịp thời để ngăn chặn tình trạng suy hô hấp tiến triển và nguy hiểm cho sức khỏe.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP

Nguyên nhân gây ra hội chứng suy hô hấp có thể phân chia thành hai nhóm chính là nguyên nhân tại phổi và nguyên nhân bên ngoài phổi.

NGUYÊN NHÂN TẠI PHỔI

  • Viêm phổi nặng: Thường gặp nhất, do vi khuẩn (như liên cầu, phế cầu Haemophilus Influenzae) hoặc virus (như SARS, cúm A H5N1).
  • Ngạt nước: Gây tổn thương màng surfactant và giảm khả năng hô hấp ở phổi.
  • Sử dụng ma túy: Tiêm, hít heroin hoặc sử dụng dạng ma túy khác.
  • Trào ngược dịch dạ dày: Xảy ra ở bệnh nhân say rượu, hôn mê, dịch dạ dày chứa acid trào lên phổi gây tổn thương.
  • Chấn thương lồng ngực nặng: Đụng hoặc đập phổi.
  • Phù phổi: Do tái tạo máu sau ghép phổi hoặc lấy huyết khối mạch phổi.

NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI PHỔI

  • Chấn thương khác: Gãy xương nhiều, bỏng nặng, chấn thương đầu.
  • Truyền máu lượng lớn.
  • Nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn.
  • Thông nối tim phổi.
  • Dùng thuốc quá liều.
  • Viêm tụy cấp nặng.
  • Đông máu nội mạch lan tỏa.

Các nguyên nhân này làm cho hệ thống hô hấp bị suy yếu, gây ra các triệu chứng suy hô hấp và cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

SUY HÔ HẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 5

ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP CẤP NHƯ THẾ NÀO?

Đối với bệnh nhân suy hô hấp, cần được cấp cứu và thực hiện các biện pháp hồi sức hô hấp ngay lập tức, càng khẩn trương thì cơ hội sống bệnh nhân càng cao.

DẪN LƯU MÀNG PHỔI

Được chỉ định trong các hội chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất và tràn máu, tràn dịch màng phổi. Trường hợp vỡ, rách phế quản, có tràn khí màng phổi lớn, dẫn lưu không có hiệu quả thì phải cấp tốc can thiệp phẫu thuật và đặt ống Carlens hoặc nội phế quản để mổ.

KHAI THÔNG ĐƯỜNG DẪN KHÍ

Các thủ thuật gồm móc mồm, mũi, họng, lau sạch, hút sạch đất, cát, bùn, thức ăn, máu v.v… Nâng hàm, đặt canuyn Mayo để nâng lưỡi, đặt đầu thật ngửa ra đằng sau hoặc kéo lưỡi ra ngoài khi lưỡi bị tụt. Luồn dây polyten qua màng giáp nhẫn. Hút đờm rãi, máu mủ trong khí – phế quản. Đặt nội khí quản, mở khí quản.

MỞ KHÍ QUẢN

Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có trở ngại ở đường hô hấp trên mà các phương pháp trên không giải quyết được hoặc phải thở máy dài ngày.

ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

Có 2 phương pháp đặt nội khí quản: qua mồm và qua mũi. Phương pháp qua mồm dễ đặt và nhanh, nhưng phải dùng đèn soi thanh quản. Đặt qua mũi có thể làm mà không cần đèn soi, có thể để lâu hơn.

HỖ TRỢ HÔ HẤP, HÔ HẤP NHÂN TẠO

Được thực hiện trên những bệnh nhân bị giảm thông khí. Có nhiều phương pháp như thổi ngạt và thở máy.

OXY LIỆU PHÁP

Sử dụng các phương pháp thở oxy như qua mặt nạ, qua lỗ thông đặt ở mũi, trong lều hoặc lồng ấp và thở oxy cao áp. Đây là phương pháp phổ biến và hữu dụng nhất trong giai đoạn đầu của suy hô hấp.

RỬA PHẾ QUẢN

Thực hiện để làm sạch phế quản và giúp loại bỏ đờm hoặc dịch nhầy trong đường hô hấp. Phương pháp này thường được kết hợp với tẩm quất vùng ngực và các biện pháp khác để hỗ trợ loại bỏ đờm một cách hiệu quả.

CHỐNG NHIỄM TOAN

Sử dụng các dung dịch kiềm như natri bicacbonat hoặc THAM để chống nhiễm toan trong trường hợp cần thiết

CÁC THUỐC KÍCH THÍCH HÔ HẤP

Chỉ được chỉ định sau khi đường hô hấp của bệnh nhân được thông suốt và bệnh nhân phải được thở oxy.

SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH

Thuốc kháng sinh được sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp COPD có bằng chứng nhiễm khuẩn. Điều này giúp điều trị và ngăn ngừa sự lan rộng của vi khuẩn, cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

PHÒNG TRÁNH SUY HÔ HẤP

Để phòng tránh suy hô hấp cấp tính, có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế hút thuốc lá: Khói thuốc lá có thể gây tổn thương cho phổi và làm tăng nguy cơ mắc suy hô hấp cấp tính. Việc ngừng hút thuốc hoặc giảm cường độ hút thuốc là cách hiệu quả nhất để bảo vệ phổi.
  • Sớm điều trị nhiễm trùng đường hô hấp: Khi xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, ho, và tăng tiết dịch nhầy, nên thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ điều trị: Nếu đã được chẩn đoán mắc suy hô hấp cấp tính, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn. Việc tuân thủ điều trị giúp duy trì sức khỏe của tim và phổi.
  • Duy trì hoạt động thể chất: Thực hiện các hoạt động vận động thể chất thích hợp như tập thể dục định kỳ và đi bộ hàng ngày để tăng cường chức năng phổi và duy trì sức khỏe toàn diện.

Việc thực hiện những biện pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc suy hô hấp cấp tính và bảo vệ sức khỏe của phổi.

Nếu được điều trị tốt, sau vài ngày, sức khỏe của bệnh nhân sẽ tiến triển tốt, mạch, huyết áp ổn định cùng với sắc mặt hồng hào. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi và điều trị nguyên nhân, tránh hội chứng suy hô hấp tái phát gây nguy hiểm.

BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH – NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý

BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH - NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý 7

Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những bất lợi cho sức khỏe, do đó nhiều bác sĩ đã khuyến cáo các bậc cha mẹ nên bổ sung vitamin D với liều lượng tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ. Vậy bổ sung vitamin D bằng cách nào?

BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH - NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý 9

CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN D3 VỚI TRẺ SƠ SINH

Vitamin D3 là một loại vitamin tan trong dầu, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Cụ thể, vitamin D3 có những công dụng sau:

HỖ TRỢ HẤP THỤ CANXI VÀ PHỐT PHO

Vitamin D3 giúp kích hoạt enzyme giúp ruột non hấp thụ canxi và phốt pho từ thức ăn. Canxi và phốt pho là hai khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương, răng của trẻ. Thiếu vitamin D3 có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng,…

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH

Vitamin D3 giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp trẻ ít bị ốm vặt.

CHUYỂN HÓA HỢP CHẤT VÔ CƠ

Vitamin D3 giúp chuyển hóa hợp chất vô cơ, nhất là canxi và photpho.

TÁI HẤP THỤ CANXI TRONG THẬN

Vitamin D3 giúp tái hấp thụ canxi trong thận, góp phần chính vào quá trình canxi hóa sụn.

THỜI ĐIỂM BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH

Trẻ sơ sinh cần được bổ sung vitamin D3 từ ngay sau khi chào đời, dù bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức. Việc làm này sẽ giúp trẻ có được nền tảng phát triển khỏe mạnh và sự chắc khỏe cho hệ cơ xương trong tương lai.

Thời điểm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh tốt nhất là bữa sữa sáng vì D3 tan tốt trong sữa, giúp hấp thu dễ dàng và cũng tránh được tình trạng mẹ quên bổ sung cho con sau một ngày bận rộn.

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ sau khi trẻ chào đời đến hết 2 tuổi. Thời gian sau đó, trẻ đã tham gia được nhiều các hoạt động ngoài trời hơn hay không có biểu hiện còi xương thì không cần bổ sung nữa.

BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Năm 2008, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng vitamin D chung và không có khuyến cáo dành riêng cho vitamin D3, do đó bố mẹ có thể tham khảo khuyến cáo này như sau:

  • Tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên nhận được tối thiểu 400 IU vitamin D mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung.
  • Bố mẹ cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức có lượng vitamin D đầy đủ thông qua sữa nên có thể không cần bổ sung thêm.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần, cũng như trẻ em và thanh thiếu niên tiêu thụ ít hơn 01 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày thì nên bổ sung thêm 400 IU vitamin D mỗi ngày.
BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH - NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý 11

LIỀU LƯỢNG BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH

Đối với trẻ 0 – 1 tuổi thì liều lượng vitamin D giới hạn là 1.000 – 1.500 IU/ngày nhưng để an toàn thì tốt nhất nên cho trẻ dùng với liều 400 IU như đã được khuyến cáo.

Nếu bổ sung dư thừa vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng:

  • Trẻ bị nôn trớ, bỏ bú.
  • Bị tăng canxi huyết.
  • Sỏi thận.
  • Tổn thương tim mạch.
  • Vôi hóa mạch máu.
  • Không chịu chơi đùa, vận động, mệt mỏi.

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên cần dừng ngay việc bổ sung vitamin D3 để đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA VITAMIN D3

Vitamin D3 ở liều bình thường hầu như không có tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ sớm nhất có thể.

Thực tế, việc có quá nhiều vitamin D có thể gây tăng mức canxi trong máu. Hãy đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về mức vitamin D/canxi cao như buồn nôn/nôn, táo bón, biếng ăn, tăng khát nước, tăng đi tiểu, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi bất thường.

Phản ứng dị ứng rất hiếm khi xảy ra khi sử dụng vitamin D3. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa /sưng (đặc biệt là mặt, lưỡi, cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở thì bạn cần đến ngay cơ sở Y tế để được cấp cứu kịp thời.

LƯU Ý KHI CHỌN VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH

LỰA CHỌN DẠNG BÀO CHẾ

Vitamin D3 có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên nang, siro,… Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên ưu tiên chọn dạng nhỏ giọt. Dạng nhỏ giọt tiện lợi và dễ pha vào thức ăn hoặc nước uống của trẻ. Không những thế, dạng nhỏ giọt còn giúp cha mẹ dễ bổ sung đúng liều lượng để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu vi chất ở trẻ.

CHỌN THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Thị trường hiện có nhiều loại vitamin D3 được bán rộng rãi nên cha mẹ sẽ choáng ngợp và khó lựa chọn. Bằng cách tin vào những thương hiệu uy tín, mẹ có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Cha mẹ nên tìm hiểu về thương hiệu vitamin D3 mà mình định mua, xem họ có uy tín hay không, sản phẩm của họ có được nhiều người tin dùng hay không.

KIỂM TRA HẠN SỬ DỤNG

Khi mua bất cứ sản phẩm vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nào cha mẹ cũng cần đọc kỹ thông tin về hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm để tránh mua phải sản phẩm quá hạn dùng. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên mua sản phẩm bị sách, cũ, không rõ ràng về hạn sử dụng.

CHỌN SẢN PHẨM KHÔNG CHỨA CHẤT TẠO MÀU, CHẤT TẠO NGỌT VÀ CHẤT BẢO QUẢN

Do ở độ tuổi sơ sinh, cơ thể trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ và chưa hoàn thiện, nhất là gan và thận. Vì thế, dù bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh hay bất cứ sản phẩm gì cũng cần chọn sản phẩm có thành phần an toàn, nguồn gốc tự nhiên để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hoặc tổn thương cho gan và thận. Cha mẹ nên chọn sản phẩm vitamin D3 không chứa chất tạo màu, chất tạo ngọt và chất bảo quản.

Để bổ sung vitamin D3 an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định liều lượng vitamin D3 phù hợp với nhu cầu của bạn và theo dõi các tác dụng phụ nếu có.